[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Cố Cung Bắc Kinh

Bắc Kinh là thủ đô của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới với dân số là 20.693.000 người vào năm 2012.

Tổng quan

[sửa]

Bắc Kinh nằm ở Hoa Bắc, và là một trực hạt thị dưới quyền chính phủ Trung ương, với 14 quận nội thị và cận nội thị cùng hai huyện nông thôn. Bao quanh hầu hết Bắc Kinh là tỉnh Hà Bắc, trong khi Thiên Tân giáp với Bắc Kinh ở phía đông nam.

Bắc Kinh là thành phố lớn thứ hai của Trung Quốc nếu xét theo dân số đô thị, xếp sau Thượng Hải; và là trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục của Trung Quốc. Thành phố là nơi đặt trụ sở của hầu hết các công ty quốc hữu lớn nhất Trung Quốc, và là một đầu mối giao thông chính của các hệ thống quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt và đường sắt cao tốc tại Trung Quốc. Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh là sân bay bận rộn thứ hai trên thế giới theo số lượng hành khách.

Lịch sử của thành phố đã có từ ba thiên niên kỷ. Là kinh đô cuối cùng trong tứ đại cổ đô Trung Quốc, Bắc Kinh đã là trung tâm chính trị của quốc gia trong phần lớn thời gian suốt bảy thế kỷ qua. Thành phố nổi tiếng với các cung điện sang trọng, chùa miếu, hoa viên, lăng mộ, tường và cổng thành, cùng với đó, các kho tàng nghệ thuật và các trường đại học đã biến Bắc Kinh thành một trung tâm văn hóa và nghệ thuật tại Trung Quốc. Chỉ có vài thành phố trên thế giới từng là trung tâm chính trị và văn hóa của một khu vực rộng lớn trong thời gian lâu đến vậy.

Các quận

[sửa]

Bắc Kinh có 14 quận và 2 huyện. Ngày 1/7/2010, các khu Sùng Văn và Tuyên Vũ đã được hợp nhất tương ứng vào các khu Đông Thành và Tây Thành.

Quận trung tâm nội đô và quận cận nội đô

[sửa]

Bốn quận trung tâm được nằm ở trong hoặc ngay ngoài đường vành đai hai. Đây là vị trí của tường thành phố cổ Bắc Kinh và là nơi bạn sẽ tìm thấy hầu hết các điểm tham quan và các lựa chọn nơi ăn uống, giải trí tốt. Các quận là:

Tây Thành (西城区; Xīchéngqū)
bao gồm phần phía tây bắc của khu vực trung tâm thành phố đến ngay bên ngoài đường vành đai hai ở phía tây và lên đến vành đai ba về phía bắc. Bao gồm Công viên Bắc Hải, khu vực Hậu Hải, sở thú Bắc Kinh và nhà hòa nhạc quốc gia
Đông Thành (东城区; Dōngchéngqū)
bao gồm các phần phía đông bắc của khu vực trung tâm thành phố khoảng lên đến vành đai ba về phía bắc và vành đai hai về phía đông. Bao gồm Tử Cấm Thành, Thiên An Môn và Ga trung tâm Bắc Kinh
Tuyên Vũ (宣武区; Xuānwǔqū)
bao gồm phần phía tây nam của khu vực trung tâm thành phố đến ngay ngoài vành đai hai phía tây và lên đến vành đai hai về phía nam
Sùng Văn (崇文区; Chóngwénqū)
bao gồm phía đông là một phần của khu vực trung tâm thành phố về phía nam đến ngay ngoài vành đai hai phía nam và đến vành đai hai về phía đông. Bao gồm Thiên Đàn

Bốn khu tiếp theo cũng khá gần trung tâm. Các quận này thường được gọi là khu vực ngoại ô nội thành. Tại các quận này bạn sẽ tìm thấy các trường đại học đồi Tây, các địa điểm tổ chức Olympic, khu vực kinh doanh và đại sứ quán, giải trí và quán bar cũng như khu vực nghệ thuật. Các huyện là:

Quận Thạch Cảnh Sơn (石景山区; Shíjǐngshānqū)
bao gồm các khu vực phía tây của khu vực trung tâm thành phố. Bao gồm các bộ phận của các đồi Tây
Quận Haidian (海淀区; Hǎidiànqū)
bao gồm phía tây bắc của khu vực chính đô thị. Khoảng một nửa số quận Haidian được tạo thành từ khu công nghệ cao và cụm kinh doanh Zhongguancun và tập trung chủ yếu của các trường đại học Bắc Kinh. Bao gồm cung điện mùa hè Di Hòa Viên
Quận Triều Dương (朝阳区; Cháoyángqū)
bao gồm một khu vực rộng lớn ở phía đông (và kéo dài cả phía bắc và phía nam) của khu vực trung tâm thành phố trải dài từ vòng hai cho đến khi vượt qua vòng năm về phía đông. Bao gồm cả trung tâm thành phố, khu vực Đại sứ quán, Sanlitun, Sân vận động Quốc gia (và các địa điểm Olympic), Sân vận động Công nhân, viên Triều Dương và Công viên Nhật Đàn
Quận Phong Đài (丰台区; Fēngtáiqū)
khu vực cuối phía nam của Bắc Kinh, bao gồm nhà ga xe lửa Tây Bắc Kinh

Bắc Kinh nông thôn và các huyện ngoại ô

[sửa]

Mười quận và huyện còn lại nằm khá xa trung tâm.

n Các quận nông thôn và ngoại ô của Bắc Kinh.
Quận Tongzhou (通州区; Tōngzhōuqū)
{{{region1description}}}
Các ngoại ô phía bắc (Changping, Shunyi)
Các ngoại ô phía nam và tây (Mentougou, Fangshan, Daxing)
Nông thôn (Yanqing, Huairou, Miyun, Pinggu)

Lịch sử

[sửa]

Địa lý

[sửa]

Thành phố Bắc Kinh nằm trên vùng đất thấp và bằng phẳng, với độ cao thường nằm trong khoảng 40-60m trên mực nước biển. Điểm cao nhất trong khu thành cổ là đỉnh của Cảnh Sơn với độ cao là 88,35 m, từ đây có thể nhìn toàn cảnh Tử Cấm thành. Đỉnh của Vạn Thọ Sơn (万寿山) thuộc Di Hòa Viên có độ cao 109 mét (358 ft). Vùng đồng bằng từ Bắc Kinh kéo dài xa về phía đông đến Sơn Hải quan bên bờ Bột Hải và xa về phía nam đến Nam Kinh.

Ở phía tây Bắc Kinh có Tây Sơn, có thể nhìn thấy núi này từ nội thị vào những ngày quang đãng. Tây Sơn tạo thành sườn núi phía đông của Thái Hành Sơn- dãy núi chạy theo chiều bắc-nam và tạo thành xương sống phía tây của Hà Bắc. Tây Sơn bao trùm gần như toàn bộ các quận Phòng Sơn và Môn Đầu Câu ở phía tây thành phố. Đông Linh Sơn (东灵山, cao 2.303 mét (7.556 ft)), một đỉnh núi của Tây Sơn nằm trên ranh giới với Hà Bắc, là đỉnh cao nhất tại Bắc Kinh. Đỉnh này nằm cách trung tâm thành phố 122 km (76 mi). Tây Sơn cũng được biết đến với các đồng cỏ núi cao và các hẻm núi sông, bao gồm Thập Độ (十渡). Vùng chân núi của Tây Sơn vươn đến tận vùng đô thị của thành phố, bao gồm Hương Sơn (香山)- một điểm đến du lịch lớn và Lão Sơn- nơi diễn ra thi đấu xe đạp leo núi trong Thế vận hội Mùa hè 2008.

Các dãy núi ở bắc bộ của Bắc Kinh bao gồm Bát Đạt Lĩnh, Quân Đô Sơn (军都山) và Phượng Hoàng Lĩnh (凤凰岭) đều thuộc Yên Sơn, chạy theo hướng đông-tây, ngang qua bắc bộ tỉnh Hà Bắc. Yên Sơn chia tách bình nguyên Hoa Bắc với thảo nguyên và có ý nghĩa quân sự quan trọng trong lịch sử. Toàn bộ các đoạn Trường Thành thuộc Bắc Kinh đều được xây dựng trên dãy Yên Sơn, với cao độ lớn nhất là 2.241 m (7.352 ft) tại Hải Đà Sơn (海坨山) trên ranh giữa giữa huyện Diên Khánh và tỉnh Hà Bắc.

