Skip to main content
Joseph Tiem
  • 098993051

Joseph Tiem

Phân tích số 91 của Thông điệp Fratelli Tutti
Research Interests:
Trong thời gian đầu học lớp Tu đức của Đại Chủng Viện Hà Nội năm 2016, tôi được các cha giáo giới thiệu và khuyên đọc trực tiếp những tác phẩm thiêng liêng của một số vị thánh, trong đó có tác phẩm Tự Thuật (Confessiones) của thánh... more
Trong thời gian đầu học lớp Tu đức của Đại Chủng Viện Hà Nội năm 2016, tôi được các cha giáo giới thiệu và khuyên đọc trực tiếp những tác phẩm thiêng liêng của một số vị thánh, trong đó có tác phẩm Tự Thuật (Confessiones) của thánh Augustinô. Mặc dù đã ngấu nghiến và nghiền ngẫm tác phẩm này, nhưng tôi vẫn thấy nhiều chỗ vượt ra ngoài khả năng và kiến thức của mình. Tuy nhiên, càng đọc đi đọc lại Tự Thuật, tôi lại càng cảm thấy yêu mến và khâm phục tác giả. Tôi ra sức tìm hiểu thêm về ngài, và biết được ngài quả là một vị đại thánh, một giáo phụ lỗi lạc, một nhà hộ giáo bảo vệ đức tin cho đến hơi thở cuối cùng. Từ khâm phục đến mến mộ, tôi đã thầm chọn thánh Augustinô là người bảo trợ cho việc đào tạo tri thức của mình. Từ đó, tôi vẫn cầu nguyện với thánh nhân và tâm sự với ngài về những thăng trầm trong bước đường học vấn.
Thời gian thấm thoát trôi, đã qua 8 năm và đây là năm cuối cùng tôi học trong Chủng Viện, tôi vẫn thấy mình mắc nợ thánh Augustinô một món nợ lớn. Kể từ năm học Thần I, khi được cha giáo Giacôbê Đỗ Huy Nghĩa giảng dạy môn Giáo Phụ học, tôi đã lên ý tưởng về bài luận văn và xin ngài hướng dẫn. Tôi coi bài luận văn ra trường này như là cơ hội để một lần nữa đào sâu thêm tư tưởng của thánh nhân, đồng thời, cũng là cơ hội để tôi có thể giới thiệu cho mọi người về một nhân vật trổi trang trong Giáo Hội, cũng như về một tác phẩm trong kho tàng chước tác của ngài.
Research Interests:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn chủ đề cho mùa chay năm nay là: ‘Xuyên qua sa mạc, Thiên Chúa dẫn chúng ta đến tự do.’ Câu chủ đề này đặt chúng ta vào hiện tại là sa mạc để đạt tới tự do nơi tương lai tất yếu sẽ tới. Tuy nhiên trong sứ... more
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn chủ đề cho mùa chay năm nay là: ‘Xuyên qua sa mạc, Thiên Chúa dẫn chúng ta đến tự do.’ Câu chủ đề này đặt chúng ta vào hiện tại là sa mạc để đạt tới tự do nơi tương lai tất yếu sẽ tới. Tuy nhiên trong sứ điệp mùa chay, Đức Giáo Hoàng cũng ghi nhận một yếu tố có liên quan đến quá khứ: ‘Giống như Israel trong sa mạc vẫn bám chặt lấy Ai Cập – thực ra, họ thường luyến tiếc quá khứ và lẩm bẩm chống lại Đức Chúa và chống lại ông Môsê – thì ngày nay dân Chúa cũng mang trong lòng những mối ràng buộc đè nặng tâm hồn mà họ phải chọn từ bỏ. Chúng ta nhận ra điều đó khi chúng ta thiếu hy vọng và lang thang trong cuộc sống như thể đang ở một vùng đất hoang vắng, không có một miền đất hứa để cùng nhau hướng đến.’
Vì thế, trong ba ngày trọn của đợt tĩnh tâm ra trường, chúng ta cùng chia sẻ với nhau ba chủ đề lớn liên quan tới ba cột mốc thời gian của hành trình sống đức tin và ơn gọi: Quá khứ của nô lệ - Hiện tại của sa mạc - Tương lai của tự do.
Research Interests:
Trình bày nội dung đức tin Công Giáo một cách đơn giản và súc tích cho các bạn trẻ
Research Interests:
Triết học đệ nhất mà Aristote chủ trương là triết học lấy hữu thể làm đối tượng, một bộ môn khoa học về “hữu thể xét là hữu thể”.
Research Interests:
Suy tư tản mạn về câu "Cứ yêu đi rồi làm gì thì làm" (Ama et fac quod vis), trích trong tác phẩm Chú giải thư thứ nhất của thánh Gioan, VII, 8.
Research Interests:
Một bài giảng thực tập trong môn Giảng Thuyết của tôi!
Research Interests:
Suy tư tản mạn về câu nói của Thánh Augustinô: "Qui bene cantat bis orat". Phương pháp truy tầm ý nghĩa của một trích dẫn luôn được khởi đi từ chính bản văn gốc mà nó xuất hiện, để có thể hiểu nghĩa gốc của nó, chính xác bao nhiêu có... more
Suy tư tản mạn về câu nói của Thánh Augustinô: "Qui bene cantat bis orat".
Phương pháp truy tầm ý nghĩa của một trích dẫn luôn được khởi đi từ chính bản văn gốc mà nó xuất hiện, để có thể hiểu nghĩa gốc của nó, chính xác bao nhiêu có thể. Bước tiếp theo là xem xét những bản văn khác có thế giá đã lấy lại trích dẫn đó, để có thể hiểu những nghĩa mà nó đã được hiểu và áp dụng trong lịch sử. Dĩ nhiên, các tài liệu được truy nguyên phải ở chính ngôn ngữ gốc, nhằm bảo đảm tính trung thực và khách quan nhất.
Research Interests:
“Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9), đó là mặc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Thầy hãy làm sáng tỏ chân lý trên.
Research Interests:
Học thuyết về Ơn tiền định của thánh Augustinô thường bị hiểu một cách phiến diện, thậm chí là bị lên án. Vì thế, với nỗ lực có thể hiểu đúng hơn về Ơn tiền định theo quan điểm của thánh Augustinô, và trong điều kiện cho phép, bài viết... more
Học thuyết về Ơn tiền định của thánh Augustinô thường bị hiểu một cách phiến diện, thậm chí là bị lên án. Vì thế, với nỗ lực có thể hiểu đúng hơn về Ơn tiền định theo quan điểm của thánh Augustinô, và trong điều kiện cho phép, bài viết xin được trình bày khái quát chủ đề này qua ba phần. Trước hết, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bối, cảnh tức là về: (1) Nguồn gốc của thuyết tiền định và sự ảnh hưởng. Sau đó, là phần trình bày về (2) Học thuyết tiền định của thánh Augustinô và chống lạc giáo Pêlagiô. Và sau cùng là một vài điều (3) Phản tỉnh và áp dụng.
Research Interests:
Câu 1. Trình bày giáo huấn luân lý của Đức Giêsu trong các Tin Mừng Nhất Lãm và Giáo Hội sơ khai. Câu 2. Động cơ noi gương Đức Kitô có liên hệ gì với việc sống tư cách con cái Thiên Chúa cũng như sống tinh thần cộng đoàn trong đạo đức học... more
Câu 1. Trình bày giáo huấn luân lý của Đức Giêsu trong các Tin Mừng Nhất Lãm và Giáo Hội sơ khai.
Câu 2. Động cơ noi gương Đức Kitô có liên hệ gì với việc sống tư cách con cái Thiên Chúa cũng như sống tinh thần cộng đoàn trong đạo đức học Kitô Giáo?
Câu 3. Mục tiêu bản thân mỗi người được cứu độ có liên quan thế nào với mục tiêu tôn vinh Thiên Chúa và xây dựng Nước Trời.
Câu 4. Trình bày những quan điểm thần học về luật tự nhiên và những đặc tính của luật tự nhiên?
Câu 5. Căn cứ vào Kinh Thánh để làm nổi bật bản chất của lương tâm, sau đó nói nên nguồn gốc và sự phát triển của lương tâm.
Câu 6. Trình bày khái niệm và những yếu tố cấu thành hành vi nhân linh? Phân loại hành vi tự nguyện và hậu quả của hành vi ấy?
Câu 7. Căn cứ khái niệm về tội lỗi theo Kinh Thánh, từ đó trình bày các chiều kích phản ánh bản chất của tội theo cái nhìn của thần học?
Câu 8. Phân biệt các mức độ khác nhau của tội, sau đó đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá mức độ khách quan của tội?
Research Interests:
Một tóm tắt giáo trình: ADALBERT-G. HAMMAN, Để đọc các Giáo Phụ, dg. Minh Thanh Thủy và Lm. Trần Ngọc Anh, nxb. Tôn Giáo, 2017.
Research Interests:
Chủ đề Phụng Vụ: Thánh Thần, Tình Yêu và Niềm Vui.
Bài giảng: Tình Yêu hoàn hảo.
Research Interests:
Một suy tư ngắn mang về Ân sủng khởi thuỷ và về Tội nguyên tổ
Research Interests:
Thật không quá khi nhận định rằng: “Trong số các nhân vật của Kinh Thánh Tân Ước, kể cả Đức Giêsu thành Nagiarét, có lẽ Phaolô là gương mặt hiển nhiên và dễ tìm hiểu nhất. Các thư thánh nhân để lại là các tài liệu quý giá giúp chúng ta... more
Thật không quá khi nhận định rằng: “Trong số các nhân vật của Kinh Thánh Tân Ước, kể cả Đức Giêsu thành Nagiarét, có lẽ Phaolô là gương mặt hiển nhiên và dễ tìm hiểu nhất. Các thư thánh nhân để lại là các tài liệu quý giá giúp chúng ta hiểu biết tư tưởng, hoạt động truyền giáo và một cách gián tiếp cả con người của vị tông đồ dân ngoại này nữa” . Quả vậy, có vô vàn chủ đề quan trọng liên quan đến Thư Thánh Phaolô đã được triển khai như: thần học ân sủng, cánh chung, mục vụ, truyền giáo, nhân bản, tu đức, gia đình... Riêng với cảm nhận của cá nhân, điều con thấy tâm đắc nhất và giúp con sống ơn gọi thánh hiến tốt hơn đó là: Sự khiêm nhường của thánh Phaolô.
Research Interests:
Được thành lập năm 1540, Dòng Tên dường như rất hối hả muốn thu phục thế giới cho Chúa Kitô trong hoạt động truyền giáo. Quả vậy, “chỉ một thập kỷ sau khi thành lập, các nhà truyền giáo Dòng Tên đã hoạt động ở tất cả bốn châu lục quen... more
Được thành lập năm 1540, Dòng Tên dường như rất hối hả muốn thu phục thế giới cho Chúa Kitô trong hoạt động truyền giáo. Quả vậy, “chỉ một thập kỷ sau khi thành lập, các nhà truyền giáo Dòng Tên đã hoạt động ở tất cả bốn châu lục quen thuộc: năm 1542 có thánh Phanxicô Xaviê ở Nam Ấn Độ, năm 1546 dòng có mặt trên quần đảo Maluku thuộc Mã Lai, từ năm 1549 trên đất Nhật Bản, từ năm 1547 ở vương quốc Congo, và từ năm 1549 ở Braxin” . Tuy nhiên, nếu như khu vực truyền giáo nhiều hứa hẹn nhất của Dòng Tên vào cuối thế kỷ XVI là Nhật Bản, thì nơi đây các ngài đã phải chứng kiến biết bao cuộc bách hại và cấm đạo cách dã man tàn khốc. Triệt để nhất là vào năm 1614, với chiếu chỉ Daifusanna, tướng quân Tokugawa Ieyasu ra lệnh cấm đạo và trục xuất tất cả các nhà truyền giáo khỏi Nhật Bản. Sự kiện này lại trở thành vận may cho Việt Nam. Từ đây, các dấu chân thừa sai Dòng Tên sẽ in trên mảnh đất hình chữ S và để lại những dấu ấn cho muôn thế hệ. Trong giới hạn của mình, bài viết xin được trình bày sáu dấu ấn của các thừa sai Dòng Tên tại Việt Nam theo ba chủ đề: Thành công trong việc truyền giáo; Xây dựng nền văn hóa Việt; và Thao thức cho một tương lai.
