[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Họ Mèo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Felidae)
Họ Mèo[1]
Thời điểm hóa thạch:
Thế OligocenGần đây, 25–0 triệu năm trước đây
Các loài mèo lớn và nhỏ
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Phân bộ (subordo)Feliformia
Họ (familia)Felidae
Fischer von Waldheim, 1817
Khu vực phân bố các loài trong Họ Mèo
Khu vực phân bố các loài trong Họ Mèo
Phân họ

Họ Mèo (Felidae) là một họ động vật có vú trong Bộ Ăn thịt (Carnivora). Các thành viên trong họ này thông thường được gọi là "mèo". Thuật ngữ "mèo" vừa có thể chỉ về các loài trong họ này nói chung, và vừa có thể chỉ về loài mèo nhà (Felis catus) nói riêng.

Những họ hàng gần khác của Họ Mèo nằm trong các họ khác, trong nhánh của chúng, thuộc cây tiến hóa của động vật ăn thịt: cầy hương, linh cẩucầy mangut. Những loài mèo đầu tiên đã tách ra từ thời kỳ thuộc thế Eocen, khoảng 40 triệu năm trước. Con vật thông thường nhất là mèo nhà, đã gắn với cuộc sống của con người khoảng từ 7.000 đến 4.000 năm trước. Họ hàng hoang dã của chúng vẫn còn sinh sống ở châu PhiTây Á, mặc dù sự phá hủy môi trường sống đã thu nhỏ khu vực sinh sống của chúng.

Các thành viên của Họ Mèo gồm các loài mèo lớn được biết nhiều đến như sư tử, hổ, báo hoa mai, báo đốmbáo săn (mặc dù chúng có kích thước lớn, nhưng vẫn là hậu duệ của những loài mèo nhỏ đã tồn tại trước đây), và các loài mèo nhỏ hơn và ít được biết đến hơn như linh miêu tai đen, mèo gấm Ocelot, mèo cá, mèo rừng, và các loài khác.

Tiến hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện có 42 loài mèo đã được nhận dạng (nếu xem loài mèo Iriomote là phân loài thì còn 41) trên Trái đất đều có cùng tổ tiên.[1] Các loài mèo có nguồn gốc ở châu Á và sau đó lan rộng đến các lục địa khác qua đường cầu đất. Thí nghiệm về DNA ty thểDNA hạt nhân hé lộ rằng các loài mèo tổ tiên đã tiến hóa thành 8 dòng chính phân tán qua ít nhất 10 lần di cư (theo cả hai hướng) từ lục địa sang lục địa qua cầu đất Beringeo đất Panama, với chi Panthera là cổ nhất và chi Felis là trẻ nhất. Có khoảng 60% các loài mèo hiện đại được ước tính đã phát triển trong một triệu năm qua.[3]

Các quan hệ họ hàng gần nhất của họ Mèo được cho là cầy Linsang.[4] Cùng với Viverridae, Linh cẩu, Họ Cầy lỏn, và cầy Madagascar, chúng tạo thành cận bộ Feliformia.[5]

Hầu hết các loài mèo có cùng một dị dạng di truyền ngăn chúng nếm vị ngọt.[6]

Hầu hết các loài mèo có một số đơn bội là 18 hoặc 19. Các loài mèo Tân thế giới (phân bố ở Trung và Nam Mỹ) có số đơn bội là 18, có thể do sự kết hợp của hai nhiễm sắc thể nhỏ hơn thành một nhiễm sắc thể lớn hơn.[7] Trước phát hiện này, các nhà sinh vật học đã không thể thiết lập cây phân nhánh họ Mèo từ các hóa thạch do các hóa thạch của các loài mèo khác nhau tất cả đều trông giống nhau chỉ khác nhau về kích thước.

Mèo nhà có thể có đuôi dài hoặc ngắn. Có lúc các nhà sinh vật học phải xem liệu đuôi ngắn cũng có thể được tìm thấy ở nhóm linh cẩu có đặc điểm của tổ tiên hoặc có nguồn gốc tiến hóa. Nếu không xem xét hóa thạch, các nhà nghiên cứu đã có thể nhận dạng các trạng thái đặc điểm được tìm thấy trong các nhóm của chúng. Do tất cả động vật trong nhóm cùng cấp họ mèo là Viverridae có đuôi dài, nên các nhà khoa học có thể suy ra rằng trạng thái nhận dạng này đại diện cho tính trạng tổ tiên của chúng.[5]

Đặc điểm chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài động vật họ mèo có đặc điểm chung là thú ăn thịt sống trên cạn, chúng có một số đặc điểm phân biệt với các loài thú ăn thịt khác, thể hiện ở răng, nanh, móng vuốt và khả năng săn đêm thông qua đặc điểm của mắt, chúng là các loài có cấu trúc cơ thể uyển chuyển và thích hợp với chiến lược săn mồi mai phục, đây cũng là các loài nổi tiếng tinh ranh và có ý thức lãnh thổ cao, sự tò mò và phần lớn là các loài động vật sống đơn độc (trừ sư tử).

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thống, người ta chia họ Felidae thành 5 phân họ, dựa theo các đặc trưng kiểu hình. Các phân họ này bao gồm 3 phân họ còn sinh tồn là Felinae, Pantherinae, Acinonychinae (báo săn), và 2 phân họ tuyệt chủng là Machairodontinae, Proailurinae[2].

