[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Hồi giáo

Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Islam)

Vầng trăng lưỡi liềm cùng ngôi sao năm cánh là biểu tượng của Hồi giáo

Hồi giáo hay còn gọi là đạo Hồi hay là đạo Islam[note 1] (tiếng Ả Rập: الإسلام‎, chuyển tự al-ʾIslām) là một tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, độc thần, dạy rằng chỉ có một Thiên Chúa (Allah) và Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa.[1][2] Đây là tôn giáo lớn thứ hai thế giới[3] với hơn 2 tỷ người theo đạo Hồi, tương đương 25% dân số thế giới và họ thường được gọi là người Hồi giáo.[4] [5] Hồi giáo chiếm phần lớn dân số ở 50 quốc gia.[3] Hồi giáo dạy rằng Thiên Chúa là lòng thương xót, Đấng Toàn năng và Duy nhất,[6] và Chúa đã hướng dẫn loài người qua các sứ giả, thánh thư được tiết lộ và các dấu hiệu tự nhiên.[2][7] Kinh sách chính của Hồi giáo là Kinh Qur'an (Cô-ran), được người Hồi giáo xem là lời nguyên văn của Thiên Chúa, và các giáo lý và ví dụ quy phạm (được gọi là sunnah, bao gồm các ghi chép được gọi là hadith) của Muhammad (570 – 8 tháng 6 632).

Người Hồi giáo tin rằng Hồi giáo là phiên bản hoàn chỉnh và phổ quát của một đức tin nguyên thủy đã được tiết lộ nhiều lần trước đây thông qua các tiên tri bao gồm Adam, Abraham, Moses và Jesus.[8][9][10] Người Hồi giáo coi Kinh Qur'an trong tiếng Ả Rập gốc của nó là sự mặc khải không thay đổi và cuối cùng của Thiên Chúa.[11] Giống như các tôn giáo Abraham khác, Hồi giáo cũng dạy về một ngày phán xử cuối cùng với người tốt sẽ được lên thiên đường và người xấu sẽ bị trừng phạt tại địa ngục.[12][13] Các khái niệm và thực hành tôn giáo bao gồm Năm trụ cột Hồi giáo, là những hành vi tôn giáo bắt buộc và tuân theo luật Hồi giáo (sharia), ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống và xã hội, từ ngân hàng và phúc lợi cho phụ nữ và môi trường.[14][14][15] Các thành phố Mecca, MedinaJerusalem là nơi có ba địa điểm linh thiêng nhất trong đạo Hồi.[16]

Bên cạnh những câu chuyện mang tính thần học,[14][17][18] Hồi giáo được lịch sử cho là có nguồn gốc từ đầu thế kỷ thứ 7 sau CN tại Mecca,[19] và đến thế kỷ thứ 8 các vua Nhà Omeyyad kéo dài từ Iberia ở phía tây đến Sông Indus ở phía đông. Thời đại hoàng kim Hồi giáo đề cập đến thời kỳ truyền thống có niên đại từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13, trong thời đại Abbasid Caliphate, khi phần lớn thế giới Hồi giáo trong lịch sử đang trải qua thời kỳ hưng thịnh về khoa học, kinh tế và văn hóa.[20][21][22] Sự mở rộng của thế giới Hồi giáo liên quan đến nhiều caliphate khác nhau, như Đế chế Ottoman, thương nhân và việc chuyển đổi sang Hồi giáo bằng các hoạt động truyền giáo (dawah).[23]

Hầu hết người Hồi giáo là thuộc một trong hai giáo phái; Sunni (85-90%)[24] hoặc Shia (10-15%).[25] Khoảng 13% người Hồi giáo sống ở Indonesia, quốc gia đa số Hồi giáo lớn nhất;[26] 31% người Hồi giáo sống ở Nam Á,[27] dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới;[28] 20% tại Trung Đông, Bắc Phi,[29] nơi đây là tôn giáo thống trị;[30] và 15% ở châu Phi cận Sahara.[31] Các cộng đồng Hồi giáo có quy mô cũng được tìm thấy ở Châu Mỹ, Kavkaz, Trung Á, Trung Quốc, Châu Âu, Đông Nam Á lục địa, Philippines và Nga.[32][33] Hồi giáo là tôn giáo lớn phát triển nhanh nhất trên thế giới.[34][35][36]

Phong trào Darul Islam (Ngôi nhà Hồi giáo) tố cáo nhà nước phân biệt đối xử với Hồi giáo và khoan dung hơn với các cộng đồng thiểu số. Darul Islam nổi loạn đòi thành lập nhà nước Hồi giáo tại Indonesia và đã bị đàn áp. Đến năm 1962, tổ chức này bị quân đội xóa sổ.

Đến cuối thập niên 1990, xung đột bạo lực gia tăng trở lại chủ yếu do nhóm khủng bố Hồi giáo Jemaah Islamiyah (Cộng đồng Hồi giáo) có liên hệ với Al Qaeda thực hiện. Chúng tuyên bố phát động "thánh chiến". Đối tượng bị tấn công nhiều nhất là người Indonesia gốc Hoa và giáo dân Thiên Chúa giáo.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử, đạo Hồi ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Thiên sứ Muhammad nhận mặc khải của Thiên Chúa truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael (Gabriel). Đạo Hồi chỉ tôn thờ Thiên Chúa, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh). Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Jibrael.