Research Interests:
Dụ ngôn trong Tân Ước không chỉ là một thể văn của Hy Lạp hay Lã Mã như được dịch từ chữ παραβολή (parabolê) nghĩa là “thả dọc theo”, chỉ việc đặt một cái gì cạnh một cái khác để so sánh, mà sâu xa hơn nó có nguồn gốc và hình thức như các... more
Dụ ngôn trong Tân Ước không chỉ là một thể văn của Hy Lạp hay Lã Mã như được dịch từ chữ παραβολή (parabolê) nghĩa là “thả dọc theo”, chỉ việc đặt một cái gì cạnh một cái khác để so sánh, mà sâu xa hơn nó có nguồn gốc và hình thức như các mashal trong Cựu Ước, nghĩa là “tương tự như”, chỉ về rất nhiều dạng thức văn chương và vượt ra ngoài παραβολή. Như thế, dụ ngôn là một thể văn đa dạng và tùy vào những tiêu chí cấu thành, mà mỗi trường phái có thể có những định nghĩa khác nhau về nó. Ví dụ, C.H. Dodd nhắm đến chất liệu của dụ ngôn: Dụ ngôn là một ẩn dụ hay một ví von được rút ra từ thiên nhiên hay đời sống chung, thu hút người nghe bằng sự sinh động và kỳ lạ của nó. Còn B.B. Scott thì chú ý đến mục đích của dụ ngôn: Dụ ngôn là dùng một chuyện hư cấu ngắn để qui chiếu đến một biểu tượng siêu việt. Theo con, điều quan trọng hơn cả của các dụ ngôn là ở chính tác giả của chúng: Chúa Giêsu. Như Kinh Thánh viết: “Đức Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với đám đông; và Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn” (Mt 13,34). Như thế, có thể định nghĩa dụ ngôn Tân Ước đơn giản là những câu chuyện do Chúa Giêsu kể trong sứ vụ giảng dạy của mình.
Nói về công trình tạo dựng của Thiên Chúa, tác giả Thánh Vịnh 139 đã có những lời cầu nguyện thật tuyệt vời: “Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!”. Thế nhưng, trong lời nguyện đêm Vọng Phục Sinh,... more
Nói về công trình tạo dựng của Thiên Chúa, tác giả Thánh Vịnh 139 đã có những lời cầu nguyện thật tuyệt vời: “Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!”. Thế nhưng, trong lời nguyện đêm Vọng Phục Sinh, chúng ta tuyên còn xưng rằng: “Thiên Chúa đã tạo dựng con người cách lạ lùng và cứu chuộc còn lạ lùng hơn nữa”. Như thế, công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu là một cuộc tạo dựng mới, còn kỳ diệu hơn công trình tạo dựng ban đầu. Chúng ta cùng làm rõ nhận định này.
