[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Natri citrat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Natri citrat
Danh pháp IUPACTrinatri citrat
Trinatri 2-hydroxypropan-1,2,3-tricacboxylat
Tên khácCitrosodine
E331
Nhận dạng
Số CAS68-04-2
PubChem6224
ChEMBL1355
Số RTECSGE8300000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • C(C(=O)[O-])C(CC(=O)[O-])(C(=O)[O-])O.[Na+].[Na+].[Na+]

InChI
đầy đủ
  • 1/C6H8O7.3Na/c7-3(8)1-6(13,5(11)12)2-4(9)10;;;/h13H,1-2H2,(H,7,8)(H,9,10)(H,11,12);;;/q;3*+1/p-3
Thuộc tính
Công thức phân tửNa3C6H5O7
Khối lượng mol258.06 g/mol (khan), 294.10 g/mol (dihydrat)
Bề ngoàibột tinh thể màu trắng
Khối lượng riêng1.7 g/cm³
Điểm nóng chảy>300 °C
thể hydrat mất nước ở khoảng 150 °C
Điểm sôiphân hủy
Độ hòa tan trong nướcDạng pentahydrat: 92 g/100 g H2O (25 °C)[1]
Cấu trúc
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhGây kích ứng
NFPA 704

0
1
0
 
LD501548 mg/kg (trong bụng, chuột)[2]
Các hợp chất liên quan
Hợp chất liên quanNatri dihydrocitrat
Natri hydro citrat
Calci citrat
Axít citric
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Natri citrat có công thức hóa học là Na3C6H5O7. Nó có vị hơi chua và mặn. Nó có tính kiềm nhẹ và có thể được dùng chung với axit citric để tạo các dung dịch đệm tương thích sinh học.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thực phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Natri citrat được dùng chủ yếu làm phụ gia thực phẩm, thường là làm hương liệu hay làm chất bảo quản. Nó có số E là E331. Natri citrat được dùng làm chất tạo mùi trong nhiều loại nước có ga. Natri citrat còn là thành phần của xúc xích, và cũng được dùng trong các loại đồ uống chế biến sẵn (ready to drink) và hay tự pha chế (drink mix), đóng vai trò làm vị chua. Nó được tìm thấy trong kem, kẹo mứt, sữa bột, phô mai qua chế biến, thức uống có ga và rượu.

Dung dịch đệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một base liên hợp của một axit yếu, citrat có thể đóng vai trò làm chất đệm hay chất điều chỉnh độ chua, chống lại sự thay đổi pH. Natri citrat dùng để kiểm soát độ axit trong vài chất, như thạch. Nó có thể được tìm thấy trong những chai sữa nhỏ dùng với máy pha cà phê. Hợp chất này là thuốc kháng axit (antacid), như Alka-Seltzer, khi được hòa tan trong nước. Dung dịch có nồng độ 5 g/100 ml nước 25 °C có pH trong khoảng 7,5 – 9,0.

Ứng dụng y học

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1914, bác sĩ người Bỉ Albert Hustin và thầy thuốc, nhà nghiên cứu người Argentina Luis Agote đã sử dụng thành công natri citrat làm chất chống đông khi truyền máu, cùng với Richard Lewisohn xác định nồng độ hợp lý năm 1915. Nó tiếp tục vẫn được dùng ngày nay trong các ống thu mẫu máu và  để bảo quản máu trong ngân hàng máu. Ion citrat tạo phức chelat với ion calci trong máu bằng việc tạo thành phức hợp calci citrat, ngăn cản quá trình đông máu.

Năm 2003, Ööpik và cộng sự chỉ ra rằng việc sử dụng natri citrat (0,5 gam trên mỗi kg cân nặng) giúp cải thiện thành tích chạy bộ trên 5 km 30 giây.[3]

Natri citrat dùng để giảm sự khó chịu trong các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, để giảm sự nhiễm axit được tìm thấy trong bệnh nhiễm axit ống thận ngoại biên, và cũng có thể được dùng làm thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Nó là một thành phần quan trọng của liệu pháp tiếp nước đường miệng của WHO (Oral Rehydration Solution).

Nó được dùng làm thuốc kháng axit, đặc biệt là trước khi gây mê, cho thủ tục mổ lấy thai để giảm các nguy cơ liên quan đến việc hít vào phổi  các chất trong dạ dày (hội chứng Medelson).

Tẩy cặn nồi hơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Natri citrat là một chất có hiệu quả đặc biệt trong việc tẩy bỏ cặn cacbonat trong nồi hơi mà không cần lấy nó ra khỏi hệ thống[4] và trong việc dọn dẹp bộ tản nhiệt ô tô.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “CRC Handbook of Chemistry and Physics”. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ http://chem.sis.nlm.nih.gov/chemidplus/rn/68-04-2
  3. ^ V Ööpik; I Saaremets; L Medijainen; K Karelson; T Janson; S Timpmann (2003). “Effects of sodium citrate ingestion before exercise on endurance performance in well trained college runners”. Br J Sports Med. 37 (6): 485–489. doi:10.1136/bjsm.37.6.485. PMC 1724692. PMID 14665584.
  4. ^ Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 3.095.862
  5. ^ “MSDS” (PDF).