Islam theo tiếng Ả rập có nghĩa là phục tùng, vâng mệnh, tuân theo, ngoài ra Islam còn là danh từ ghép từ 2 chữ Ikhlas & Salam (Bình an, Thuần khiết). Theo Hồi giáo, danh từ Islam được Allah dùng để gọi tôn giáo mà Ngài ban xuống được tìm thấy trong kinh Quran nên người Hồi giáo sử dụng tên này cho tôn giáo của mình

Các tên gọi và cụm từ liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu tượng của Hồi giáo được thế giới biết đến

Nguyên nghĩa của Hồi giáo trong tiếng Ả Rập là 'Islam' và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng đế". Người theo Islam, trong tiếng Ả Rập gọi là 'Muslim', do đó có các chữ muslim, moslem tiếng Anh và musulman tiếng Pháp, nghĩa là "người từ Mosul". Danh từ "Hồi giáo" xuất xứ từ dân tộc Hồi Hột. Hồi Hột là nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc từ năm 616 đến 840. Lúc rộng lớn nhất lãnh thổ họ đông đến Mãn Châu, tây đến Trung Á [37], và họ đã giúp nhà Đường dẹp được loạn An Lộc Sơn. Với thời gian, cách gọi đổi thành "Hồi Hồi". Tài liệu xưa nhất dùng danh từ "Hồi Hồi" là Liêu sử, soạn vào thế kỷ 12.[38] Đời nhà Nguyên (1260 - 1368), tại Trung Quốc, cụm từ "người Hồi Hồi" được dùng để chỉ định người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến đời Minh (1368 - 1644), cụm từ "người Hồi Hồi" mới dần dần đổi nghĩa để chỉ định tín đồ Islam.[38]

Trước đó, người Hán thường gọi Islam là Đại Thực giáo hay đạo A-lạp-bá.[39] "A-lạp-bá" (阿拉伯, bính âm: Ālābó, đọc từ Arabo) là phiên âm tiếng Hán của danh từ "Ả Rập". "Đại Thực" là phiên âm của chữ "Tazik" (大食, tiếng Hán trung cổ: dhɑ̀ jhiək), tiếng Ba Tư dùng gọi người "Ả Rập" (nhiều khả năng cũng có thể liên quan đến bộ tộc Tajik), vì Tazik là tên một bộ tộc người Ả Rập tiếp xúc nhiều với Ba Tư thời xưa.[40]

Do "Hồi Hồi" là tên gọi chủng tộc, không phải là dịch nghĩa của chữ Islam hay một tôn chỉ của Islam, nên một số người hạn chế dùng danh từ "Hồi giáo" hay "đạo Hồi". Trường hợp các tên "Đại Thực" hay "A-lạp-bá" cũng thế. Bởi thế, tại Trung Quốc, ngay từ năm 1335, thời nhà Nguyên, đã có người đề ra cụm từ Thanh Chân giáo (清真教) để thích nghi hơn với tiếng Hán[41]. Đề nghị này được hưởng ứng rộng rãi nên ngày nay Thanh Chân giáo là cụm từ được ghi trong nhiều từ điển tiếng Hán [42]. Tại Trung Quốc ngày nay cũng có nhiều "Thanh Chân tự" (清真寺) (thánh đường Islam) và "Thanh Chân thực đường" (清真菜堂) (quán ăn, nhà ăn halal).

Ngày nay tại Trung Quốc người ta cũng thường gọi Islam theo phiên âm là Y Tư Lan giáo (Phồn thể: 伊斯蘭教, giản thể: 伊斯兰教 Yīsīlán jiào).[43]. Cơ quan đại diện Islam chính thức tại Trung Quốc có tên là "Hiệp hội Y Tư Lan giáo Trung Quốc" (中国伊斯兰教协会 Zhōngguó Yīsīlánjiào xiéhuì) được ra đời ngày 11 tháng 5 năm 1953, trực thuộc chính quyền và có trụ sở tại Bắc Kinh. Wikipedia Trung văn cũng dùng danh từ Y Tư Lan giáo.

Nhiều tài liệu, văn bản trong tiếng Việt từ nhiều năm nay cũng dùng danh từ đạo Islam hay đạo Ixlam. Tuy nhiên, nhiều tín hữu Islam nói tiếng Việt vẫn dùng danh từ Hồi giáo vì đã quen nghĩ đến, nói đến danh từ này một cách tôn kính.

Tín đồ Islam lễ bái

Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Ki tô giáoDo Thái giáo. Thể hiện rõ trong kinh Koran (trong 6219 câu của kinh này đã thể hiện nội dung của kinh Cựu ƯớcTân Ước). Không như những tôn giáo bạn, đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qur'an, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qur'an là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng.

Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ướcTân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur'an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.

  • Jesus đối với người Hồi giáo là một sứ giả rất được kính mến, nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa (Allah), đối với họ Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con, như Thiên kinh Qur'an đã phán:
    Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đời? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật." (trích 6:101)
  • Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của AdamEva không phải là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai khác; ngoại trừ Allah.

Sự khác nhau giữa Cựu Ước, Tân ƯớcThiên Kinh Qur'an trên quan điểm Đấng Toàn Năng như sau:

Cựu Ước:

Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình.

sách Sáng Thế 1:27.

Tân Ước:

Ta và Cha ta là một.

Tân ước Gioan 10:30.

Thiên Kinh Qur'an:

Ngài là Đấng Duy Nhất. Allah Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với Ngài.

Thiên Kinh Qu'ran 112: 1-4.

Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự:

  1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Ả Rập là Allah).
  2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
  3. Tôn trọng quyền của người khác.
  4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
  5. Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
  6. Cấm ngoại tình.
  7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
  8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.
  9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
  10. Hãy khiêm tốn

(*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:

1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.

2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.

Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:

  • Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
  • Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợnloài vật ô uế.[44]
  • Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
  • Nghiêm cấm cờ bạc.[45]
  • Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
  • Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
  • Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
  • Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
  • Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng

Trên phương diện khoa học nhân văn, Hồi giáo là một tôn giáo ra đời vào thế kỷ thứ 7, dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáoKitô giáo. Đôi khi người ta cũng gọi Hồi giáo là đạo Muhammad (Muhammadanism), theo tên của đức sáng tổ.

Tuy nhiên, với những tín đồ Hồi giáo, đạo của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ, do Thượng đế tạo ra, và vì Thượng đế vốn bất sinh bất diệt nên đạo của Ngài cũng bất sinh bất diệt; còn Muhammad đơn thuần chỉ là một người "thuật nhi bất tác", thuật lại cho mọi người những mặc khải của Thượng đế mà thôi. Trong quan niệm của các tín đồ, Hồi giáo không khởi sinh từ Muhammad. Với họ, con người đầu tiên do Thượng đế tạo ra, tức Adam, là tín đồ Hồi giáo đầu tiên, và ngay từ thuở hồng hoang, khắp đất trời đã là một vương quốc Hồi giáo. Không chỉ người mà thôi, mà tất cả muông thú, cỏ cây đều tuân theo Hồi giáo cả. Sở dĩ Adam và loài người được kiến tạo là để thay mặt Thượng đế cai quản các loài thảo cầm ở nhân gian. Và vì đẳng cấp của loài người cao như thế tự do ý chí nên vấn đề nảy sinh từ đây. Sự tự do ý chí đôi khi dẫn đến những lầm lạc, lầm lạc dẫn đến rời bỏ Thượng đế, và xa dần chính đạo. Khi Adam, con người đầu tiên và cũng là Thiên Sứ đầu tiên, lìa trần, con cháu ông, không còn ai chỉ bảo, càng lún sâu vào con đường tối. Do thế mà Thượng đế lại phải gửi xuống nhân gian những vị Thiên Sứ mới để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loài người về đúng nẻo ngay. Trước Muhammad, đã có hằng trăm ngàn Thiên Sứ giảng lời mặc khải ở trần thế, trong đó có Noah, Abraham (Ibrohim), Moses (Musa), David (Dawud) và Jesus (Ysa)... Tuy nhiên, một là do loài người u mê chưa tỉnh ngộ, hai là do sự ngoan cố, tự cao, tự đại của con người, mà chính đạo vẫn bị bóp méo như thường. Rốt cuộc, đến thế kỷ 7, Thượng đế khải thị cho Muhammad, và biến ông trở thành vị Thiên Sứ hoàn hảo nhất trước nay, hơn hẳn những Thiên Sứ tiền nhiệm. Do đó mà đạo của Muhammad truyền bá cũng là hoàn hảo nhất, không thể bị bóp méo như trước kia. Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng, và bất cứ ai dám xưng Thiên Sứ sau Muhammad đều là kẻ tà giáo. Như đã thấy ở trên, Abraham (Ibrohim) cử xuống cho Do Thái Giáo, và Giêsu (Ysa) cử xuống cho Kitô giáo, đều có vị trí Thiên sứ trong Hồi giáo. Như vậy, Thiên Chúa mà ba tôn giáo này thờ phượng chỉ là một.

Từ Allah trong tiếng Ả Rập mang nghĩa là Thượng đế. (Những Kitô hữu người Ả Rập khi cầu nguyện cũng gọi Đức Chúa Cha là Allah). Thượng đế dĩ nhiên phải cao hơn Thánh và là duy nhất, vả lại trong đạo Hồi chính thống hoàn toàn không có khái niệm Thánh. Người Do Thái giáoThiên Chúa giáo cũng được tín đồ Hồi giáo tương đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The Book). Kinh Thánh Kitô giáo cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, có điều người ta coi nó không đầy đủ và hoàn thiện như Koran.

Năm Cột trụ của Hồi giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Có năm cột trụ của đạo Hồi - đồng thời là năm hành vi hành đạo bắt buộc đối với tất cả những tín đồ Hồi giáo[46]. Chúng bao gồm: Tuyên xưng Đức tin - Shahada (ٱلشَهَادَة aš-šahādah), Cầu nguyện năm lần mỗi ngày - Salah (صَلاة ṣalāh), Bố thí - Zakat (زكاة zakāt), Nhịn ăn trong tháng Ramadan - Sawm (صوم ṣawm)Hành hương tới thánh địa Mecca - Hajj (حج‎ ḥajja). Ngoài ra, các tín đồ Hồi giáo cũng thực hiện những hành vi tôn giáo khác.

Tuyên xưng Đức tin - Shahada

[sửa | sửa mã nguồn]

Shahada (ٱلشَهَادَة aš-šahādah - Chứng ngôn) là lời khẳng định cho niềm tin trong Hồi giáo, có nội dung như sau:

أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَٰهَ إِلَّا ٱللَّٰهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ ٱللَّٰهِ

(ašhadu ʾan lā ʾilāha ʾilla -llāhu, wa-ʾašhadu ʾanna muḥammadan rasūlu -llāh)

Tôi thừa nhận rằng không có thánh thần nào ngoài Allah, và tôi chứng nhận Muhammad là sứ giả của Ngài.

Chứng ngôn Shahada là điều kiện duy nhất cần thiết để một người có thể trở thành tín đồ Hồi giáo, hoặc để cải đạo sang đạo Hồi[47].