16Ông Phaolô đứng dậy, giơ tay xin mọi người lưu ý, rồi nói : “Thưa đồng bào Ítraen và những người kính sợ Thiên Chúa, xin nghe đây :17Thiên Chúa của dân Ítraen đã chọn cha ông chúng ta, đã làm cho dân này thành một dân lớn trong thời họ... more
16Ông Phaolô đứng dậy, giơ tay xin mọi người lưu ý, rồi nói :
“Thưa đồng bào Ítraen và những người kính sợ Thiên Chúa, xin nghe đây :17Thiên Chúa của dân Ítraen đã chọn cha ông chúng ta, đã làm cho dân này thành một dân lớn trong thời họ cư ngụ ở đất Ai Cập, và đã giơ cánh tay mạnh mẽ của Người mà đem họ ra khỏi đó. 18Và trong thời gian chừng bốn mươi năm, Người đã nuôi dưỡng họ trong sa mạc. 19Rồi Người đã tiêu diệt bảy dân tộc ở đất Canaan và ban đất của chúng cho họ làm gia sản : 20tất cả đã xảy ra trong khoảng bốn trăm năm mươi năm. Sau đó, Người ban cho họ các vị thủ lãnh cho đến thời ngôn sứ Samuen. 21Rồi họ đòi có vua, Thiên Chúa ban cho họ ông Saun, con ông Kít thuộc chi tộc Bengiamin, trị vì bốn mươi năm. 22Sau khi truất phế vua Saun, Người đã cho ông Đavít xuất hiện làm vua cai trị họ. Người đã làm chứng về ông rằng :  Ta đã tìm được Đavít, con của Giesê, một người đẹp lòng Ta và sẽ thi hành mọi ý muốn của Ta. 23Từ dòng dõi vua này, theo lời hứa, Thiên Chúa đã đưa đến cho Ítraen một Đấng Cứu Độ là Đức Giêsu. 24Để dọn đường cho Đức Giêsu, ông Gioan đã rao giảng kêu gọi toàn dân Ítraen chịu phép rửa tỏ lòng sám hối. 25Khi sắp hoàn thành sứ mạng, ông Gioan đã tuyên bố : ‘Tôi không phải là Đấng mà anh em tưởng đâu, nhưng kìa Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dép cho Người.’
...
1Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. 2Người nói : “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. 3Trong thành đó, cũng... more
1Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. 2Người nói : “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. 3Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông : ‘Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.’ 4Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: ‘Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, 5nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc.’”
6Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó ! 7Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao ? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi ? 8Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”
Quá trình phát triển thần học nói chung và Kitô học nói riêng thường mang nặng tính đối phó. Nghĩa là mỗi khi có những vấn đề mới được đặt ra: khi Giáo Hội bị đòi buộc phải có những giải đáp mới, lúc đó những nỗ lực suy tư thần học mới... more
Quá trình phát triển thần học nói chung và Kitô học nói riêng thường mang nặng tính đối phó. Nghĩa là mỗi khi có những vấn đề mới được đặt ra: khi Giáo Hội bị đòi buộc phải có những giải đáp mới, lúc đó những nỗ lực suy tư thần học mới được tiến hành. Đó cũng là lý do giải thích tại sao cho đến nay, các suy tư thần học nói chung vẫn thiếu tính hệ thống1.
Bài viết này là nỗ lực để hệ thống lại một cách ngắn gọn, những điểm chính yếu của Kitô học trong suốt hai thiên niên kỉ I và II. Qua đó, chúng ta vừa thấy được những nội dung chính của từng giai đoạn, lại vừa có thể đặt chung lại với nhau để so sánh và rút ra được những điểm khác biệt về đường hướng suy tư Kitô học giữa hai thiên niên kỷ. Trong giới hạn, bài viết xin không trình bày chi tiết về bối cảnh nảy sinh các vấn đề cũng như định nghĩa của các lạc thuyết, mà chỉ đưa ra đường hướng giải quyết-điều mà hình thành các định tính về Kitô học.
