[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Grumman F7F Tigercat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
F7F Tigercat
Chiếc F7F-3P của Hải quân Hoa Kỳ đang bay.
KiểuMáy bay tiêm kích
Hãng sản xuấtGrumman
Chuyến bay đầu tiên2 tháng 11 năm 1943
Được giới thiệu1944
Khách hàng chínhHải quân Hoa Kỳ
Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ
Được chế tạo1943-1946
Số lượng sản xuất364

Chiếc Grumman F7F Tigercat là kiểu máy bay tiêm kích hai động cơ đầu tiên được đưa vào sử dụng trong Hải quân Hoa Kỳ. Được thiết kế để hoạt động trên những chiếc tàu sân bay thuộc lớp Midway mới, chiếc máy bay tỏ ra quá lớn để có thể hoạt động trên những tàu sân bay cũ hơn. Cho dù đã được giao đến các đơn vị Thủy quân Lục chiến tác chiến trước khi Thế Chiến II kết thúc, chiếc Tigercat vẫn không tham gia hoạt động trong cuộc chiến này. Đa số những chiếc F7F kết thúc sự nghiệp trong các hoạt động trên đất liền như máy bay cường kích hay máy bay tiêm kích bay đêm; chỉ có phiên bản F7F-4N được chứng nhận để hoạt động trên tàu sân bay. Chúng đã tham gia hoạt động trong Chiến tranh Triều Tiên và được rút khỏi phục vụ vào năm 1954.

Thiết kế và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp đồng chế tạo chiếc nguyên mẫu XF7F-1 được ký vào ngày 30 tháng 6 năm 1941. Mục đích của Grumman là nhằm chế tạo một chiếc máy bay có khả năng vượt hơn về tính năng bay và vũ khí trang bị so với tất cả những chiếc máy bay tiêm kích đang có, đồng thời có thêm được vai trò phụ tấn công mặt đất.[1] Trang bị vũ khí rất mạnh: bốn khẩu pháo 20 mm và bốn khẩu súng máy 12,7 mm (0,50 inch), cũng như các đế dưới cánh và dưới thân để mang bom và ngư lôi. Tính năng bay của nó đã đáp ứng các mong mỏi đặt ra, F7F Tigercat trở thành một trong những máy bay tiêm kích trang bị động cơ piston có tính năng bay cao nhất, với tốc độ tối đa vượt hơn mọi máy bay một động cơ khác của Hải quân Mỹ - 113,6 km/h (71 dặm mỗi giờ) nhanh hơn chiếc F6F Hellcat ở độ cao mặt biển.[2] Quan điểm của Trung tá Fred M. Trapnell, một phi công thử nghiệm hàng đầu của Hải quân, là "Nó là chiếc máy bay tiêm kích tốt nhất mà tôi từng lái." [3]

Tất cả những điều này có được với cái giá phải trả là trọng lượng nặng và tốc độ hạ cánh cao, nhưng nguyên nhân thực sự khiến nó không thể vượt qua thử nghiệm đánh giá sự tương thích đối với hoạt động trên tàu sân bay là độ ổn định hướng kém khi chỉ còn một động cơ hoạt động, cũng như là những vấn đề trong thiết kế móc hãm.[4] Do đó, loạt máy bay sản xuất đầu tiên chỉ được cho hoạt động từ các căn cứ trên đất liền bởi Thủy quân Lục chiến Mỹ, sử dụng nó như là máy bay tiêm kích bay đêm trang bị radar APS-6.[5] Ban đầu, phiên bản F7F-1N chỉ có một chỗ ngồi, nhưng kể từ chiếc máy bay được sản xuất thứ 34, một chỗ ngồi thứ hai dành cho người điều khiển radar được bổ sung và những chiếc máy bay này thuộc phiên bản F7F-2N.

Chiếc Tigercat được thiết kế để có được diện tích cản trước mặt rất nhỏ.

Phiên bản tiếp theo được sản xuất, kiểu F7F-3, được cải biến để khắc phục những vấn đề làm cho chiếc máy bay không được chấp nhận trên tàu sân bay, và phiên bản này lại được thử nghiệm trên chiếc tàu sân bay USS Shangri-La. Sự cố hỏng cánh do đáp xuống quá mạnh đã làm cho lần thử nghiệm này tiếp tục thất bại, nên phiên bản F7F-3 chỉ được sản xuất cho vai trò máy bay tiêm kích bay ngày và bay đêm và máy bay trinh sát hình ảnh.[6] Một phiên bản cuối cùng, kiểu F7F-4N, được tái thiết kế rộng rãi để tăng cường độ cứng và độ ổn định, cuối cùng cũng vượt qua được thử nghiệm tính tương thích cho tàu sân bay, nhưng chỉ có 12 chiếc được chế tạo.[6]

Sau này, một số chiếc Tigercat được sử dụng làm máy bay ném bom nước để chống cháy rừng trong những năm 19601970, và vì mục đích này có 12 chiếc còn sống sót cho đến nay, trong đó có sáu chiếc còn bay được. Có ít nhất ba chiếc F7F Tigercat còn đang được bảo quản trong các viện bảo tàng.

Chiếc Grumman F7F ban đầu đã từng được dự định mang tên là "Tomcat", nhưng cái tên này bị gạt bỏ vì bị cho là mang tính khêu gợi.[7] Tên này sau đó được đặt cho kiểu Grumman F-14.

Các nước sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
 Hoa Kỳ

Đặc điểm kỹ thuật (F7F-4N Tigercat)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo: Jane's Fighting Aircraft of World War II[8]

Đặc tính chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc tính bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thruelsen 1976, p. 204.
  2. ^ Meyer 2002, p. 51.
  3. ^ Meyer 2002, p. 54.
  4. ^ Meyer 2002, p. 55.
  5. ^ Thruelsen 1976, p. 205.
  6. ^ a b Taylor 1969, p. 504.
  7. ^ Meyer 2002, p. 50.
  8. ^ Jane, Fred T. “The Grumman Tigercat.” Jane’s Fighting Aircraft of World War II. London: Studio, 1946. p. 233. ISBN 1 85170 493 0.
  • Carr, Orrin I. "Fire 'Cat!" Air Classics, Vol. 12, No. 9, Sept. 1976. Canoga Park, CA: Challenge Publications. p. 38–47.
  • Gault, Owen. "Grumman's Tiger Twins: The Skyrocket & Tigercat". Air Classics, Vol. 9, No. 8, Aug. 1973. Canoga Park, CA: Challenge Publications. p. 22–27.
  • Green, William. Fighters Vol. Four (War Planes of the Second World War). New York: Doubleday and Company, Inc., 1961.
  • Grossnick, Roy A. and Armstrong, William J. United States Naval Aviation: 1910–1995. Annapolis, MA: Naval Historical Center, 1997. ISBN 0-16-049124-X.
  • Meyer, Corwin ("Corky") H. "F7F Tigercat: The Untold Story". Flight Journal, tháng 8 năm 2002. Ridgefield, CT: AirAge Publications. p. 48–56, 58.
  • O'Leary, Michael. "Tigercat Restoration". Air Classics, Vol. 38, No. 11, Nov. 2002. Canoga Park, CA: Challenge Publications.
  • O'Leary, Michael. United States Naval Fighters of World War II in Action. Poole, Dorset, UK: Blandford Press, 1980. ISBN 0-7137-0956-1.
  • Taylor, John W.R. "Grumman F7F Tigercat". Combat Aircraft of the World from 1909 to the Present. New York: G.P. Putnam's Sons, 1969. ISBN 0-425-03633-2.
  • Thruelsen, Richard. The Grumman Story. New York: Praeger Publishers, Inc., 1976. ISBN 0-275-54260-2.
  • Zuk, Bill. Janusz Zurakowski: Legends in the Sky. St. Catharine's, Ontario: Vanwell, 2004. ISBN 1-55125-083-7.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay tương tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Trình tự thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

F4F - XF5F - F6F - F7F - F8F - F9F - XF10F

Danh sách liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]