Sư phạm phê phán
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |
Sư phạm phê phán là một phương pháp giảng dạy nhằm giúp người học đặt câu hỏi đối với và thách thức lại sự thống trị, và những niềm tin và thực hành mang tính thống trị. Nói một cách khác, đây là một lý thuyết và thực tiễn giúp người học đạt được nhận thức phê phán. Ira Shor, nhà giáo dục sư phạm phê phán, định nghĩa sư phạm phê phán là
Những nếp nghĩ, đọc, viết và nói tìm xuống dưới ý nghĩa bề mặt, những ấn tượng ban đầu, những thần thoại chủ đạo, những lời tuyên bố chính thức, những khuôn sáo lâu đời, những châm ngôn vững chắc, và những ý kiến đơn thuần, để hiểu được ý nghĩa sâu sắc, nguyên nhân cội rễ, bối cảnh xã hội, ý thức hệ, và những hệ quả cá nhân của hành động, sự kiện, hiện vật, quá trình, tổ chức, trải nghiệm, văn bản, vấn đề, chính sách, truyền thông đại chúng, hoặc diễn ngôn (Trao quyền Giáo dục, 129).
Trong cách giảng dạy này, nhà giáo dẫn dắt học sinh nghi vấn những ý thức hệ và thực hành được coi là áp chế (bao gồm ngay cả chính những gì diễn ra trong nhà trường), và khuyến khích những hành động cá nhân và tập thể giải phóng bản thân ra khỏi những điều kiện thực tế trong đời sống của chính mình.
Người học thường xuất phát như thành viên một nhóm hoặc một quá trình mà họ cần tìm hiểu một cách phê phán (bao gồm tôn giáo, bản sắc quốc gia, các chuẩn mực văn hóa, hoặc những vai trò được trông đợi). Sau khi đã đạt tới điểm thức nhận, ở đó người học bắt đầu nhận ra xã hội hiện tại của họ có vấn đề sâu sắc, họ sẽ được tiếp tục cổ vũ chia sẻ tri thức này nhằm vào một nỗ lực hướng tới thay đổi bản chất áp bức của xã hội.
Các chủ đề
[sửa | sửa mã nguồn]Để khuyến khích người học thay đổi quan điểm từ chỗ chấp nhận những chuẩn mực xã hội (mà những người phê phán cho là dễ dãi) sang phê phán một cách độc lập (mà xã hội chủ lưu cho rằng mang tính hoài nghi yếm thế), giảng viên thường đưa ra những thách thức đối với các biểu tượng anh hùng hoặc thứ lịch sử tự tô vẽ, sử dụng những bài viết mâu thuẫn hoặc những quan điểm từ bên ngoài về cùng một chủ đề.
Các thí dụ tổng quát
Để cổ vũ học sinh có cái nhìn phê phán, nhà giáo có thể dùng những cách sau đây để thách thức những hệ thức được chấp nhận chung trong xã hội của học sinh:
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu về một cuộc chiến tranh mà xã hội của họ tiến hành và cho rằng cuộc chiến đó là chính đáng, rồi đánh giá một cách phê phán xem cuộc chiến đó có đáp ứng đúng những chuẩn mực của một cuộc chiến tranh chính nghĩa hay không.
- Khuyến khích học sinh khám phá những vấn đề quyền lực trong chính gia đình của mình.
- Dẫn dắt học sinh xem xét những thông điệp cơ bản của văn hóa phổ thông và truyền thông đại chúng.
- Đề nghị đánh giá những cuộc tranh luận hiện đang diễn ra trong xã hội đương đại, như tính chính đáng của chính phủ Hoa Kỳ trong việc chi tiêu cho vũ khí hạt nhân thay vì các chương trình sức khỏe quốc tế.
- Đặt ra câu hỏi liệu vị hoàng đế trong câu chuyện ẩn dụ trên thực tế có mặc quần áo không.
Những ví dụ khái niệm trong thực tế thường được đưa ra để khuyến khích tư duy phê phán là:
Thách thức truyền thuyết tôn kính về Christopher Columbus và dẫn dắt người học khảo cứu các nguồn tư liệu gốc do nhân vật này để lại hoặc về nhân vật này. Có thể gợi ý dùng các nguồn như Huyền Thuyết, hoặc những nguồn khác cho thấy những quan điểm không thống nhất về di sản do những nỗ lực của nhân vật này mang lại.
Kết quả
[sửa | sửa mã nguồn]Kết quả thông dụng của phương pháp giảng dạy này là khiến cho học sinh lần đầu tiên nhìn nhận những khía cạnh nhất định trong lối sống, quốc gia, hoặc văn hóa của họ một cách tiêu cực.
Thí dụ, một người theo cách học này khi nghiên cứu về văn hóa Hoa Kỳ có thể phát triển một nhãn quan cho rằng hầu hết mọi người trong xã hội Tây phương đều sống như mộng du giữa sự tồn tại tầm thường vô vị của tiêu dùng, sự phục tùng, và những lời tuyên truyền, và rằng họ cần phải được thức tỉnh.
Kêu gọi hành động
[sửa | sửa mã nguồn]Hầu hết giáo viên đều khuyến khích những học sinh nào đã đạt tới sự khai sáng thì chia sẻ tri thức của mình nhằm vạch trần những thất bại của xã hội để thúc đẩy sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên những nhà sư phạm phê phán khác lại hoài nghi về những lời tuyên bố được đưa ra trong một số diễn ngôn giải phóng hiện đại. Thay vì tìm cách 'khai sáng' cho những kẻ 'dễ dãi', những giáo viên này khám khá những khái niệm về bản sắc, lịch sử, dục vọng, v.v. cùng với người học, và lời kêu gọi hành động tiếp theo là do chính người học tự đưa ra.
Thí dụ
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thời kỳ phân biệt chủng tộc (apartheid) ở Nam Phi, phong trào cấp tiến hợp pháp được chế độ cho phép đã thôi thúc thành viên của Liên đoàn Nhà giáo cực tả của Nam Phi áp dụng sư phạm phê phán với tâm điểm là chống phân biệt chủng tộc ở các trường học và nhà tù ở Cape Town. Các nhà giáo hợp tác với nhau một cách không chặt chẽ tìm cách làm băng hoại học trình phân biệt chủng tộc và cổ vũ khảo cứu phê phán những điều kiện xã hội và chính trị bằng nhãn quan của những ý thức hệ dân chủ và nhân văn. Nỗ lực của những nhà giáo đó được thừa nhận là đã ủng hộ cho sự phản kháng và chủ nghĩa hành động của sinh viên[1].
Tài liệu nghiên cứu
[sửa | sửa mã nguồn]Các tác giả nổi danh của các công trình sư phạm phê phán là Paulo Freire, Rich Gibson, Michael Apple, Henry Giroux, Peter McLaren, và Howard Zinn. Những nhà giáo dục danh tiếng như Jonathan Kozol và Parker Palmerđôi khi cũng được đưa vào phạm trù phân loại này. Một số nhà sư phạm phê phán khác lại nổi danh bởi những quan điểm chống-trường học hoặc hủy-trường học (unschooling), đó là Ivan Illich, John Holt, Ira Shor, John Taylor Gatto, và Matt Hern. Phần lớn công trình này dựa trên thuyết vị nữ (feminism), chủ nghĩa Marx (marxism), Lukacs, Wilhelm Reich, thuyết hậu thuộc địa (post-colonialism), và những ngôn thuyết của Edward Said, Antonio Gramsci và Michel Foucault. Radical Teacher (Nhà giáo Cấp tiến) là một tờ tạp chí ủng hộ sư phạm phê phán và những vấn đề các nhà giáo dục phê phán quan tâm đến. Diễn đàn Đỏ (Rouge Forum) là một tổ chức online do những người liên quan đến sư phạm phê phán dẫn dắt.
Danh ngôn
[sửa | sửa mã nguồn]Đừng đi theo đời sống của cái ác; đừng sống lơ đễnh; đừng có những nhãn quan sai lầm; đừng sùng bái những gì trần tục. Bằng cách đó ta có thể thoát khỏi khổ đau.
— Buddha, Dhammapada, Loka Vagga, lời 167
Nếu một người đạt được thế giới mà đánh mất linh hồn mình, thì liệu anh ta còn được lợi gì?
— Jesus, Bible, Gospel of Matthew chương 16, lời 26
Ta đã sống trong sự điên dại, muốn biết rõ nguồn cơn, bèn gõ vào cánh cửa. Cửa mở. Hóa ra ta gõ từ bên trong!
— Jelaluddin Rumi, trans. Coleman Barks
Phim
[sửa | sửa mã nguồn]Trong bộ phim The Matrix (Ma trận), bối cảnh là một cấu trúc áp bức nhân tạo truyền dẫn cho nạn nhân một sự tự mãn thông qua một dạng thức hiện thực ảo, tương tự như trang web thế giới mà bạn đang trầm mình vào lúc này đây. Mâu thuẫn nguyên khởi của bộ phim là nhân vật chính Neo (nghĩa đen gốc Latin, Mới) nắm bắt được sự thật này bằng cách từ bỏ niềm tin vào hiện thực mà anh ta đã từng chấp nhận một cách không nghi vấn.
Trong phim They Live (Họ sống) của John Carpenter, cặp kính mát đặc biệt giúp nhân vật chính nhìn thấy được những thông điệp ẩn giấu đã ru ngủ dân chúng và khuyến dụ họ phục tùng. Cặp kính này chính là ẩn dụ hình ảnh của nhận thức phê phán. Nhưng nhận thức này cũng gây ra sự khó chịu, và nhân vật chính phải nhờ một người khác mang giúp kính.
Trong phim tiểu sử Stand and Deliver (Đứng và Trao), Jaime Escalante thách thức sinh viên thị thành học giỏi môn toán.
Một cuốn phim của Peter Weir, Dead Poets Society (Xã hội của những thi nhân chết), diễn ra ở một trường chuẩn bị đại học ở Mỹ vào thập niên 1950. Thầy giáo John Keating cổ vũ học sinh tư duy tự do, thách thức những chuẩn mực xã hội và nắm lấy hiện tại.
Trong phim Accepted (Được nhận), đứng trước sức ép văn hóa và từ phía phụ huynh phải nhập học cao đẳng, một nhóm học sinh vừa tốt nghiệp trung học nhưng không đậu cao đẳng đã dựng nên một trường cao đẳng hư cấu. Dưới dạng phim hài dành cho tuổi vị thành niên, trên thực tế Được nhận minh họa quan niệm của Freire về sư phạm phê phán bằng cách chỉ ra rằng, sinh viên chỉ học được một điều gì khi phải đối diện với câu hỏi "Các em muốn học cái gì?", và khi một nhà khoa học có khuynh hướng bài trừ những niềm tin lâu đời cổ vũ các em học sinh cần nghi vấn những giả định xã hội khác nhau.
Âm nhạc
[sửa | sửa mã nguồn]Khi tôi nghĩ lại về tất cả những điều rác rưởi tôi học trong nhà trường, thì quả thật việc tôi còn suy nghĩ được là một điều kỳ diệu.
— Paul Simon, Kodachrome
Chúng ta không cần giáo dục, Chúng ta không cần kiểm soát tư duy. Không cần lời mỉa mai đen tối trên giảng đường. Thầy giáo ơi, hãy tha cho bọn trẻ! Cuối cùng thì thầy cũng chỉ là một viên gạch trên tường mà thôi.
— Pink Floyd, Another Brick in the Wall part 2 (Một viên gạch nữa trên tường, đoạn 2)
Thế nhưng điều thú vị là tất cả những học sinh còn sót lại, những người tham gia thâu tiếng trong hợp tuyển bài ca của Pink Floyd đều thống nhất với nhau rằng họ không ủng hộ một quan điểm cực đoan như những tình cảm mà soạn giả biểu đạt trong bài ca này. [1]
Thầy giáo đứng trước lớp, nhưng không thể nhớ ra bài giảng. Những cặp mắt học sinh không chấp nhận những lời nói dối nhảy nhót trên bức tường mẹ kiếp. Thầy giữ nguyên sự điềm đạm, tôi đoán thầy sợ làm thằng ngốc. Học sinh ngồi đó tự mãn và lắng nghe vài lời cặn bã thầy học ở trường.
— Zack de la Rocha, Rage Against the Machine (Thịnh nộ với Cỗ máy), Take the Power Back (Giành lại Quyền lực)
Đây là một vài thí dụ về các nghệ sĩ soạn nhạc đã khám phá thế giới sư phạm phê phán. Nhiều nghệ sĩ khác nhau như Bob Dylan, Joan Baez, Public Enemy, System of A Down, Propagandhi, The Beatles, và Eminem được coi là nâng cao nhận thức phê phán và thách thức thẩm quyền trong một số tác phẩm của mình.
Những dạng nghệ thuật khác
[sửa | sửa mã nguồn]Sư phạm phê phán được vận dụng xuyên suốt trong cuốn truyền hoang đường The Invisibles (Những kẻ vô hình) của Gran Morrison. Đó là chủ đề chính và cốt truyện xuyên suốt các tập, đặc biệt là một vài tập đầu và tập cuối cùng. Một cuốn sách dành cho độc giả vị thành niên của Lois Lowry, The Giver (Người cho tặng) khắc họa một xã hội thiên đàng ảo mộng dần dần trở thành vỡ mộng. Jonas, nhân vật chính trong truyện, trở thành "Người nhận ký ức" và trải qua một quá trình có thể so sánh với sự phát triển của nhận thức phê phán. Mặc dù một số nhóm bảo thủ phê phán rằng ý tưởng của cuốn sách không phù hợp với trẻ em, cuốn sách vẫn được đưa vào danh mục tham khảo cho trường trung học phổ thông ở một số quận huyện.
Phê bình sư phạm phê phán
[sửa | sửa mã nguồn]Tiếp cận này có những người chỉ trích. Họ tấn công vào phương pháp luận, mục đích, và hình thức. Sau đây là một số quan điểm đối lập.
- Những nhà giáo sử dụng phương pháp này thường hạn chế lớp học theo hướng chống lại tình trạng hiện tại (anti-status quo) thay vì cho phép người học tự quyết định xem mình có đồng ý hay bất đồng với tình trạng đó.
- Cách tiếp cận tìm hiểu bản chất của xã hội này thường được trình bày theo một phong cách rất trí thức. Khi một cá nhân có mối quan tâm tìm ra được độ tin cậy của những lời khẳng định họ thường cố hữu tự coi mình tách ra khỏi phần còn lại của xã hội. Những người phê bình mô tả hình ảnh tự thân đó là có tính thượng lưu vì nó loại ra phần lớn xã hội và như vậy làm cản trở sự tiến bộ. Bằng cách cổ vũ người học coi thường hạ thấp truyền thống, sự tôn ti thứ bậc (chẳng hạn như quyền kiểm sát của cha mẹ đối với con cái) và tự cô lập, mục tiêu của sư phạm phê phán đã vượt ra khỏi mong muốn gây trồng tính sáng tạo và khám phá.
- Sự thiếu niềm tin ở cấp độ cao đối với những sự thật chung nhất được chấp nhận sẽ tạo ra những lý thuyết âm mưu (conspiracy theories) vô tận.
- Những nhà sư phạm phê phán thường lựa chọn các hình tượng biểu trưng để cật vấn rồi phá hủy một cách có chủ đích: chẳng hạn, chọn Thomas Jefferson mà không chọn Martin Luther King.
- Nhiều người chủ trương sư phạm phê phán thường chưa bao giờ tham gia những cuộc đấu tranh thực sự và thường dùng lãnh vực này để tự tôn chính mình và phục vụ cho mưu đồ xuất bản chứ không phải cho một phong trào xã hội. Chẳng hạn như Paulo Freire có thể bị phê bình một cách chính đáng là ông chỉ hô hào làm cách mạng ở những nơi mình không có mặt, còn ở những nơi mình sống thì chỉ chủ trương cải cách.
- Trong nhiều trường hợp, sư phạm phê phán là một phong trào đối lập với những phong trào cách mạng hoặc theo chủ nghĩa Marx vì có thể dễ dàng nhận thấy cội rễ của sư phạm phê phán từ những cộng đồng có nền tảng Thiên Chúa giáo ở châu Mỹ La tinh, được tạo ra để phòng ngừa chiến tranh giai cấp. Phần lớn sư phạm phê phán tập trung vào văn hóa, ngôn ngữ, và những gì trừu tượng về sự thống trị, chứ không phê phán tính trung tâm của giai cấp, sự xa lánh, và bóc lột.
Tài liệu trích dẫn
[sửa | sửa mã nguồn]^ Wieder, Alan (2003). Voices from Cape Town Classrooms: Oral Histories of Teachers Who Fought Apartheid [Những giọng nói từ những giảng đường ở Cape Town: Lịch sử truyền miệng của những nhà giáo đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc]. History of Schools and Schooling Series [Tủ sách Lịch sử Trường học và Dạy học], vol. 39. New York: Peter Lang. ISBN 0-8204-6768-5.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]• Inclusive classroom (giảng đường bao hàm)
• Conscientization (xây dựng lương tri)
• Queer Pedagogy (sư phạm đồng tính)