Ba Kim
Ba Kim 巴金 | |
---|---|
Ba Kim năm 1938 | |
Sinh | Lý Nghiêu Đường 25 tháng 11 năm 1904 Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc |
Mất | 17 tháng 10 năm 2005 Thượng Hải, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa | (100 tuổi)
Bút danh | Ba Kim |
Nghề nghiệp | Tiểu thuyết gia |
Tác phẩm nổi bật | Gia đình, Mùa xuân, Mùa thu. |
Giải thưởng nổi bật | 1983: Bắc Đẩu Bội Tinh 1990: Giải thưởng Fukuoka (Giải đặc biệt) |
Phối ngẫu | Tiêu San [1](cưới 1936–1972) |
Con cái | Lý Tiểu Đường Lý Tiểu Lâm |
Ba Kim | |||||||||||||||||||||||
Tiếng Trung | 巴金 | ||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
| |||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Trung thay thế | |||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 李堯棠 | ||||||||||||||||||||||
Giản thể | 李尧棠 | ||||||||||||||||||||||
|
Ba Kim (tiếng Trung: 巴金; bính âm: Bā Jīn; 25 tháng 11 năm 1904 tại Thành Đô, Tứ Xuyên - 17 tháng 10 năm 2005 tại Thượng Hải) là một nhà văn, tiểu thuyết gia, dịch giả và người theo chủ nghĩa vô trị người Trung Quốc.[2][3]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ba Kim tên thật là Lý Nghiêu Đường, sinh ngày 25 tháng 11 năm 1904 tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.[1] Năm 1920 ông ghi danh học tại Trường Ngoại ngữ Thành Đô để học tiếng Anh,[4] đến năm 1923 thì ông chuyển đến Thượng Hải sau đó đến Đại học Đông Nam, Nam Kinh với lý do học tập nhưng chủ yếu là để thoát khỏi ảnh hưởng phong kiến của gia đình.[5][6][7]
Năm 1927, ông sang Pháp du học, tại đây ông đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay Diệt vong dưới bút danh Ba Kim.[8][9] Năm 1934, sau khi đọc vở kịch "Lôi vũ", ông rất khâm phục tài năng sáng tác của Tào Ngu và hai người bắt đầu quen biết nhau từ đó. Ông cũng quen thân với những nhà văn nổi tiếng Băng Tâm và Tiêu Càn. Nhà văn lớn Lỗ Tấn đã ca ngợi Ba Kim là "Một nhà văn có nhiệt tình, có tư tưởng tiến bộ; một trong số ít nhà văn tốt có thể đếm được trên đầu ngón tay".[10] Trong thời gian này, Ba Kim còn đảm nhiệm chức vụ Tổng biên tập Nhà xuất bản Đời sống văn hoá, làm chủ biên một loạt sách như "Văn quý nguyệt san", "Văn học tùng san".[11]
Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1950 ông giữ chức Phó chủ tịch Liên đoàn Văn học và Nghệ thuật Thượng Hải, ngày 28 tháng 7 cùng năm, con trai Lý Tiểu Đường của ông ra đời.[4][12][13] Khoảng thời gian sau đó Ba Kim hăng hái đi sâu vào cuộc sống để sáng tác văn chương, ông đến hầm mỏ, công trường, nhà máy để tìm hiểu đời sống của công nhân và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của họ trong tác phẩm của mình. Đầu những năm 50, ông hai lần đến Triều Tiên và nhiều lần ra nước ngoài giao lưu văn hóa.[13]
Tháng 7 năm 1957, Ba Kim và Cận Dĩ chủ trì ấn phẩm ấn phẩm văn học quy mô lớn Thu hoạch đồng thời giữ chức vụ chủ biên. Tháng 8 năm 1960, ông được bầu làm phó chủ tịch Liên đoàn Văn học và Nghệ thuật Trung Quốc.[12] Tháng 8 năm 1966 sau khi bị chỉ trích bởi "Tạo phản phái" thuộc Hiệp hội Nhà văn Thượng Hải, ông bắt đầu cuộc sống lao động khổ sai và bị nhốt vào chuồng bò.[14] Ngày 13 tháng 8 năm 1972, vợ ông Tiêu San qua đời vì bệnh ung thư trực tràng ở tuổi 55.[14][15]