Trên hành trình sống đức tin mà Đức Gioan Phaolô II đã đưa ra cho Giáo Hội vào lúc bình minh của ngàn năm thứ ba, ngày 17 tháng 4 năm 2003, thứ năm Tuần Thánh, năm thứ 25 triều đại giáo hoàng của ngài và cũng là năm Mân Côi, Thông điệp... more
Trên hành trình sống đức tin mà Đức Gioan Phaolô II đã đưa ra cho Giáo Hội vào lúc bình minh của ngàn năm thứ ba, ngày 17 tháng 4 năm 2003, thứ năm Tuần Thánh, năm thứ 25 triều đại giáo hoàng của ngài và cũng là năm Mân Côi, Thông điệp Ecclesia de Eucharistia - Về bí tích Thánh Thể trong tương quan với Hội Thánh đã được ban hành. Qua Thông điệp này, Đức Gioan Phaolô II muốn toàn thể Giáo Hội suy tư về Thánh Thể, khơi lại tâm tình ngưỡng mộ Thánh Thể và xác định chỗ đứng trung tâm của bí tích Thánh Thể trong toàn bộ đời sống Giáo Hội. Với tinh thần đó, ngày 13 tháng 6 cùng năm, nhân ngày kính Mình và Máu Chúa Kitô, Đức Gioan Phaolô II tuyên bố khai mở “Năm Thánh Thể” bắt đầu từ Hội Nghị Thánh Thể Thế Giới diễn ra vào tháng 10 năm 2004 tại Guadalajare Mexico và kết thúc vào tháng 10 năm 2005 trong kỳ họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tại Rôma. Và Tông thư “Lạy Chúa, xin hãy ở lại với chúng con” (Mane nobiscum Domine) chính là Tông thư dùng để khai mạc năm Thánh Thể này.
Tông thư (Littera Apostolica) thứ 44: Mane nobiscum Domine là một trong những Tông thư cuối cùng của của Đức Gioan Phaolô II, được ấn ký vào ngày Lễ Kính Ðức Mẹ Mân Côi - mùng 7 tháng 10 năm 2004. Tông thư có 31 số, gồm phần mở đầu và bốn chương. Trong đó, ba chương sau chứa đựng những tư tưởng thần học Thánh Thể, điều mà chúng ta cần làm rõ hơn ở bài viết này. Theo cấu trúc đó, bài viết này trình bày về các điểm thần học Thánh Thể của Tông thư cũng gồm ba phần:
Phần I: Thánh Thể, mầu nhiệm sự sáng. Phần này chúng ta triển khai mầu nhiệm Sự sáng của Thánh Thể qua việc khẳng định Sự sáng bắt nguồn từ Đấng là ánh sáng; Sự sáng đó được liên kết với Lời Chúa; và cuối cùng được diễn tả nơi các dấu chỉ và biểu tượng.
Phần II: Thánh Thể, mầu nhiệm Hiệp thông. Phần này chúng ta trình bày mầu nhiệm Hiệp thông nơi bí tích Thánh Thể trong ba khía cạnh: Hiệp thông với Thiên Chúa; Hiệp thông với Giáo Hội và Hiệp thông với tha nhân.
Phần III: Thánh Thể, nguyên tắc và kế hoạch truyền giáo. Phần này trình bày mối liên hệ giữa Thánh Thể và sứ mạng tối hậu của Giáo Hội là truyền giáo. Qua đó cho thấy vai trò của Thánh Thể cũng như bổn phận và trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Trong mỗi phần chúng ta cũng sẽ so sánh tư tưởng thần học Thánh Thể của Tông thư với tư tưởng thần học Thánh Thể trong lịch sử, để làm nổi bật những điểm tương đồng cũng như những điểm mới mẻ. Trước khi đi vào chi tiết các phần, chúng ta cần lưu lý rằng thần học Thánh Thể trong lịch sử được khởi đi từ các bản văn Kinh Thánh, trải qua nhiều giai đoạn và từ nhiều yếu tố khác nhau, nó được hình thành (thế kỉ I-IV), phát triển (thể kỷ V-XI), hệ thống hóa (thế kỷ XIII-XX) và được canh tân (CĐ Vaticanô II). Do đó, để phục vụ cho việc so sánh với thần học Thánh Thể trong Tông thư Mane nobiscum Domine, trong giới hạn của mình, chúng ta không đi vào phân tích các điểm thần học lịch sử đó mà chỉ đề cập đến vài điểm liên hệ. Giờ đây, chúng ta cùng đi vào từng phần của bài viết.