Yên Sơn và Tây Sơn gặp nhau tại Nam Khẩu thuộc quận Xương Bình ở tây bắc của thành phố. Chỗ giao nhau tạo thành một đường đứt đoạn lớn và thung lũng sụt lún, và các tuyến đường bộ và đường sắt chính vượt sang phía tây bắc của thành phố đều đi qua chỗ này.

Khí hậu

[sửa]

Bắc Kinh có khí hậu lục địa ẩm chịu ảnh hưởng của gió mùa, khá khô hạn (phân loại khí hậu Köppen Dwa), có đặc trưng là mùa hèư nóng và ẩm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Á; và mùa đông thường lạnh, lộng gió và khô do ảnh hưởng của áp cao Siberi. Vào mùa xuân, Bắc Kinh có thể phải chịu các cơn gió cát thổi đến từ thảo nguyên Mông Cổ, kèm theo đó là nhiệt độ ấm lên nhanh chóng, song thường khô. Mùa thu cũng giống mùa xuân, Bắc Kinh được nhận một lượng mưa nhỏ, song mùa này có không khí khô và lạnh và kéo dài ngắn. Nhiệt độ trung bình tháng của Bắc Kinh vào tháng 1 là −3,7 °C, trong khi vào tháng 7 là 26,2 °C. Lượng giáng thủy bình quân hàng năm là khoảng 570 mm (22,4 in), với gần ba phần tư xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8. Nhiệt độ cực độ là từ −27,4 °C đến 42,6 °C.

Văn hóa

[sửa]

Kinh kịch là một thể loại kịch nghệ truyền thống được biết đến khắp Trung Quốc. Kinh kịch thường được tán dương là một trong các thành tựu lớn nhất của văn hóa Trung Quốc. Thể loại kịch nghệ này được biểu diễn với việc kết hợp điệu hát, đối thoại, và hành động theo quy luật liên quan đến cử chỉ, chuyển động, chiến đấu và nhào lộn. Kinh kịch phần lớn được biểu diễn bằng cổ ngữ, khá khác so với phương ngữ Bắc Kinh hiện nay.

Ẩm thực Bắc Kinh tiếp thu các truyền thống nấu nướng trên khắp Trung Quốc, trong đó vịt quay Bắc Kinh có lẽ là món ăn được biết đến nhiều nhất. Phục linh giáp bính (茯苓夹饼) là một loại đồ ăn nhanh truyền thống của Bắc Kinh, nó là một cái bánh (bính) giống như một chiếc đĩa phẳng và được nhồi một thứ được làm từ phục linh, một loại nấm được sử dụng trong Trung y. Các trà quán khá phổ biển tại Bắc Kinh.

Công nghệ và truyền thống làm Cảnh Thái lam (景泰蓝) là một đặc trưng nghệ thuật của Bắc Kinh, và là một trong những nghề thủ công được tôn kính nhất tại Trung Quốc. Muốn làm được Cảnh Thái lam phải có các quy trình tỉ mỉ và phức tạp. Sơn màu Bắc Kinh cũng nổi tiếng với các mẫu hình tinh tế và có hồn được khắc trên bề mặt.

Trong những thập niên gần đây, cư dân trẻ của Bắc Kinh đã bị thu hút vào cuộc sống về đêm, phá vỡ truyền thống văn hóa khi xưa là chỉ hạn chế trong tầng lớp thượng lưu.