Khoảng thời gian trước khi xảy ra Cách mạng văn hóa là thời gian Ba Kim sáng tác nhiều nhất, thể loại chủ yếu của ông là tản văn phản ánh sinh động công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trên đất nước Trung Hoa mới, có thể kể tới như Ngày Tết của Hoa Sa, Chiến sĩ kiên cường, Những ngày đầy vui vẻ, Tân thanh tập, Hữu nghị tập, Bên bờ cầu Hiền Lương.. Trong số này, tác phẩm Bên bờ cầu Hiền Lương là một tập tản văn Ba Kim viết sau chuyến đi thăm Việt Nam, tác phẩm nói lên cảm tình đặc biệt của nhân dân Trung Quốc với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội của nhân dân Việt Nam.[16] Từ năm 1978 trở đi, Ba Kim bước vào giai đoạn sáng tác mới. Năm 1979 ông sang Pháp và có sự nhận thức về vị trí của văn học đương đại Trung Quốc đối với thế giới. Về nước, ông tích cực đề nghị nhà nước xây thư viện bảo quản những tác phẩm văn học hiện đại Trung Quốc.[17]
Tính đến tháng 3 năm 1983, Ba Kim liên tục 5 lần được bầu làm phó chủ tịch hội nghị chính trị toàn quốc, tại vị trong 22 năm.[17] Vào tháng 5 năm 1984, ông được Tổ chức Văn bút Quốc tế lần thứ 47 tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản vinh danh là một trong "Bảy danh nhân văn hóa trên thế giới".[17] Tháng 12 cùng năm ông được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Nhà văn Trung Quốc và phục vụ trong 21 năm cho đến khi qua đời do sốt cao và suy hô hấp cấp do nhiễm trùng đường hô hấp.[18]
Ngày 25 tháng 11 năm 2003, Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã trao tặng Ba Kim danh hiệu danh dự "Nhà văn nhân dân".[19]
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm xuất bản | Tên tiểu thuyết | Ghi chú |
---|---|---|
1931 | Nhà | Bộ 3 Kích lưu |
1938 | Xuân | |
1940 | Thu | |
1931 | Sương mù | Bộ 3 Tình yêu |
1933 | Mưa | |
1935 | Tia chớp | |
1940-1945 | Lửa | Ba tập |
1947 | Đêm lạnh | |
1932 | Biển mộng | |
1932 | Mùa xuân trong mùa thu | |
1929 | Diệt vong | |
1931 | Mặt trời chết chóc | |
1933 | Sa đinh | Tên khác "Tuyết" |
1933 | Tân sinh | |
1940 | Lợi na | |
1944 | Khế viên | |
1946 | Phòng bệnh thứ tư |
Năm xuất bản | Tên truyện ngắn | Ghi chú |
---|---|---|
1953 | Anh hùng cố sự | |
1957 | Minh châu cùng Ngọc Cơ | |
1931 | Báo thù | |
1932 | Quang minh | |
1933 | Ghế điện | |
1933 | Khăn lau | |
1934 | Tướng quân | |
1935 | Thần · Quỷ · Người | |
1936 | Chìm | Tên khác "Lưu lạc" |
1936 | Phát đích cố sự | |
1937 | Lôi | |
1942 | Hoàn hồn thảo | |
1943 | Tiểu nhân tiểu sự | |
1959 | Heo cùng gà | |
1961 | Lý Đại Hải |
Năm xuất bản | Tên tác phẩm | Ghi chú |
---|---|---|
1979-1986 | Tùy tưởng lục | 5 quyển |
1932 | Hải hành | Tên khác hải hành tạp ký |
1934 | Lữ đồ tùy bút | |
1935 | Một chút | |
1936 | Sinh chi sám hối | |
1937 | Thư ngắn | |
1937 | Khống tố | |
1938 | Mộng cùng say | |
1939 | Cảm tưởng | |
1939 | Đất đen | |
1941 | Rồng · Hổ · Chó | |
1941 | Vô đề | |
1942 | Phế viên ngoại | |
1946 | Lữ đồ tạp ký | |
1947 | Hoài niệm | |
1948 | Đêm yên tĩnh bi kịch | |
1951 | Nạp Túy giết nhân công nhà máy - áo tư uy tân | |
1951 | Ngày tết của hoa sa - ba lan tạp ký | |
1951 | Thăm hỏi thư cùng với hắn | |
1953 | Sinh hoạt nhà in tại anh hùng môn trung gian | |
1957 | Đại hoan nhạc đích nhật tử | |
1957 | Chiến sĩ kiên cường | |
1959 | Hữu nghị tập | |
1960 | Bài hát ca tụng tập | |
1963 | Thổ lộ không hết tình cảm | |
1964 | Bên bờ cầu Hiền lương | |
1965 | Đại trại hành | |
1979 | Yên hỏa tập | |
1982 | Tự bạt tập | |
1982 | Ức niệm tập | |
1984 | Nguyện hóa thành bùn đất | |
1985 | Khống tố tập | |
1986 | Mười năm một giấc chiêm bao | |
1995 | Tái tư lục |
Năm xuất bản | Tên tác phẩm | Ghi chú |
---|---|---|
1934 | Ba kim tự truyện | |
1936 | Ức | |
1978-1986 | Tùy tưởng lục | |
1927 | Chủ nghĩa vô chính phủ cùng vấn đề thực tế | |
1930 | Từ chủ nghĩa tư bản đến chủ nghĩa vô chính phủ | |
1955 | Đàm khế hà phu |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Obituary: Ba Jin, Chinese novelist and anarchist”. The New York Times. 17 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2021.
