[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

HD 85622

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

HD 85622 là tên của một hệ sao đôi nằm trong một chòm sao phương nam tên là Thuyền Phàm. Với cấp sao biểu kiến là 4,58[1], ta có thể nhìn thấy hệ sao này bằng mắt thường. Để có thể nhìn thấy nó rõ ràng nhất, ta cần có một vị trí cách xa thành thị (do sự ô nhiễm ánh sáng đã làm hạn chế tầm nhìn) và điều kiện thời tiết tốt. Giá trị thị sai đo được là 4,3 mas[2], nghĩa là khoảng cách của nó với Trái Đất của chúng ta là khoảng xấp xỉ 750 năm ánh sáng. Hiện tại, nó đang di chuyển ra xa khỏi phía Trái Đất với vận tốc 8 km/s.[3]

Hệ sao đôi này có chu kì là 329,3 ngày. Giá trị a sin i là 0,39 đơn vị thiên văn, mà a là trục lớn và iđộ nghiêng quỹ đạo từ điểm nhìn của chúng ta.[4] Giá trị này cho ta giới hạn bên dưới trên trục lớn. Và hệ sao này có sự thay đổi ánh sáng rất nhỏ[4] và phát ra tia X với cường độ 42,6 x 10−17 W/m2.[5]

Ngôi sao thành phần có thể nhìn thấy của hệ sao này là một ngôi sao siêu khổng lồ với quang phổ loại G5 Ib[4] hoặc G6 IIa[6]. Tuổi của nó là khoảng 64 triệu năm tuổi[7] và có tốc độ tự quay quanh trục là 19 km/s[8]. Khối lượng của nó là gấp 6,2 lần khối lượng mặt trời[7] và tỏa sáng gấp 1908 lần mặt trời với nhiệt độ hiệu dụng[9] nơi quang cầu của nó là 4796 Kelvin.[9]

Dữ liệu hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là hệ sao nằm trong chòm sao Thuyền Phàm và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015.
  2. ^ a b c d Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (tháng 8 năm 2018). “Gaia Data Release 2: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 616. A1. arXiv:1804.09365. Bibcode:2018A&A...616A...1G. doi:10.1051/0004-6361/201833051.
  3. ^ a b de Bruijne, J. H. J.; Eilers, A.-C. (tháng 10 năm 2012), “Radial velocities for the HIPPARCOS-Gaia Hundred-Thousand-Proper-Motion project”, Astronomy & Astrophysics, 546: 14, arXiv:1208.3048, Bibcode:2012A&A...546A..61D, doi:10.1051/0004-6361/201219219, A61.
  4. ^ a b c d Hearnshaw, J. B.; Komonjinda, Siramas; Skuljan, J.; Kilmartin, P. M. (tháng 11 năm 2012), “A study of non-Keplerian velocities in observations of spectroscopic binary stars”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 427 (1): 298–310, arXiv:1211.5527, Bibcode:2012MNRAS.427..298H, doi:10.1111/j.1365-2966.2012.21802.x
  5. ^ Hunsch, M.; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 1998), “The ROSAT all-sky survey catalogue of optically bright late-type giants and supergiants”, Astronomy and Astrophysics Supplement, 127: 251–255, Bibcode:1998A&AS..127..251H, doi:10.1051/aas:1998347.
  6. ^ a b Keenan, Philip C.; McNeil, Raymond C. (1989), “The Perkins catalog of revised MK types for the cooler stars”, Astrophysical Journal Supplement Series, 71: 245, Bibcode:1989ApJS...71..245K, doi:10.1086/191373
  7. ^ a b Tetzlaff, N.; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2011), “A catalogue of young runaway Hipparcos stars within 3 kpc from the Sun”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 410 (1): 190–200, arXiv:1007.4883, Bibcode:2011MNRAS.410..190T, doi:10.1111/j.1365-2966.2010.17434.x.
  8. ^ De Medeiros, J. R.; Udry, S.; Burki, G.; Mayor, M. (2002), “A catalog of rotational and radial velocities for evolved stars. II. Ib supergiant stars”, Astronomy and Astrophysics, 395: 97, Bibcode:2002A&A...395...97D, doi:10.1051/0004-6361:20021214.
  9. ^ a b McDonald, I.; và đồng nghiệp (2012), “Fundamental parameters and infrared excesses of Hipparcos stars”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 427: 343, arXiv:1208.2037, Bibcode:2012MNRAS.427..343M, doi:10.1111/j.1365-2966.2012.21873.x.