[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Hán Chất Đế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hán Chất Đế
漢質帝
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế nhà Đông Hán
Trị vì145146
Tiền nhiệmHán Xung Đế
Kế nhiệmHán Hoàn Đế
Thông tin chung
Sinh138
Mất146 (7–8 tuổi)
Trung Quốc
An tángTĩnh lăng
Tên thật
Lưu Toản (劉纘)
Niên hiệu
Bản Sơ: 146
Thụy hiệu
Hiếu Chất Hoàng đế (孝質皇帝)
Triều đạiNhà Đông Hán
Thân phụBột Hải Hiếu vương Lưu Hồng
Thân mẫuTrần phu nhân

Hán Chất Đế (chữ Hán: 漢質帝; 138146), tên thật là Lưu Toản (劉纘), là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Đông Hán, và là hoàng đế thứ 25 của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 145 đến năm 146.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hán Chất Đế sinh năm 138, là chút của Hán Chương Đế. Cha Lưu Toản là Bột Hải Hiếu vương Lưu Hồng, mẹ là Trần phu nhân.

Từ thời Hán Thuận Đế, ngoại thích họ Lương đã nắm quyền thao túng triều đình. Khi Xung Đế mới lên ngôi, Lương Thái Hậu và Đại tướng Lương Ký đã mật cho bàn việc đón ông vào cung, phong làm Bình Hầu. Sau khi Xung Đế chết sớm, Lương Ký lập Lưu Toản lên ngôi, tức là vua Hán Chất Đế. Lúc đó ông mới lên 8 tuổi.

Họa quyền thần

[sửa | sửa mã nguồn]

Chất Đế tuy nhỏ tuổi nhưng khá thông minh. Biết sự chuyên quyền của Lương Ký, ông từng chỉ tay vào mặt Ký nói trước mặt quần thần:

Ngươi là ông tướng ngang ngược![1]

Lương Ký nghe vậy rất tức giận và lo sợ sau này vua lớn sẽ hại mình, vì vậy Ký mưu giết Chất Đế.

Tháng 6 năm 146, Lương Ký sai người bỏ thuốc độc vào bánh để hại vua. Chất Đế ăn phải bánh có độc và qua đời, lúc đó mới lên 9 tuổi. Ông được chôn ở Tĩnh Lăng, thuỵ hiệuHiếu Chất hoàng đế, thường được gọi là Hán Chất Đế.

Chất Đế chỉ làm vua được hơn 1 năm. Trong thời gian ở ngôi, Chất Đế dùng 2 niên hiệu là:

  • Vĩnh Gia (永熹 145) [2]
  • Bản Sơ (本初 146).

Lương Ký lập em rể mình là Lưu Chí lên ngôi, tức là Hán Hoàn Đế.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, Nhà xuất bản Hà Nội
  • Nguyễn Khắc Thuần (2003), Các đời đế vương Trung Hoa, Nhà xuất bản Giáo dục

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 104
  2. ^ Đây vốn là niên hiệu của Hán Xung Đế, đến đây, Hán Chất Đế tiếp tục sử dụng từ tháng 2 đến tháng 12 năm 145