Vị trí | |
Quốc kỳ | |
Thông tin cơ bản | |
Thủ đô | Lomé |
Chính phủ | Cộng hòa đang giai đoạn chuyển tiếp sang dân chủ đa đảng |
Tiền tệ | West African CFA franc (XOF), interchangeable at par with the Central African CFA franc (XAF) |
Diện tích | 56.785 km2 |
Dân số | 5.285.501 |
Ngôn ngữ | Tiếng Pháp (chính thức và là ngôn ngữ thương mại), Ewe và Mina (hai ngôn ngữ chính châu Phi ở phía nam), Kabye (đôi khi viết là Kabiye) và Dagomba (hai ngôn ngữ chính châu Phi ở phía bắc) |
Tôn giáo | Các tín ngưỡng bản địa 51%, Thiên Chúa giáo 29%, Hồi giáo 20% |
Hệ thống điện | 127-220/50 Hz (ổ cắm châu Âu) |
Mã số điện thoại | +228 |
Internet TLD | .tg |
Múi giờ | UTC |
Togo hay Cộng hòa Togo là một quốc gia thuộc châu Phi. Togo nằm ở phía Tây Châu Phi có biên giới với Ghana ở phía Tây, Bénin ở phía Đông và Burkina Faso ở phía Bắc. Ở phia Nam Togo có bờ biển ngắn của vịnh Guinea, nơi mà đặt thủ đô Lomé của Togo.
Togo trải dài từ phía Bắc đến phía Nam khoảng 550 km và bề ngang 130 km. Togo có diện tích khoảng 56.785 km², dân số khoảng 6.145.000 người, mật độ 102 người/km². Ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp.
Tổng quan
[sửa]Lịch sử
[sửa]Từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 14, Togo là nơi di cư đến của bộ lạc Eve đến từ lưu vực sông Niger. Từ thế kỉ 15, người Bồ Đào Nha đến lập các trạm thông thương buôn bán ở vùng ven biển, rồi đến người Hà Lan và Đan Mạch. Việc mua bán nô lệ diễn ra trong suốt thế kỉ 18. Năm 1884, người Đức áp đặt quyền bảo hộ vùng ven biển và khai thác vùng lục địa bên trong.
Sau Chiến tranh thế giới thứ I, Togo bị phân chia thành vùng duyên hải Lomé thuộc Pháp, vùng lãnh thổ phía Tây thuộc Anh. Năm 1922, Hội quốc liên ủy quyền cho Anh cai trị vùng phía Tây, Pháp cai trị vùng phía Đông. Vùng Togo thuộc Anh tuyên bố sáp nhập vào Ghana năm 1956. Vùng Togo thuộc Pháp trở thành quốc gia độc lập năm 1960. Sylvanus Olympio trở thành vị Tổng thống đầu tiên. Năm 1963, Tổng thống Olympio bị trung sĩ Etienne Eyadéma bắn chết trong khi đang cố vượt qua tường của tòa Đại sứ Hoa Kỳ để xin tị nạn. Nicola Grunitzky lên cầm quyền và tiến hành thực hiện chính sách tự do hơn. Cuộc đảo chính quân sự năm 1967 đưa Trung tá E. Eyadéma lên cầm quyền, tuyên bố thành lập Đệ tam Cộng hòa năm 1980. Năm 1991, thể chế đa đảng được thông qua. Tổng thống Eyadéma tái đắc cử năm 1993 và năm 1998.
Địa lý
[sửa]Quốc gia ở Tây Phi, nằm giữa Ghana ở phía Tây và Bénin ở phía Đông, Bắc giáp Burkina Faso và Nam giáp vịnh Bénin. Togo trải dài từ Bắc đến Nam trên gần 700 km, trong khi chiều rộng chỉ khoảng 100 km. Vùng ven bờ biển thấp và lẫn cát, khí hậu nhiệt đới ẩm và mưa nhiều ở phía Nam. Vùng cao nguyên rừng rậm tương đối ít mưa và khô ở vùng trung tâm và các vùng thảo nguyên ở phía Bắc.
Kinh tế
[sửa]Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng trọt (ngô, sắn, kê) và trao đổi hàng hóa. Khu vực kinh tế này cung cấp việc làm cho khoảng 65% lực lượng lao động. Ca cao, cà phê, bông vải, phosphat là các mặt hàng xuất khẩu chính, đóng góp khoảng 30% giá trị xuất khẩu. Trong lãnh vực công nghiệp, khai thác phosphat là quan trọng nhất, mặc dầu ngành này cũng gặp khó khăn do giá phosphat trên thị trường thế giới giảm và do cạnh tranh với nước ngoài gia tăng.
Togo là một trong các nước kém phát triển, tình hình kinh tế vẫn còn bấp bênh. Những cố gắng của chính phủ với sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhằm tiến hành những biện Pháp cải cách kinh tế, khuyến khích đầu tư và tạo cán cân thăng bằng giữa thu nhập và tiêu dùng chưa thu được kết quả như mong muốn. Năm 1998, tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế ngưng tài trợ cho Togo và giá ca cao hạ làm cho GDP giảm 1%. Tăng trưởng GDP có dấu hiệu phục hồi kể từ năm 1999.
Vùng
[sửa]Thành phố
[sửa]- 1 Lomé —thủ đô, đồng thời là thành phố lớn nhất Togo
- 2 Aného— từng có một chợ nô lệ của Bồ Đào Nha
- 3 Atakpamé—thủ phủ vùng Plateaux
- 4 Badou— một thị trấn trồng cây cà phê
- 5 Dapaong—thủ phủ vùng Savanes
- 6 Kara—thủ phủ vùng Kara
- 7 Kpalimé— thành phố lớn thứ tư Togo
- 8 Sokodé—thủ phủ vùng Centrale, đồng thời là thành phố lớn thứ hai Togo