Cầu nguyện - Salah

[sửa | sửa mã nguồn]

Hành động cầu nguyện trong đạo Hồi được gọi là Salah (đôi khi là Salat, từ gốc tiếng Ả Rập: الصلاة) được coi là cách kết nối mỗi cá nhân với Allah, gồm có một chuỗi các hành động được lặp lại gọi là rakat. Việc cầu nguyện được thực hiện năm lần một ngày, sử dụng nguyên văn tiếng Ả Rập và thường là các câu, trích đoạn trong kinh Qur'an[48][49], hướng về phía của Kaaba. Trước khi thực hiện hành động cầu nguyện, các tín đồ được yêu cầu vệ sinh bản thân mình như rửa tay, mặt và chân của mình, việc này được gọi là wudu (الوضوء al-wuḍū - Sự thanh tẩy).

Bố thí - Zakat

[sửa | sửa mã nguồn]

Zakat (زكاة - sự thanh lọc) có bản chất là một hành động phúc lợi xã hội trong cộng đồng Hồi giáo, mà ở đó mỗi tín đồ (nếu như có khả năng) sẽ trích một phần tài sản của mình, thường vào khoảng 2,5% để giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khó, yếu thế, nợ nần, những người du hành[50]. Có năm quy tắc cơ bản mà một tín đồ phải tuân theo khi thực hiện Zakat:

  1. Người thực hiện phải tuyên thệ với Allah chủ đích của họ khi thực hiện bố thí.
  2. Zakat phải được thực hiện ngay, ít sự chậm trễ nhất có thể, chậm nhất là trong ngày.
  3. Sau khi bố thí, người thực hiện không được phép tiêu tiền nhiều hơn bình thường.
  4. Việc bố thí phải được diễn ra trên sự hảo tâm. Nếu một người có đủ điều kiện, họ phải trích một phần tài sản, nhưng nếu như không có nhiều, họ có thể thực hiện Zakat qua những cách khác, như có những hành động tốt, hành vi tốt với mọi vật - mọi người xung quanh.
  5. Người thực hiện Zakat ở đâu, số tài sản để bố thí phải quay trở lại cộng đồng ở đó

Nhịn ăn - Sawm

[sửa | sửa mã nguồn]

Cột trụ thứ tư của Hồi giáo là Sawm, tức nhịn ăn. Việc nhịn ăn này được diễn ra trong tháng Ramadan - là tháng lễ theo lịch Hồi giáo.

Việc nhịn ăn được diễn ra từ trước khi mặt trời mọc cho tới khi kết thúc hoàng hôn, trong khoảng thời gian đó các tín đồ không được phép bỏ bất cứ thứ gì vào miệng (việc ăn - uống, hút thuốc hoặc kể cả nói xấu người khác) và các hành vi tình dục. Lý do cho hành vi nhịn ăn này là để nhắc nhở các tín đồ Hồi giáo về việc tất cả đều được ban ân bởi Allah, và có những hoàn cảnh kém may mắn hơn cần sự giúp đỡ của họ. Ramadan cũng là thời gian để các tín đồ củng cố niềm tin của mình, hoạt động thiện nguyện và thú tội.

Hành hương - Hajj

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc đời của một tín đồ, nếu có khả năng - họ sẽ phải thực hiện một chuyến hành hương tới thánh địa Mecca trong tháng 12 theo lịch Hồi giáo. Khi tới Mecca, tín đồ nam chỉ được mặc áo choàng đơn sơ, tín đồ nữ sẽ mặc một bộ đồ giản dị hơn trang phục thường ngày, để nhắc nhở rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước Allah. Trong quá trình thực hiện Hajj, tín đồ sẽ đi vòng quanh Kaaba bảy lần, chạm vào Viên Đá Đen (ٱلْحَجَرُ ٱلْأَسْوَد, al-Ḥajaru al-ʾAswad), đi qua Safa và Marwa bảy lần và thực hiện Jamarat (رمي الجمرات ramy al-Jamarāt).

Sự phân chia Hồi giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Các nhánh của Hồi giáo
Phân bố của các nhánh Hồi giáo
Các quốc gia Hồi giáo: hệ phái Shia màu đỏ; hệ phái Sunni màu lục

Đến nay Hồi giáo đã chia ra làm nhiều nhánh với những giáo lý và quan điểm chính trị khác biệt.

Hồi giáo Sunni

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồi giáo Sunni chiếm 75%–90% số người theo Đạo Hồi.[51] Dòng Sunni cũng có tên Ahl as-Sunnah nghĩa là "người truyền thống [của Muhammad]".[52]

Người theo Sunni tin rằng bốn Khalip đầu tiên là những người thừa kế hợp pháp của Muhammad; vì Chúa không chỉ định bất kỳ lãnh đạo đặc biệt nào để kế thừa ông và những người này được bầu ra. Người theo Sunni tin rằng bất cứ ai là người công chính và chỉ có thể là một khalip nhưng họ phải hành động theo kinh Qur'an và Hadith (tuyển tập lời dạy của Muhammad).

Sunni theo Quran, sau đó là Hadith. Sau đó, các vấn đề pháp lý không được tìm thấy trong Kinh Qur'an hoặc Hadith, họ theo bốn madh'habs (trường phái tư tưởng): Hanafi, Hanbali, MalikiShafi'i, được thành lập xung quanh những lời dạy tương ứng của Abū Hanifa, Ahmad bin Hanbal, Malik ibn Anasal-Shafi'i.

