Flucytosine
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Tên thương mại | Ancobon, Ancotil, Cytoflu, others |
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo |
MedlinePlus | a601132 |
Danh mục cho thai kỳ | |
Dược đồ sử dụng | qua miệng, tiêm tĩnh mạch |
Mã ATC | |
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý |
|
Dữ liệu dược động học | |
Sinh khả dụng | 75 đến 90% (bằng miệng) |
Liên kết protein huyết tương | 2.9 to 4% |
Chuyển hóa dược phẩm | tối thiểu, trong đường tiêu hóa |
Chu kỳ bán rã sinh học | 2.4 đến 4.8 giờ |
Bài tiết | Thận (90%) |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.016.336 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C4H4FN3O |
Khối lượng phân tử | 129.093 g/mol |
Mẫu 3D (Jmol) | |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(kiểm chứng) |
Flucytosine, hay còn được gọi là 5-fluorocytosine (5-FC), là một loại thuốc kháng nấm.[1] Thuốc này được biệt sử dụng, kết hợp với amphotericin B, điều trị cho bệnh nhiễm nấm Candida nghiêm trọng và nhiễm nấm cryptococcus.[1] Chúng có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các thuốc chống nấm khác để điều trị cho bệnh chromomycosis.[1] Flucytosine được đưa vào cơ thể qua đường miệng hoặc tiêm vào tĩnh mạch.[1][2]
Tác dụng phụ thường gặp có thể kể đến như ức chế tủy xương, chán ăn, tiêu chảy, ói mửa và rối loạn tâm thần.[1] Sốc phản vệ và các phản ứng dị ứng khác đôi khi xảy ra.[1] Vẫn chưa rõ liệu sử dụng trong thai kỳ có an toàn cho em bé hay không.[3] Flucytosine thuộc họ thuốc giống pyrimidine được fluorinat hóa.[1] Chúng hoạt động bằng cách biến đổi thành fluorouracil bên trong nấm và sau đó ngăn chặn khả năng tổng hợp protein của bọn này.[1]
Flucytosine lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1957.[4] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế. [5] Tính đến năm 2016, tại Hoa Kỳ, thuốc có giá khoảng 2.000 USD mỗi ngày trong khi ở Vương quốc Anh nó là khoảng 22 USD mỗi ngày.[6] Thuốc này không có sẵn ở nhiều nước đang phát triển.[6]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h “Flucytosine”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 147. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Flucytosine (Ancobon) Use During Pregnancy”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2016.
- ^ Network, Northern Neonatal (2008). Neonatal Formulary: Drug Use in Pregnancy and the First Year of Life (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 5). John Wiley & Sons. tr. 108. ISBN 9780470750353. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ a b Merry, Matthew; Boulware, David R. (ngày 15 tháng 6 năm 2016). “Cryptococcal Meningitis Treatment Strategies Affected by the Explosive Cost of Flucytosine in the United States: A Cost-effectiveness Analysis”. Clinical Infectious Diseases. 62 (12): 1564–1568. doi:10.1093/cid/ciw151. PMID 27009249.