Phân loại di truyền học

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu di truyền học đã cung cấp cơ sở cho sự phân loại chính xác hơn đối với các thành viên còn sinh tồn của họ mèo dựa trên cơ sở gộp nhóm kiểu gen[1][8][9]. Cụ thể 8 dòng dõi di truyền đã được nhận dạng:[10]

Bốn dòng dõi sau (5, 6, 7, 8) có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với bất kỳ mối quan hệ nào của chúng đối với bốn dòng dõi đầu tiên (1, 2, 3, 4), và vì thế chúng tạo thành một nhánh trong phạm vi phân họ Felinae của họ Felidae.

Các loài còn sinh tồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Hóa thạch mèo

[sửa | sửa mã nguồn]

Những loài thú giống mèo cổ nhất (Aelurogale, Eofelis) được tách ra từ thời kỳ Eocene. Được biết đến như là Proailurus, chúng đã sống trong kỷ OligoceneMiocene. Trong kỷ Miocene nó tiến hóa thành Pseudaelurus. Pseudaelurus được coi là tổ tiên chung gần nhất của cả ba phân họ trên đây cũng như của các phân họ khác, như Machairodontinae. Nhóm này, được biết đến như là mèo răng kiếm, đã tuyệt chủng trong đầu kỷ Pleistocene. Nó bao gồm các chi Smilodon, Machairodus, DinofelisHomotherium.

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Felidae cũng là tiêu đề của tiểu thuyết của Akif Pirinçci trong đó con mèo có tên là Francis điều tra kẻ giết một số mèo trong một thành phố lớn. Hiện tại có 5 tập của Felidae: Felidae, Felidae II (còn gọi là Felidae trên đường), Cave Canem, Das DuellSalve Roma, trong đó có hai tập đầu đã dịch sang tiếng Anh. Tập đầu Felidae đã được chuyển thể thành phim hoạt hình của Đức năm 1994, do Michael Schaack đạo diễn. Có bản lồng tiếng Anh, tuy nhiên vì nội dung người lớn của nó, nên đã không được nhập khẩu cho khán giả Bắc Mỹ, do họ có thể nhầm nó là phim cho trẻ em.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Wozencraft, W. C. (2005). “Felidae”. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M. (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference . Johns Hopkins University Press. tr. 532–548. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  2. ^ a b McKenna, M. C.; Bell, S. K. (2000). “Family Felidae Fischer de Waldheim, 1817:372. Cats”. Classification of Mammals. Columbia University Press. tr. 230. ISBN 978-0-231-11013-6.
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Johnson06
  4. ^ Eizirik E.; Murphy W. J.; Koepfli K. P.; Johnson W. E.; Dragoo J. W.; O'Brien S. J. (2010). “Pattern and timing of the diversification of the mammalian order Carnivora inferred from multiple nuclear gene sequences”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 56 (1): 49–63. doi:10.1016/j.ympev.2010.01.033. PMID 20138220.
  5. ^ a b Gaubert, P.; Veron, G. (2003). “Exhaustive sample set among Viverridae reveals the sister-group of felids: the linsangs as a case of extreme morphological convergence within Feliformia”. Proceedings of the Royal Society B. 270 (1532): 2523–30. doi:10.1098/rspb.2003.2521. PMC 1691530. PMID 14667345.
  6. ^ Li, X.; Li, W.; Wang, H.; Cao, J.; Maehashi, K.; Huang, L.; Bachmanov, A. A.; Reed, D. R.; Legrand-Defretin, V.; Beauchamp, G. K. & J. G. Brand (2005). “Pseudogenization of a Sweet-Receptor Gene Accounts for Cats' Indifference toward Sugar”. Public Library of Science. 1 (1): 27–35. doi:10.1371/journal.pgen.0010003. PMC 1183522. PMID 16103917. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2008.
  7. ^ Vella, C.; Shelton, L. M.; McGonagle, J. J. & Stanglein, T. W. (2002). Robinson's Genetics for Cat Breeders and Veterinarians (ấn bản thứ 4). Oxford: Butterworh-Heinemann Ltd. ISBN 0-7506-4069-3.
  8. ^ Johnson WE, Eizirik E, Pecon-Slattery J (2006). “The late Miocene radiation of modern Felidae: a genetic assessment”. Science. 311 (5757): 73–7. doi:10.1126/science.1122277. PMID 16400146.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ O'Brien SJ, Johnson WE (2005). “Big cat genomics”. Annu Rev Genomics Hum Genet. 6 (1): 407–29. doi:10.1146/annurev.genom.6.080604.162151. PMID 16124868.
  10. ^ “Phylogenetic reconstruction of the Felidae using 16S rRNA and NADH”. Truy cập 14 tháng 4 năm 2015.

Tham khảo chung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Shoemaker, Alan (1996). “1996 Taxonomic and Legal Status of the Felidae”. Felid Taxonomic Advisory Group of the American Zoo and Aquarium Association. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2009.
  • Turner A. (1997). The big cats and their fossil relatives. Nhà in Đại học Columbia. ISBN 0-231-10229-1.
  • Kirby G. (1984). “Cat family”. Trong Macdonald D. (biên tập). The Encyclopedia of Mammals. Facts on File. ISBN 0-87196-871-1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]