Đến

[sửa]

Bằng hàng không

[sửa]

Sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh là sân bay nhộn nhịp nhất Trung Quốc, lượng khách tăng trưởng 2 con số kể từ năm 2003, là sân bay bận rộn nhất Châu Á về lượng máy bay hoạt động, vượt lên trên Sân bay Quốc tế Tokyo. Về lượng khách, sân bay này bận rộn thứ 2 Châu Á và bận rộn thứ 14 thế giới năm 2005 với tổng lượng khách phục vụ là 33.143.003, cao hơn Sân bay Quốc tế Hồng Kông. Năm 2009, sân bay này đã phục vụ 488.495 lượt chuyến, 65.329.851 lượt khách. Năm 2010, sân bay phục vụ 73,8 triệu lượt khách, là sân bay lớn nhất Trung Quốc về lượt khách thông qua, là sân bay thứ 2 thế giới về số lượt khách thông qua, chỉ sau sân bay quốc tế Hartsfield–Jackson Atlanta ở thành phố Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ (với 89,3 triệu lượt khách). Sân bay này cách trung tâm Bắc Kinh 20 km về phía đông bắc.

Có tuyến bay thẳng giữa sân bay này với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, bạn có thể nối chuyến giữa Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh đến Thâm Quyến, Đài Loan hay Hồng Kông sau đó đến Bắc Kinh.

Bằng tàu điện/hỏa

[sửa]

Bằng ô-tô

[sửa]

Bằng buýt

[sửa]

Bằng tàu thủy

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Bắc Kinh là một trong các đầu mối lớn nhất trong mạng lưới đường sắt Trung Quốc. Tám tuyến đường sắt tỏa ra từ Bắc Kinh đến: Thượng Hải (tuyến Kinh-Hỗ), Quảng Châu (tuyến Kinh-Quảng), Cửu Long thuộc Hồng Kông (tuyến Kinh-Cửu), Cáp Nhĩ Tân (tuyến Kinh-Cáp), Bao Đầu (tuyến Kinh-Bao), Tần Hoàng Đảo (tuyến Kinh-Tần), Thừa Đức (tuyến Kinh-Thừa) và Nguyên Bình (Kinh-Nguyên). Thêm vào đó, Bắc Kinh còn là điểm đầu của các tuyến đường sắt cao tốc: đoạn Bắc Kinh-Thạch Gia Trang thông xe năm 2012 của đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Quảng Châu - Thâm Quyến - Hồng Kông, đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải thông xe vào năm 2011, đường sắt liên thành Bắc Kinh - Thiên Tân thông xe vào năm 2008. Các ga đường sắt chính của Bắc Kinh là ga Bắc Kinh- mở cửa từ năm 1959; ga Bắc Kinh Tây- mở cửa từ năm 1996; và ga Bắc Kinh Nam- được xây dựng lại thành một ga đường sắt cao tốc vào năm 2008.

Bắc Kinh được kết nối bằng đường bộ đến mọi nơi tại Trung Quốc, 9 tuyến đường cao tốc quốc gia và 11 tuyến quốc lộ của Trung Quốc đi qua Bắc Kinh. Giao thông đô thị Bắc Kinh dựa vào 5 tuyến đường vành đai đồng tâm bao quanh thành phố, trong đó khu vực Tử Cấm thành được xác định là tâm điểm của các tuyến đường vành đai. Các tuyến đường vành đai của Bắc Kinh có hình dạng giống với hình chữ nhật hơn là vòng tròn. Không có đường vanh đai 1 chính thức, đường vành đai 2 nằm trong nội thị. Các tuyến đường vành đai có khuynh hướng trở nên tương như như đường cao tốc khi chúng mở rộng ra phía ngoài, trong đó đường vành đai 5 và đường vành đai 6 hoàn toàn là đường cao tốc quốc gia, chỉ có giao điểm với các đường khác. Hệ thống đường xá tương đối kém phát triển đã làm trầm trọng thêm vấn đề giao thông của Bắc Kinh. Bố trí đô thị của Bắc Kinh cũng góp phần vào điều này.

Tàu điện ngầm Bắc Kinh mở cửa vào năm 1971, và chỉ có hai tuyến cho đến khi tuyến 13 bắt đầu hoạt động vào năm 2002. Từ đó, hệ thống tàu điện ngầm đã được mở rộng thành 6 tuyến. Tuyến 1 và tuyến Bát Thông, băng qua hầu như toàn bộ khu vực đô thị của Bắc Kinh từ đông sang tây. Tuyến 4 và tuyến 5 là hai tuyến bắc-nam. Thành phố có gần 700 tuyến xe buýt và xe ô tô điện, bao gồm ba tuyến xe buýt nhanh.

Bắc Kinh từ lâu đã nổi tiếng với số lượng xe đạp trên các đường phố. Tuy vậy, với sự gia tăng của số lượng ô tô, việc sử dụng xe đạp đã suy giảm, song vẫn là một hình thức giao thông địa phương quan trọng. Có thể trông thấy một lượng lớn người đi xe đạp trên các đường phố Bắc Kinh, và hầu hết các tuyến đường chính đều có làn riêng cho xe đạp. Bắc Kinh có địa hình tương đối bằng phẳng, khiến cho việc đi xe đạp trở nên thuận tiện.

Xem

[sửa]
  • Cố Cung hay Tử cấm thành: được xây dựng theo kết cấu ba vòng thành, tọa lạc tại trung tâm Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc bằng gỗ cổ đại lớn nhất, quy mô nhất còn tồn tại đến ngày nay trên thế giới. Được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 4 (nhà Minh), đến nay Tử Cấm Thành đã có hơn 600 năm lịch sử. Cố Cung là một trong các địa điểm thu hút khách chính ở Bắc Kinh.
  • Thiên An Môn là quảng trường được người dân Trung Quốc xem như là trung tâm của đất nước. Đây là nơi chứng kiến và diễn ra rất nhiều sự kiện trọng đại của Trung Quốc như cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn 1989 (còn được biết đến với tên gọi Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn). Đến quảng trường Thiên An Môn, bạn có thể đi thăm bia kỉ niệm anh hùng Nhân dân, lăng Mao Trạch Đông, bảo tàng lịch sử quốc gia, đại lộ Trường An
  • Vạn lý trường thành: Được xây dựng vào thời nhà Tần, từ thế kỷ 5 trước Công nguyên cho đến thế kỷ 16, bức tường thành dài nổi tiếng của Trung Quốc, Vạn lý trường thành (ý nghĩ là Thành dài vạn lý) là một công trình có thể coi là lớn nhất của loài người từng tạo ra, là một kì quan được dựng xây bằng xương máu. Vào thời điểm đó, Vạn Lý Trường Thành được xây dựng nhằm chống lại sự xâm lược của giặc ngoài.
  • Di Hòa Viên: Di Hòa Viên có lịch sử tồn tại trên 800 năm. Hai cảnh nổi bật ở Di Hòa Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó có diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vườn chia làm 3 khu vực. Khu hành chính chủ yếu là Nhân Thọ Điện – nơi Từ Hy tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự. Khu nghỉ ngơi gồm các điện và vườn hoa. Và cuối cùng là khu phong cảnh.
  • Sân vận động Olympic hay sân vận động tổ chim: Được khởi công xây dựng vào năm 2001, sân vận động Olympic Bắc Kinh được người ta biết đến với cái tên sân vận động "Tổ chim" do thiết kế độc đáo của nó. Đây là một công trình lớn của Trung Quốc được xây dựng phục vụ cho Olympic với tổng diện tích sàn hơn 250000 mét vuông, và có sức chứa tới 91.000 người. Đến Bắc Kinh, du khách cũng đừng nên bỏ qua cơ hội thăm quan địa điểm này để chime ngưỡng một trong những công trình phục vụ cho Olympic Bắc Kinh lớn nhất thế giới.

Làm

[sửa]

Học

[sửa]

Học tiếng Trung

[sửa]

Khi bạn muốn học tiếng Trung tại Bắc Kinh bạn có thể đăng ký vào Đại học hoạc Trường học ngôn ngữ.

Trường học tiếng Trung tại Bắc Kinh:

  • Trường học Hutong School Thượng Hải Điện thoại: (+86) 10 6403 8670
  • Công việc

    [sửa]

    Mua

    [sửa]

    Ăn

    [sửa]

    Uống

    [sửa]

    Ngủ

    [sửa]

    An toàn

    [sửa]

    Y tế

    [sửa]

    Liên lạc

    [sửa]

    Điểm tiếp theo

    [sửa]