[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Messier 74

Tọa độ: Sky map 01h 36m 41.8s, +15° 47′ 01″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Messier 74
Thiên hà xoắn ốc M74 (ở góc dưới bên trái siêu tân tinh 2013ej)
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoSong Ngư[1]
Xích kinh01h 36m 41.8s[2]
Xích vĩ+15° 47′ 01″[2]
Dịch chuyển đỏ657 km/s[2]
Khoảng cách30 ± 6 Mly[3]
Cấp sao biểu kiến (V)10.0[2]
Đặc tính
KiểuSA(s)c[2]
Số lượng sao100 tỷ (1×1011)
Kích thước95,000 ly (đường kính)[4]
Kích thước biểu kiến (V)10′.5 × 9′.5[2]
Tên gọi khác
NGC 628, UGC 1149, PGC 5974[2]

Messier 74, hay còn gọi là NGC 628, UGC 1149 hoặc PGC 5974[2], là một thiên hà xoắn ốc cách Trái Đất của chúng ta khoảng 32 triệu năm ánh sáng[5]. Nó nằm trong chòm sao Song Ngư. Thiên hà này có 2 trục xoắn ốc và vì thế nó cũng là một nguyên mẫu của một loại thiên hà xoắn ốc hoàn mỹ (tiếng Anh: grand design spiral galaxy)[6]. Bề mặt của thiên hà này có độ sáng rất thấp, vì thế các nhà thiên văn học nghiệp dư khó có thể quan sát được nó[7][8]. Tuy nhiên, độ lớn của góc và mặt của nó hướng lên trên nên nó là một thiên thể lí tưởng để các nhà thiên văn học chuyên nghiệp nghiên cứu về cấu trúc của trục xoắn ốc và tỷ trọng của bước sóng xoắn ốc. Số lượng sao bên trong thiên hà này là khoảng 100 tỉ.[5]

Lịch sử quan sát

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1780, thiên hà này được nhà thiên văn học người Pháp tên là Pierre Méchain phát hiện và sau đó nói với nhà thiên văn học người Pháp Charles Messier. Sau đó ông ta liệt nó vào danh sách thiên hà của mình[8].

Nhóm thiên thể

[sửa | sửa mã nguồn]

M74 là thiền hà sáng nhất trong nhóm M74. Nhóm này bao gồm từ 5 đến 7 thiên hà và nó còn có chứa một thiên hà bất thường tên là NGC 660 và một vài thiên hà vô định hình[9][10][11]. Các thiên hà thuộc nhóm này vẫn chưa được cụ thể.[11]

Dữ liệu hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà thuộc chòm sao Song Ngư. Và dưới đây là một số dữ liệu khác của nó:

Xích kinh 01h 36m 41.8s[2]

Độ nghiêng +15° 47′ 01″[2]

Dịch chuyển đỏ (Redshift) 0.00895/2684 km/s[2]

Khoảng cách 30 ± 6 triệu năm ánh sáng[3]

Độ lớn biểu kiến 10.0[2]

Loại thiên hà SA(s)c[2]

Kích thước biểu kiến 10′.5 × 9′.5[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ R. W. Sinnott biên tập (1988). The Complete New General Catalogue and Index Catalogue of Nebulae and Star Clusters by J. L. E. Dreyer. Sky Publishing Corporation / Cambridge University Press. ISBN 978-0-933346-51-2.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 7079. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ a b M. A. Hendry; S. J. Smartt; J. R. Maund; A. Pastorello; L. Zampieri; S. Benetti; và đồng nghiệp (2005). “A study of the Type II-P supernova 2003gd in M74”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 359 (3): 906–926. arXiv:astro-ph/0501341. Bibcode:2005MNRAS.359..906H. doi:10.1111/j.1365-2966.2005.08928.x.
  4. ^ “Messier Object 74”.
  5. ^ a b Nemiroff, R.; Bonnell, J. biên tập (ngày 6 tháng 4 năm 2011). há.html “M74: The Perfect Spiral” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Astronomy Picture of the Day. NASA. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2011.
  6. ^ A. Sandage; J. Bedke (1994). Carnegie Atlas of Galaxies. Carnegie Institution of Washington. ISBN 0-87279-667-1.
  7. ^ S. J. O'Meara (1998). The Messier Objects. Cambridge University Press. ISBN 0-521-55332-6.
  8. ^ a b K. G. Jones (1991). Messier's Nebulae and Star Clusters (ấn bản thứ 2). Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-37079-5.
  9. ^ R. B. Tully (1988). Nearby Galaxies Catalog. Cambridge University Press. ISBN 0-521-35299-1.
  10. ^ A. Garcia (1993). “General study of group membership. II – Determination of nearby groups”. Astronomy and Astrophysics Supplement. 100: 47–90. Bibcode:1993A&AS..100...47G.
  11. ^ a b G. Giuricin; C. Marinoni; L. Ceriani; A. Pisani (2000). “Nearby Optical Galaxies: Selection of the Sample and Identification of Groups”. Astrophysical Journal. 543 (1): 178–194. arXiv:astro-ph/0001140. Bibcode:2000ApJ...543..178G. doi:10.1086/317070.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]