Research Interests:
Trước khi về trời, Đức Giêsu đã thiết lập Giáo Hội và trao cho Nhóm Mười Một sứ mạng cai quản, gìn giữ và phát triển Thân Mình Mầu Nhiệm ấy. Kế tiếp các Tông Đồ, các Giáo Phụ là những văn sĩ xuất hiện ở nhiều tầng lớp và địa vị, với nhiều... more
Trước khi về trời, Đức Giêsu đã thiết lập Giáo Hội và trao cho Nhóm Mười Một sứ mạng cai quản, gìn giữ và phát triển Thân Mình Mầu Nhiệm ấy. Kế tiếp các Tông Đồ, các Giáo Phụ là những văn sĩ xuất hiện ở nhiều tầng lớp và địa vị, với nhiều lãnh vực và hoàn cảnh khác nhau trong suốt tám thế kỉ đầu, không gì khác, cũng là để mưu ích cho Giáo Hội của Đức Kitô. Trong số những văn sĩ đó, vào cuối thế kỉ V, đầu thế kỉ VI, bên Đông Phương Kitô giáo có một vị giáo phụ là một thần học gia mang tầm cỡ ngoại thường. Ông vừa hấp dẫn lại vừa khó hiểu và một trong số nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất cả hai bên Đông-Tây, Ông tên là Pseudo-Dionysius the Areopagite. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về bộ tác phẩm nổi tiếng đã đi trước cả con người ông. Sau đó, chúng ta duyệt qua những nỗ lực để tìm ra thân phận thật của ông, cũng như phỏng đoán về lý do ông đã muốn ẩn mình đi. Tiếp đến, chúng ta sẽ bàn về chủ đề ‘thần học phủ định’ quan trọng của ông để dẫn vào phần cuối nói về một chủ đề mới mang tên ‘nhân học phủ định’.
Research Interests:
Jean-Jacques Rousseau sinh năm 1712 ở Genève, có một tuổi thơ u buồn và vất vả. Mẹ ông mất khi vừa sinh ra ông. Năm ông chưa đến 10 tuổi, cha ông, một thợ làm đồng hồ có tính tình thô bạo, đã phải trốn khỏi Genève sau một vụ xô xát, bỏ... more
Jean-Jacques Rousseau sinh năm 1712 ở Genève, có một tuổi thơ u buồn và vất vả. Mẹ ông mất khi vừa sinh ra ông. Năm ông chưa đến 10 tuổi, cha ông, một thợ làm đồng hồ có tính tình thô bạo, đã phải trốn khỏi Genève sau một vụ xô xát, bỏ ông lại cho người chú nuôi. Ông sớm vất vả kiếm sống bằng đủ thứ nghề tay chân. Năm 16 tuổi, ông phải một mình lang thang đến Turin, bắt đầu một cuộc đời đầy sóng gió cho đến khi nhắm mắt: làm thuê, hát dạo, làm người tình bất đắc dĩ của một mệnh phụ lớn tuổi, làm gia sư... Ông phát minh ra một phương pháp ký âm mới cho nền âm nhạc, làm thư ký cho phái viên Pháp ở Venise, được giải thưởng danh giá của Viện Hàm Lâm tên tuổi ở Dijon, được Diderot mời viết mục âm nhạc cho Bộ bách khoa từ điển nổi tiếng. Ông lừng danh khắp châu Âu đồng thời luôn bị truy nã về chính trị. Ông sống cuộc đời lưu vong lang bạt ở Ý, Thụy Sĩ, Pháp và Anh. Năm 1778, ông qua đời đầy cô đơn trong trang trại của một mạnh thường quân người Pháp. Năm 1794, cao điểm của Cách mạng Pháp, di hài của ông được đưa vào điện Panthéon đầy vinh quang
Research Interests:
“Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” . Đây là lệnh truyền cuối cùng của Chúa Giêsu ủy thác cho các môn đệ, trước khi Ngài về trời. Lệnh truyền đó xác... more
“Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” . Đây là lệnh truyền cuối cùng của Chúa Giêsu ủy thác cho các môn đệ, trước khi Ngài về trời. Lệnh truyền đó xác định rằng “tự bản tính, Hội Thánh lữ hành là truyền giáo”  . Quả vậy, suốt dòng lịch sử thăng trầm hơn 2000 năm của mình, Hội Thánh luôn ý thức bổn phận của mình là làm cho Thân Thể mầu nhiệm của Chúa Kitô ngày càng triển nở. Mặc dù nhiệm vụ truyền giáo là cấp bách, nhưng Hội Thánh không chủ trương ép buộc ai gia nhập đạo, cụ thể là lãnh nhận Phép Rửa. Trái lại, chúng ta còn thấy Hội Thánh đòi hỏi những điều kiện khắt khe trước khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Để phân tích và bình luận về chủ đề “Không thể ép buộc người khác lãnh nhận bí tích Rửa Tội”, chúng ta sẽ duyệt xét vấn nạn đó trên ba khía cạnh, theo mô hình truyền thống khi bàn về bất kỳ bí tích nào: về phía người lãnh nhận; về phía người cử hành; và về chính bí tích.
Thời gian là gì? Thời gian bắt đầu và kết thúc như thế nào? Thời gian có hình dạng hay không? ....Tiểu luận muốn bàn đến triết lý về thời gian trong triết học Trung Hoa cổ xưa, cụ thể là trong tác phẩm Luận Ngữ. Qua tiểu luận, mỗi người... more
Thời gian là gì? Thời gian bắt đầu và kết thúc như thế nào? Thời gian có hình
dạng hay không? ....Tiểu luận muốn bàn đến triết lý về thời gian trong triết học Trung Hoa cổ xưa, cụ thể là trong tác phẩm Luận Ngữ. Qua tiểu luận, mỗi người chúng ta có thể hiểu hơn về thời gian trong tương quan với con người và vũ trụ vạn vật, trong cách chúng ta hoà mình với thời gian để kín múc sức mạnh từ dòng trôi chảy và biến đổi không ngừng này...
Research Interests:
Hơn 2500 năm trước, tại Trung Quốc đã xuất hiện một nhân vật kiệt xuất mà ngày nay nhân loại biết đến với danh hiệu tôn kính: Khổng Tử. “Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi... more
Hơn 2500 năm trước, tại Trung Quốc đã xuất hiện một nhân vật kiệt xuất mà ngày
nay nhân loại biết đến với danh hiệu tôn kính: Khổng Tử. “Ông được suy tôn như một trong những nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông.”1 Là triết gia, vì Khổng Tử đã có công triển khai và hệ thống hóa nền triết lý Nho gia thâm sâu diệu kỳ. Là giảng sư, vì ông đã thu nhận và giáo hóa hàng ngàn học trò, bằng một phương pháp giáo dục hiệu quả. Quả vậy, hàng chục thế kỉ sau, điều làm nên danh hiệu Khổng Tử, không chỉ bởi hệ thống triết lý Nho gia của ông, nhưng còn bởi chính con người ông và tư tưởng giáo dục mà ông thực thi.
Research Interests:
Dựa trên những gì đã lĩnh hội qua giáo trình Triết học tự nhiên, đặc biệt với khái niệm về biến dịch, thầy hãy trình bày những suy tư của thầy liên quan đến Bí tích Rửa Tội trong đời sống kitô hữu.
Research Interests: