[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

NGC 2207 và IC 2163

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 2207 / IC 2163
Ảnh của Hubble (HST) chụp NGC 2207IC 2163.
Ảnh của: HST/NASA/ESO.
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoĐại Khuyển
Xích kinh06h 16m 22,0s / 06h 16m 28,0s[1]
Xích vĩ−21° 22′ 22″ / −21° 22′ 33″[1]
Dịch chuyển đỏ2741 ± 15 / 2765 ± 20 km/s[1]
Khoảng cách81 ± 39 Mly
(24,9 ± 12 Mpc)[2][3]
Cấp sao biểu kiến (V)12,2 / 11,6[1]
Đặc tính
KiểuSAB(rs)bc pec / SB(rs)c pec[1]
Kích thước biểu kiến (V)4′,3 × 2′,8 / 3′,0 × 1′,2[1]
Đặc trưng đáng chú ýThiên hà va chạm
Tên gọi khác
RR59 132,[cần dẫn nguồn] PGC 18749 / 18751[1]

NGC 2207 và IC 2163 là một cặp thiên hà xoắn ốc va chạm nhau nằm cách Mặt Trời khoảng 80 triệu năm ánh sáng[2] trong chòm sao Đại Khuyển. Cả hai thiên hà này đều được phát hiện bởi John Herschel vào năm 1835. Cho đến nay ba siêu tân tinh đã được quan sát trong NGC 2207 (SN 1975A, SN 1999ecSN 2003H). NGC 2207 đang trong quá trình tước thủy triều từ IC 2163.

Tháng 11 năm 1999, kính viễn vọng không gian Hubble đã quan sát hai thiên hà.

Tháng 4 năm 2006, kính viễn vọng không gian Spitzer đã quan sát hai thiên hà qua bước sóng hồng ngoại (xem hình phía dưới).

Sáp nhập các thiên hà

[sửa | sửa mã nguồn]

NGC 2207 đang trong quá trình va chạm và hợp nhất với IC 2163. Nhưng không giống như Antennae hay thiên hà Chuột, hai thiên hà này vẫn là các thiên hà xoắn ốc riêng biệt. Chúng đang ở giai đoạn đầu tiên của sự va chạm và hợp nhất. Chúng sẽ hợp nhất trong một tỷ năm nữa và trở thành một thiên hà elip.

Hình ảnh do kính Spitzer cung cấp năm 2006, tổng hợp từ 4 dải sóng khác nhau:
3,6 µm (xanh lam), 4,5 µm (xanh lá cây), 5,8 và 8,0 µm (màu đỏ).
Bên trái là NGC 2207, bên phải là IC 2163
Hai con mắt màu xanh là hai nhân của hai thiên hà thành phần.
Các cánh tay xoắn ốc màu đỏ chứa nhiều sao và cụm sao mới, hình thành ở thời kỳ đầu của vụ va chạm thiên hà
Rìa bên trái có một đốm trắng lớn, là một đám bụi khí khổng lồ dày đặc. Tại trung tâm đám bụi khí này có thể có sự suy sụp hấp dẫn của các ngôi sao tạo thành các lỗ đen
Hai thiên hà bắt đầu thu hút và xoay vòng quanh nhau khoảng 40 triệu năm trước khi các hình ảnh này xuất phát (cộng với thời gian ánh sáng đi đến chúng ta thì chúng đã bắt đầu bật nhạc điệu tango cách đây khoảng 120-150 triệu năm)
Các mô hình máy tính dự đoán kết quả sẽ là một thiên hà thống nhất có hình trái bóng
Hình ảnh của kính viễn vọng không gian Spitzer chụp bằng bước sóng hồng ngoại về NGC 2207 và IC 2163. Ảnh của: NASA/JPL.
Hình ảnh ESO về NGC 2207 và IC 2163.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 2207 / IC 2163. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2006.
  2. ^ a b “Distance Results for NGC 2207”. NASA/IPAC Extragalactic Database. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2010.
  3. ^ “Ready for the Cosmic Ball” (Thông cáo báo chí). Spitzer nói khoảng cách là 140 triệu năm ánh sáng. 26/4/2006. Truy cập 25/12/2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Việt)