Tất cả bốn chấp nhận tính hợp pháp của nhau và Đạo Hồi có thể chọn bất kỳ một để theo.[53] Salafi (hay Ahl al-Hadith (tiếng Ả Rập: أهل الحديث; Phái Ḥadīth), hoặc từ miệt thị Wahhabi theo cách gọi của đối thủ họ) là một phong trào Hồi Giáo cực kỳ đề cao sự "chính thống" đã đưa lớp người Hồi Giáo đầu tiên là một hình mẫu điển hình.[54]

Hồi giáo Shia

[sửa | sửa mã nguồn]

Shi'a chiếm 10–20% số người theo đạo Hồi và là nhánh lớn thứ 2.[25]

Trong khi Sunni tin rằng Muhammad không chỉ định một người kế nhiệm và do đó kế nhiệm ông sẽ được chọn bởi cộng đồng thì Shia tin rằng trong lần hành hương cuối cùng của Muhammad đến Mecca, ông đã chỉ định con nuôi của ông là Ali ibn Abi Talib, làm người kế vị trong Hadith of the pond of Khumm. Và thế là họ tin rằng Ali ibn Abi TalibImam (lãnh đạo) đầu tiên, và bác bỏ tính hợp pháp của các khalip Hồi giáo trước Abu Bakr, Uthman ibn al-AffanUmar ibn al-Khattab.

Hồi giáo Shia có nhiều nhánh, nhánh lớn nhất là Twelvers phát triển phần lớn ở Iran, Iraq, Azerbaijan, Bahrain, Ấn Độ, PakistanLiban. Tiếp theo là ZaidisIsmaili. Sau cái chết của Imam Jafar al-Sadiq (cháu lớn của Abu BakrAli ibn Abi Talib) được xem là lãnh tụ thứ sáu của người Shia, Ismailis bắt đầu theo con trai ông Isma'il ibn Jafar và Twelver Shia's (Ithna Asheri) bắt đầu theo con trai khác của ông Musa al-Kazim làm Imam thứ 7. Zaydis theo Zayd ibn Ali, chú của lãnh tụ Jafar al-Sadiq, là lãnh tụ thứ 5.

Các nhóm khác nhỏ hơn gồm BohraDruze,[55] cũng như AlawitesAlevi.

Sufi giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Sufi giáo là một nhánh Hồi giáo thiên về chiều hướng thần bí, nội tâm của Islam nhằm mục đích đạt được sự hoàn thiện về đạo đức,sự hành đạo và đức tin (al-ihsan) và gần gũi với Đấng Tối cao Allah. Do đặc tính linh hoạt và nghiên về chiều hướng thần bí nên Sufism là nhánh Hồi giáo tiên phong mở đường trong công cuộc truyền bá Islam

Các dòng khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Thánh địa Mecca

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy định của Hồi giáo, mỗi giáo dân ít nhất một lần trong cuộc đời phải hành hương về thánh địa Mecca bằng chính kinh phí của bản thân mình và trước khi đi phải chuẩn bị đồ ăn thức uống cho người thân (những người ở nhà, không đi hành hương) trong thời gian mà họ đi vắng. Vào tháng Ramadan, người Hồi giáo hành hương về đây (và chỉ có người Hồi giáo mới được về đây).[56][57] Sau khi hành hương đến Mecca, tín đồ đạo Hồi sẽ có được danh hiệu là "Haj" hoặc "Haji".

Chỉ trích

[sửa | sửa mã nguồn]
Bức tranh minh họa Inferno (thế kỷ 19) của William Blake cho thấy Muhammad đang phanh ngực đã bị một con quỷ rạch đôi để tượng trưng cho vai trò của ông là một " tiên tri giả ".[58]

Sự chỉ trích Hồi giáo đã tồn tại từ giai đoạn hình thành của Hồi giáo. Những lời chỉ trích ban đầu đến từ các tác giả Kitô giáo, nhiều người trong số họ xem Hồi giáo là một dị giáo của Kitô giáo hoặc một hình thức thờ hình tượng và thường giải thích nó bằng những từ ngữ khải huyền.[59] Sau đó xuất hiện những lời chỉ trích từ chính thế giới Hồi giáo, và cả từ các nhà văn Do Thái và từ các Kitô hữu thuộc giáo hội.[60][61][62] Các vấn đề liên quan đến tính xác thực và đạo đức của Kinh Qur'an, cuốn sách thánh Hồi giáo, cũng được các nhà phê bình thảo luận.[63][64]

Hình ảnh phỉ báng Muhammad, bắt nguồn từ những mô tả đầu thế kỷ thứ 7 của Nhà thờ Byzantine,[65] xuất hiện trong bài thơ sử thi thế kỷ 14 Hài kịch thần thánh của Dante Alighieri.[66] Trong tác phẩm, Muhammad xuất hiện trong vòng tròn địa ngục thứ tám, cùng với Ali. Dante không đổ lỗi cho đạo Hồi nói chung, nhưng buộc tội Muhammad về việc ly giáo, bằng cách thành lập một tôn giáo khác sau Kitô giáo.[66] Mặt khác, Giám mục Chính thống Hy Lạp Paul of Antiorch chấp nhận Muhammed là một nhà tiên tri, nhưng không phải nhiệm vụ của ông là phổ quát. Vì luật của Chúa Kitô vượt trội hơn luật Hồi giáo, Muhammad chỉ được lệnh tới khu vực người Ả Rập, khu vực mà chưa một nhà tiên tri nào được gửi đến.[67]

Các bài viết xin lỗi, được cho là của Abdullah Ibn al-Muqaffa, không chỉ bảo vệ thuyết Manichae chống lại Hồi giáo, mà còn phê phán khái niệm Hồi giáo về Thiên Chúa. Theo đó, vị thần trong kinh Qu'ran bị coi là một thể ma quỷ bất công, chuyên chế, phi lý và xấu xa, người "chiến đấu với con người và tự hào về chiến thắng của mình" và "ngồi trên ngai vàng, từ đó Ngài giáng trần".[68][69]

