[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Aleksandr Sergeyevich Pushkin

Bộ sưu tập danh ngôn mở Wikiquote
Tượng đài Pushkin tại Moskva

Aleksandr Sergeyevich Pushkin (tiếng Nga: Александр Сергеевич Пушкин; 6 tháng 6 năm 1799 - 29 tháng 1 năm 1837) là thi hào, văn sĩ, kịch tác gia, được tôn vinh là Mặt trời thi ca Nga và sáng lập văn chương Nga hiện đại.

Trích dẫn của Pushkin

[sửa]
  • 1826, Пророк (Bậc tiên tri), bản in
    И, обходя моря и земли,
    Глаголом жги сердца людей
    • Xuân Diệu dịch:
      Năm châu bốn bể đi liền
      Mà đem lời nói đốt tim muôn người!
      [1]
  • 1829, Я вас любил… (Tôi yêu em), bản in
    Я вас любил: любовь ещё, быть может,
    В душе моей угасла не совсем;
    Но пусть она вас больше не тревожит;
    Я не хочу печалить вас ничем.
    Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
    Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
    Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
    Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
    [2]

Trích dẫn về Pushkin

[sửa]
  • 13/3/1937, P.T.T (tồn nghi là Phan Khôi), Nhân lễ bách chu niên một nhà đại thi hào Nga: Pouchkine trên Tạp chí Sông Hương số 30
    Mặc những lời dèm pha của bọn phản động hồi chính phủ Sô-viết mới lên cầm quyền, Pouchkine ngày nay vẫn là người được toàn thể dân Nga sùng bái nhất. Sau cuộc cách mệnh, họ vẫn biết thưởng thức thi ca như thường, chứ không như lời chúng phao vu: hễ cách mệnh lắm thì hai tai hóa ù, không còn nghe những giọng réo rắt của thi nhân được nữa. Ngày lễ bách chu niên Pouchkine vừa rồi tại Nga thực là câu đáp hùng hồn cho lời dèm pha ấy.[3][4]

Xem thêm

[sửa]

Tham khảo

[sửa]
  1. ^ “Bậc tiên tri”. Thi viện. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Pu-skin (1986). Thơ trữ tình. Thúy Toàn dịch, in trong Sách giáo khoa Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, Ngữ văn 11 từ 2007 tại Việt Nam. Nhà xuất bản Văn học. 
  3. ^ Lý Ngọc (1 tháng 12 năm 2021). “Dịch giả Thúy Toàn: 'Puskin dạy tôi sự kiêu hãnh ấy'. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ “Phụ lục 1: Tồn nghi các tác phẩm có thể là của Phan Khôi”. Lại Nguyên Ân. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa]