[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Nhai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhai (Chewing) hoặc nghiến hay gặm là quá trình dùng răng để nghiền thức ăn hoặc làm nhỏ thức ăn để mớm cho con nhỏ. Đây là bước đầu tiên của quá trình tiêu hóa và nó là động tác, cử động phối hợp của răng (răm hàm), khoang mồm, lưỡi để phân nhỏ và nhuyễn diện tích bề mặt của thức ăn để cho phép các enzym phân hủy hiệu quả hơn. Trong quá trình nhai, thức ăn được má làm cố định và lưỡi đưa, chuyên giữa các hàm răng để nghiền nhỏ. Các cơ nhai cử động hàm để đưa răng tiếp xúc không liên tục, khớp cắn và mở nhiều lần. Khi tiếp tục nhai, thức ăn được làm mềm hơn và ấm hơn, và các enzym trong nước bọt bắt đầu phân hủy carbohydrate trong thức ăn.

Sau khi nhai, thức ăn sẽ được nuốt xuống vùng hầu họng để đi vào thực quản đến dạ dày. Thức ăn sẽ đi vào thực quản và qua nhu động ruột tiếp tục đến dạ dày, nơi diễn ra bước tiêu hóa tiếp theo. Tăng số lần nhai mỗi lần cắn sẽ làm tăng các hormone đường ruột có liên quan. Các nghiên cứu cho thấy nhai có thể làm giảm cảm giác đói (nên mới có câu: nhai kỹ no lâu). Việc nhai mớm đôi khi được cha mẹ thực hiện cho trẻ sơ sinh khi không thể tự mình làm như vậy. Thức ăn được nghiền nhỏ trong miệng của cha mẹ thành hỗn hợp nhuyễn và sau đó mem hay mớm (truyền qua trực tiếp bằng miệng) cho trẻ sơ sinh (Một số động vật khác cũng mớm như vậy). Gia súc và một số động vật khác, được gọi là động vật nhai lại, nhai thức ăn nhiều hơn một lần (nhai đi nhai lại) để thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Sau lần nhai đầu tiên, thức ăn này được gọi là thức ăn ợ lại (cud)

Nhai phần lớn là một sự thích nghi đối với thú ăn cỏ, chúng có cấu tạo răng hàm đặc biệt, bằng, nhẵn để nhai, nghiền thực vật (cỏ cây, lá, rễ, hoa quả) và thường gọi là "nhai đi nhai lại". Động vật ăn thịt thường nhai qua loa hoặc nuốt chửng toàn bộ thức ăn hoặc nhai thành từng tảng, từng miếng (khối) để nuốt nên thường gọi là "ăn tươi nuốt sống" (điển hình như kiểu ăn của các loài sói), răng hàm chúng thường sắc để nghiến cắt thịt, nhiều loài có kiểu nhai một bên hàm, ví dụ như hổ có kiểu ăn một bên hàm. Hành động nuốt thức ăn (hoặc những viên thuốc) mà không cần nhai này gọi là nuốt lống. Một số tên gọi hình tượng về nhai như: nhai nhồm nhoàm chỉ về việc ăn một khối lượng lớn đầy miệng, hay nhai ngấu nghiến chỉ về việc nhai nhanh, vội vàng, thường là do đói, nhai nhóp nhép chỉ về việc nhai các thứ dai nhách, nhỏ nhắn, hay nhai rau ráu chỉ về việc nhai những thứ cứng rắn, nhai trệu trạo chỉ về việc nhai chậm chạp, khó khăn, hay nhâm nhi, nhấm nháp chỉ về nhai từ tốn, lai rai, từng ít một.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Miquel-Kergoat, Sophie; Azais-Braesco, Veronique; Burton-Freeman, Britt; Hetherington, Marion M. (2015-11-01). "Effects of chewing on appetite, food intake and gut hormones: A systematic review and meta-analysis". Physiology & Behavior. 151: 88–96. doi:10.1016/j.physbeh.2015.07.017. ISSN 1873-507X. PMID 26188140.
  • Holmes, Wendy (2007), "Influences on maternal and child nutrition in the highlands of the northern Lao PDR", Asia Pac J Clin Nutr, 16 (3): 537–545, PMID 17704036
  • Peyron, Marie-Agnès; Olivier Blanc; James P. Lund; Alain Woda (2004-03-09). "Influence of Age on Adaptability of Human Mastication". Journal of Neurophysiology. 92 (2): 773–779. doi:10.1152/jn.01122.2003. PMID 15277595. Truy cập 2008-07-02.
  • Peyron, Marie-Agnès; Gierczynski, Isabelle; Hartmann, Christoph; Loret, Chrystel; Dardevet, Dominique; Martin, Nathalie; Woda, Alain (ngày 27 tháng 6 năm 2011). "Role of Physical Bolus Properties as Sensory Inputs in the Trigger of Swallowing". PLOS ONE. 6 (6): e21167. Bibcode:2011PLoSO...621167P. doi:10.1371/journal.pone.0021167. ISSN 1932-6203. PMC 3124480. PMID 21738616. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2017.
  • N'Gom, Papa Ibrahima; Woda, Alain (June 2002). "Influence of impaired mastication on nutrition". The Journal of Prosthetic Dentistry. 87 (6): 667–673. doi:10.1067/mpr.2002.123229. PMID 12131890.
  • Chen, Huayue; Iinuma, Mitsuo; Onozuka, Minoru; Kubo, Kin-Ya (ngày 9 tháng 6 năm 2015). "Chewing Maintains Hippocampus-Dependent Cognitive Function". International Journal of Medical Sciences. 12 (6): 502–509. doi:10.7150/ijms.11911. ISSN 1449-1907. PMC 4466515. PMID 26078711.
  • Hiiemae, K.M.; Crompton, A.W. (1985). "Mastication, Food Transport, and Swallowing". Functional Vertebrate Morphology.
  • Sanders, P. Martin; Clauss, Marcus (10 Oct 2008). "Sauropod Gigantism". Science. 322 (5899): 200–201. doi:10.1126/science.1160904. PMID 18845734. S2CID 206514245.
  • Madison. "10 Best Cold Press Juicer (Slow Juicer) 2020 - Reviews & Buying Guide". Cookware Stuffs. Truy cập 2020-03-20.