Kể từ sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, Hồi giáo đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về kinh sách và giáo lý của nó là một nguồn đáng kể của chủ nghĩa khủng bố và tư tưởng khủng bố.[70][71]

Những chỉ trích khác tập trung vào câu hỏi về quyền con người ở các quốc gia đa số Hồi giáo hiện đại, và đối xử với phụ nữ trong luật pháp và thực hành Hồi giáo.[72][73] Trước xu hướng đa văn hóa gần đây, ảnh hưởng của Hồi giáo đối với khả năng đồng hóa của người Hồi giáo ở phương Tây đã bị chỉ trích.[74] Cả trong cuộc sống công cộng và cá nhân của mình, những người khác đều phản đối đạo đức của Muhammad, do đó cũng phản đối sunnah như một hình mẫu.[62][75]

Người Tatars theo Tengri giáo chỉ trích Hồi giáo là một tôn giáo semitic, mà đã buộc người Thổ Nhĩ Kỳ phải phục tùng một nền văn hóa ngoại lai. Sự khuất phục và khiêm nhường, hai thành phần quan trọng của tâm linh Hồi giáo, bị coi là những thất bại lớn của Hồi giáo, không phải là phẩm chất tốt. Hơn nữa, vì Hồi giáo đề cập đến lịch sử semitic như thể đó là lịch sử của cả nhân loại, nhưng coi thường các thành phần của các nền văn hóa và tâm linh khác, cách tiếp cận quốc tế của Hồi giáo được coi là một mối đe dọa. Nó cũng cho Imams một cơ hội để tuần hành chống lại chính người dân của họ dưới biểu ngữ của Hồi giáo quốc tế.[76]

Các quốc gia có số dân theo Hồi giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Tỷ lệ dân mỗi nước theo đạo Hồi
  1. ^ Có mười cách phát âm của Islam trong tiếng Anh, khác nhau về âm tiết thứ nhất hay âm tiết thứ hai có trọng âm hay không, s /z/ hay /s/, và cho dù a được phát âm /ɑː/, /æ/ hay (khi trọng âm ở âm tiết thứ nhất) /ə/ (Merriam Webster). Phổ biến nhất là /ɪzlm[invalid input: ', _']ˈsləm[invalid input: ', _']ɪzˈlɑːm[invalid input: ', _']sˈlɑːm//zlm[invalid input: ', _']ɪslm/..

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ John L. Esposito biên tập (2009). “Islam. Overview”. The Oxford Encyclopedia of the Islamic World. Oxford: Oxford University Press. doi:10.1093/acref/9780195305135.001.0001. ISBN 9780195305135. Profession of Faith [...] affirms Islam's absolute monotheism and acceptance of Muḥammad as the messenger of God, the last and final prophet.
  2. ^ a b John L. Esposito biên tập (2009). “Allāh”. The Oxford Encyclopedia of the Islamic World. Oxford: Oxford University Press. doi:10.1093/acref/9780195305135.001.0001. ISBN 9780195305135. the Muslims' understanding of Allāh is based [...] on the Qurʿān's public witness. Allāh is Unique, the Creator, Sovereign, and Judge of humankind. It is Allāh who directs the universe through his direct action on nature and who has guided human history through his prophets, Abraham, with whom he made his covenant, Moses, Jesus, and Muḥammad, through all of whom he founded his chosen communities, the 'Peoples of the Book.'
  3. ^ a b “The Global Religious Landscape”. ngày 18 tháng 12 năm 2012.
  4. ^ “Global Muslim population” (bằng tiếng eng). tháng 4 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  5. ^ According to Oxford Dictionaries Lưu trữ 2016-07-29 tại Wayback Machine, "Muslim is the preferred term for 'follower of Islam,' although Moslem is also widely used."
  6. ^ Campo, Juan Eduardo (2009). “Allah”. Encyclopedia of Islam. Infobase Publishing. tr. 34. ISBN 978-1-4381-2696-8.
  7. ^ Ibrahim Kalin biên tập (2014). “Environment”. The Oxford Encyclopedia of Philosophy, Science, and Technology in Islam. Oxford: Oxford University Press. doi:10.1093/acref:oiso/9780199812578.001.0001. ISBN 9780199812578. When Meccan pagans demanded proofs, signs, or miracles for the existence of God, the Qurʾān's response was to direct their gaze at nature's complexity, regularity, and order. The early verses of the Qurʾān, therefore, reveal an invitation to examine and investigate the heavens and the earth, and everything that can be seen in the environment [...] The Qurʾān thus makes it clear that everything in Creation is a miraculous sign of God (āyah), inviting human beings to contemplate the Creator.
  8. ^ “People of the Book”. Islam: Empire of Faith. PBS. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2010.
  9. ^ Reeves, J.C. (2004). Bible and Qurʼān: Essays in scriptural intertextuality. Leiden [u.a.: Brill. p. 177
  10. ^ Moghul, Haroon. “Why Muslims celebrate a Jewish holiday”. CNN. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018.
  11. ^ Bennett (2010)
  12. ^ “Eschatology – Oxford Islamic Studies Online”. www.oxfordislamicstudies.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018.
  13. ^ “Paradise (Jannat)”. Al-Islam.org. ngày 26 tháng 4 năm 2016.
  14. ^ a b c Esposito (2002b)
  15. ^ “British & World English: sharia”. Oxford: Oxford University Press. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2015.
  16. ^ Trofimov, Yaroslav (2008), The Siege of Mecca: The 1979 Uprising at Islam's Holiest Shrine, New York, tr. 79, ISBN 978-0-307-47290-8
  17. ^ Esposito, John (1998). Islam: The Straight Path (3rd ed.). Oxford University Press. tr. 9, 12. ISBN 978-0-19-511234-4.
  18. ^ Peters, F.E. (2003). Islam: A Guide for Jews and Christians. Princeton University Press. tr. 9. ISBN 978-0-691-11553-5.
  19. ^ Watt, William Montgomery (2003). Islam and the Integration of Society (bằng tiếng Anh). Psychology Press. tr. 5. ISBN 9780415175876.
  20. ^ George Saliba (1994), A History of Arabic Astronomy: Planetary Theories During the Golden Age of Islam, pp. 245, 250, 256–257. New York University Press, ISBN 0-8147-8023-7.
  21. ^ King, David A. (1983). “The Astronomy of the Mamluks”. Isis. 74 (4): 531–555. doi:10.1086/353360.
  22. ^ Hassan, Ahmad Y (1996). “Factors Behind the Decline of Islamic Science After the Sixteenth Century”. Trong Sharifah Shifa Al-Attas (biên tập). Islam and the Challenge of Modernity, Proceedings of the Inaugural Symposium on Islam and the Challenge of Modernity: Historical and Contemporary Contexts, Kuala Lumpur, August 1–5, 1994. International Institute of Islamic Thought and Civilization (ISTAC). tr. 351–399. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  23. ^ The preaching of Islam: a history of the propagation of the Muslim faith By Sir Thomas Walker Arnold, pp. 125–258
  24. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Sunni-eb
  25. ^ a b See
    • “Mapping the Global Muslim Population: A Report on the Size and Distribution of the World's Muslim Population”. Pew Research Center. ngày 7 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2013. The Pew Forum's estimate of the Shia population (10–13%) is in keeping with previous estimates, which generally have been in the range of 10–15%. Some previous estimates, however, have placed the number of Shias at nearly 20% of the world's Muslim population.
    • “Shia”. Berkley Center for Religion, Peace, and World Affairs. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2011. Shi'a Islam is the second largest branch of the tradition, with up to 200 million followers who comprise around 15% of all Muslims worldwide...
    • “Religions”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2010. Shia Islam represents 10–20% of Muslims worldwide...
  26. ^ “10 Countries With the Largest Muslim Populations, 2010 and 2050date = ngày 2 tháng 4 năm 2015”. Pew Research Center's Religion & Public Life Project. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2017.
  27. ^ Pechilis, Karen; Raj, Selva J. (2013). South Asian Religions: Tradition and Today (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 193. ISBN 9780415448512.
  28. ^ Diplomat, Akhilesh Pillalamarri, The. “How South Asia Will Save Global Islam”. The Diplomat (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2017.
  29. ^ “Middle East-North Africa Overview”. Pew Research Center's Religion & Public Life Project (bằng tiếng Anh). ngày 7 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2018.
  30. ^ “Region: Middle East-North Africa”. The Future of the Global Muslim Population. Pew Research Center. ngày 27 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2011.
  31. ^ “Region: Sub-Saharan Africa”. The Future of the Global Muslim Population. Pew Research Center. ngày 27 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2011.
  32. ^ “Muslim Population by Country”. The Future of the Global Muslim Population. Pew Research Center. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2011.
  33. ^ “Islam in Russia”. www.aljazeera.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2019.
  34. ^ “Main Factors Driving Population Growth”. Pew Research Center's Religion & Public Life Project (bằng tiếng Anh). ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018.
  35. ^ Burke, Daniel (ngày 4 tháng 4 năm 2015). “The world's fastest-growing religion is...”. CNN. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2015.
  36. ^ Lippman, Thomas W. (ngày 7 tháng 4 năm 2008). “No God But God”. U.S. News & World Report. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2013. Islam is the youngest, the fastest growing, and in many ways the least complicated of the world's great monotheistic faiths. It is based on its own holy book, but it is also a direct descendant of Judaism and Christianity, incorporating some of the teachings of those religions—modifying some and rejecting others.
  37. ^ "Manuel d'Histoire, de Généalogie et de Chronologie de tous les Etats du Globe depuis les temps les plus reculés jusqu'à nos jours", Stokvis A.M.H.J., tr 184-186.
  38. ^ a b "Islam in Traditional China. A short history to 1800." Donald. D. Leslie, tr. 196.
  39. ^ "Trung Quốc Sử Lược". Phan Khoang.
  40. ^ "Le Prophète de l'Islam, sa vie, son oeuvre", Muhammad Hamidullah, tr. 329.
  41. ^ "Musulmans de Chine - Une anthropologie des Hui du Henan", Elisabeth Allès, tr. 31.
  42. ^ Từ điển Hán - Việt, Nhà xuất bản ngoại văn Bắc Kinh, 1994, tr. 547.
  43. ^ Từ điển Hán - Việt, Nhà xuất bản ngoại văn Bắc Kinh, 1994, tr. 780.
  44. ^ Thịt heo qua Cựu ước-Tân ước-Qur'an và y học
  45. ^ “Tại sao cờ bạc bị cấm trong Hồi giáo (bị cấm)?”. 13.250.159.90 (bằng tiếng Indonesia). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2018.
  46. ^ “Pillars of Islam | Islamic Beliefs & Practices | Britannica”. www.britannica.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  47. ^ Galonnier, Juliette (1 tháng 10 năm 2021). Moving In or Moving Toward? Reconceptualizing Conversion to Islam as a Liminal Process1 (bằng tiếng Anh). University of Texas Press. doi:10.7560/317471-003. ISBN 978-1-4773-1749-5.
  48. ^ dx.doi.org http://dx.doi.org/10.12952/journal.elementa.000134.t003. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  49. ^ “Soldering and brazing”, Smithells Metals Reference Book, Elsevier, tr. 34–1-34-22, 2004, truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022
  50. ^ The Islamic voluntary sector in Southeast Asia : Islam and the economic development of Southeast Asia. Mohamed Ariff, Institute of Southeast Asian Studies. Pasir Panjang, Singapore: Institute of Southeast Asian Studies. 1991. ISBN 981-3016-07-8. OCLC 31311216.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  51. ^ See:
  52. ^ * “Islam Today”. Islam: Empire of Faith (2000). PBS. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2010. Islam, followed by more than a billion people today, is the world's third fastest growing religion.
  53. ^ See:
    • Esposito (2003, tr. 275,306)
    • “Shariah”. Encyclopædia Britannica Online.
    • “Sunnite”. Encyclopædia Britannica Online.
  54. ^ Salafi Islam GlobalSecurity.org. Truy cập 2010-11-09.
  55. ^ See:
  56. ^ Peters, Francis E. (1994). The Hajj: The Muslim Pilgrimage to Mecca and the Holy Places. Princeton University Press. tr. 206. ISBN 0-691-02619-X.
  57. ^ Esposito, John L. (2011). What everyone needs to know about Islam. Oxford University Press. tr. 25. ISBN 9780199794133. Mecca, like Medina, is closed to non-Muslims
  58. ^ “Divine Comedy (Longfellow 1867)/Volume 1/Canto 28 - Wikisource, the free online library”. ngày 4 tháng 10 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2018.
  59. ^ Erwin Fahlbusch (1999). The Encyclopedia of Christianity, Volume 2. Wm. B. Eerdmans Publishing. tr. 759. ISBN 9789004116955.
  60. ^ Warraq, Ibn (2003). Leaving Islam: Apostates Speak Out. Prometheus Books. tr. 67. ISBN 978-1-59102-068-4.
  61. ^ Kammuna, Ibn (1971). Examination of the Three Faiths. Berkeley and Los Angeles: Moshe Perlmann. tr. 148–149.
  62. ^ a b Oussani, Gabriel. “Mohammed and Mohammedanism”. Newadvent.org. Catholic Encyclopedia. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2006.
  63. ^ Bible in Mohammedian Literature., by Kaufmann Kohler Duncan B. McDonald, Jewish Encyclopedia. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2006.
  64. ^ Spencer, Robert (2002). Islam Unveiled: Disturbing Questions About the World's Fastest Growing Faith. Encounter Books. tr. 22–63. ISBN 978-1-893554-58-0.
  65. ^ Minou Reeves, P. J. Stewart Muhammad in Europe: A Thousand Years of Western Myth-Making NYU Press, 2003 ISBN 9780814775646 p. 93-96
  66. ^ a b G. Stone Dante's Pluralism and the Islamic Philosophy of Religion Springer, 12.05.2006 ISBN 9781403983091 p. 132
  67. ^ Hugh Goddard A History of Christian-Muslim Relations New Amsterdam Books, 05.09.2000 ISBN 9781461636212 p. 65
  68. ^ Tilman Nagel Geschichte der islamischen Theologie: von Mohammed bis zur Gegenwart C.H. Beck 1994 ISBN 9783406379819 p. 215
  69. ^ Camilla Adang, Hassan Ansari, Maribel Fierro, Sabine Schmidtke Accusations of Unbelief in Islam: A Diachronic Perspective on Takfīr' BRILL, 30.10.2015 ISBN 9789004307834 p. 61
  70. ^ “Islam and the Patterns in Terrorism and Violent Extremism”. www.csis.org. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2019.
  71. ^ “How Many Muslims Still Support Terrorism?”. www.telospress.com. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2019.
  72. ^ “Saudi Arabia – Country report – Freedom in the World – 2005”. ngày 13 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2019.
  73. ^ Timothy Garton Ash (ngày 5 tháng 10 năm 2006). “Islam in Europe”. The New York Review of Books.
  74. ^ Modood, Tariq (ngày 6 tháng 4 năm 2006). Multiculturalism, Muslims and Citizenship: A European Approach (ấn bản thứ 1). Routledge. tr. 29. ISBN 978-0-415-35515-5.
  75. ^ Warraq, Ibn (2000). The Quest for Historical Muhammad (ấn bản thứ 1). Amherst, MA: Prometheus Books. tr. 103. ISBN 978-1-57392-787-1.
  76. ^ Dudolgnon Islam In Politics In Russia Routledge, 05.11.2013 ISBN 9781136888786 p. 301-304

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Islam in Traditional China. A short history to 1800.", Donald D. Leslie, Canberra College of Advanced Education (CCAE), Canberra 1986.
  • "Le Prophète de l'Islam, sa vie, son oeuvre", Muhammad Hamidullah, Editions El-Najah, 6ème édition augmentée, Paris 1998.
  • "Manuel d'Histoire, de Généalogie et de Chronologie de tous les Etats du Globe depuis les temps les plus reculés jusqu'à nos jours", Stokvis A.M.H.J., Leiden, 1888-1893 (ré-édition en 1966 par B.M.Israel).
  • "Musulmans de Chine - Une anthropologie des Hui du Henan", Elisabeth Allès, Editions EHESS, Paris 2000.
  • "Trung Quốc Sử Lược", Phan Khoang, bản in lần thứ ba, Sài gòn và Huế 1958.
  • "Từ điển Hán - Việt", Nhà xuất bản ngoại văn Bắc Kinh, 1994.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]