- ^ “巴金惟一未了的心愿:建立文革博物馆_新闻中心_新浪网”. news.sina.com.cn. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
- ^ (en) Geoffrey Sutton, Concise Encyclopedia of the Original Literature of Esperanto, p. 180, Ed. Mondial, New York, ISBN 978-1-59569-090-6
- ^ a b “巴金生平及文学活动事略[1915-1924]_新闻中心_新浪网”. news.sina.com.cn. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
- ^ Most sources claims his name's first character is taken from Ba Enbo, he also admitted it. However, many reliable sources claim it comes from the Chinese transliteration of Mikhail Bakunin, he refused to admit because of communists' harsh condemnation of Bakunin, who was an open rival of Marx. See: Rapp, John A.; Youd, Daniel M. (3 tháng 4 năm 2015). “Ba Jin as Anarchist Critic of Marxism: Guest Editors' Introduction”. Contemporary Chinese Thought. 46 (2): 3–21. doi:10.1080/10971467.2015.1003017. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
- ^ Rapp, John A.; Youd, Daniel M. (3 tháng 4 năm 2015). “Ba Jin as Anarchist Critic of Marxism: Guest Editors' Introduction”. Contemporary Chinese Thought. 46 (2): 3–21. doi:10.1080/10971467.2015.1003017. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
......from the name for Peter Kropotkin (Ke-lu-pao-te-jin).
- ^ “Ba Jin”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
- ^ Gandini, Jean-Jacques (1995). “Ba Jin revisité [Destruction et A la mémoire de Ba Jin traduits et présentés par Angel Pino et Isabelle Rabut]”. Perspectives Chinoises (bằng tiếng Pháp). 31 (1): 69–71. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
que Ba était un hommage à un camarade de classe, Ba Enbo, rencontré lors de son séjour en France en 1927 et dont il apprit......
- ^ “Pa Kin, grande figure de la littérature chinoise du XXe siècle”. Le Monde (bằng tiếng Pháp). 18 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
le "Pa" n'a rien à voir avec Bakounine (prononcé en chinois Pa-ku-ning), mais s'inspire d'un certain Pa Enbo, un ami chinois de Château-Thierry qui s'était suicidé en se jetant dans une rivière.
- ^ “鲁迅:巴金比别人更认真--文史--中国作家网”. www.chinawriter.com.cn. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Obituary: Ba Jin”. the Guardian (bằng tiếng Anh). 18 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
- ^ a b “巴金同志生平_新浪军事_新浪网”. mil.news.sina.com.cn. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
- ^ a b “巴金生平及文学活动事略[1950-1960]_新闻中心_新浪网”. news.sina.com.cn. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
- ^ a b “Obituary: Ba Jin, Chinese novelist and anarchist”. The New York Times (bằng tiếng Anh). 17 tháng 10 năm 2005. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
- ^ “巴金生平及文学活动事略[1961-1972]_新闻中心_新浪网”. news.sina.com.cn. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
- ^ 贤良桥畔.
- ^ a b c “巴金生平及文学活动事略[1973-1982]_新闻中心_新浪网”. news.sina.com.cn. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
- ^ “导致巴金离世的病因为恶性间皮细胞瘤_新闻中心_新浪网”. news.sina.com.cn. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
- ^ “中国文学巨匠巴金先生主要经历创作简况_新闻中心_新浪网”. news.sina.com.cn. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.