[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Danh sách tứ giác của Sao Hỏa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bề mặt của Sao Hỏa được Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) chia thành 30 tứ giác. Mỗi tứ giác là một vùng có phạm vi vĩ độkinh độ được xác định. Các tứ giác được đặt tên theo các đặc điểm địa hình albedo nổi bật tại tứ giác tương ứng, được đánh số từ 1 đến 30 với tiền tố "MC" ("Mars Chart") chạy theo chiều từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.[1]

Bề mặt Sao Hỏa được chia làm 30 vùng tứ giác.
Bề mặt Sao Hỏa được chia làm 30 vùng tứ giác.

Các tứ giác có hình chữ nhật trên bản đồ phép chiếu hình trụ, nhưng vì bề mặt của Sao Hỏa cong theo hình cầu của hành tinh, nên hình dạng của các tứ giác trong thực tế là hình tứ giác Saccheri. 16 tứ giác ở xích đạo là nhỏ nhất với diện tích bề mặt mỗi phần là 4.500.000 km2, trong khi 12 tứ giác ở vĩ độ trung bình có diện tích 4.900.000 km2. Hai tứ giác ở cực là lớn nhất với diện tích bề mặt là 6.800.000 km2.[2][3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1972, chương trình Mariner 9 của NASA gửi về hàng ngàn bức ảnh, chụp bao phủ hơn 80% bề mặt Sao Hỏa. Năm đó và năm tiếp theo, Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA đã hợp tác với chương trình nghiên cứu địa chất thiên văn của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) để tổng hợp ảnh chụp của Mariner thành bản đồ chi tiết đầu tiên về Sao Hỏa. Để tổ chức và chia nhỏ công việc này, USGS đã chia bề mặt hành tinh thành 30 tứ giác, mỗi tứ giác được đặt tên theo đặc điểm địa hình albedo nổi bật tại khu vực tương ứng, và giao các nhà địa chất tại USGS và các trường đại học ở Mỹ để lập bản đồ và nghiên cứu từng tứ giác đó.[4]

Các chương trình thăm dò Sao Hỏa sau này tạo ra nhiều bản đồ ngày càng chính xác, Liên đoàn Thiên văn Quốc tế đặt tên cho các tứ giác này theo những đặc điểm bề mặt và địa chất tương ứng. Những cái tên này cũng được lấy từ các đặc điểm địa hình albedo nổi bật, do vậy đôi khi trùng với tên các tứ giác do USGS đặt.[2]

Các tứ giác

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bản đồ dưới đây được dựng từ dữ liệu của Mars Orbiter Laser Altimeter (tạm dịch: Thiết bị đo độ cao bằng laser từ quỹ đạo Sao Hỏa) của tàu Mars Global Surveyor. Các vùng màu đỏ là vùng cao hơn so với các vùng màu xanh. Bản đồ các tứ giác ở xích đạo dùng phép chiếu Mercator, bản đồ các tứ giác ở vĩ độ trung bình dùng phép chiếu hình nón đồng góc Lambert, bản đồ các tứ giác ở hai cực dùng phép chiếu lập thể cực.[5]

Số thứ tự Tên Vĩ độ Kinh độ Đặc điểm địa lý Bản đồ
MC-01 Mare Boreum 65–90° B 180° W – 180° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Mare Boreum quadrangle
MC-02 Diacria 30–65° B 120–180° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Diacria quadrangle
MC-03 Arcadia 30–65° B 60–120° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Arcadia quadrangle
MC-04 Mare Acidalium 30–65° B 0–60° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Mare Acidalium quadrangle
MC-05 Ismenius Lacus 30–65° B 0–60° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Ismenius Lacus quadrangle
MC-06 Casius 30–65° B 60–120° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Casius quadrangle
MC-07 Cebrenia 30–65° B 120–180° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Cebrenia quadrangle
MC-08 Amazonis 0–30° B 135–180° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Amazonis quadrangle
MC-09 Tharsis 0–30° B 90–135° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Tharsis quadrangle
MC-10 Lunae Palus 0–30° B 45–90° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Lunae Palus quadrangle
MC-11 Oxia Palus 0–30° B 0–45° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Oxia Palus quadrangle
MC-12 Arabia 0–30° B 0–45° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Arabia quadrangle
MC-13 Syrtis Major 0–30° B 45–90° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Syrtis Major quadrangle
MC-14 Amenthes 0–30° B 90–135° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Amenthes quadrangle
MC-15 Elysium 0–30° B 135–180° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Elysium quadrangle
MC-16 Memnonia 0–30° N 135–180° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Memnonia quadrangle
MC-17 Phoenicis Lacus 0–30° N 90–135° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Phoenicis Lacus quadrangle
MC-18 Coprates 0–30° N 45–90° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Coprates quadrangle
MC-19 Margaritifer Sinus 0–30° N 0–45° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Margaritifer Sinus quadrangle
MC-20 Sinus Sabaeus 0–30° N 0–45° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Sinus Sabaeus quadrangle
MC-21 Iapygia 0–30° N 45–90° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Iapygia quadrangle
MC-22 Mare Tyrrhenum 0–30° N 90–135° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Mare Tyrrhenum quadrangle
MC-23 Aeolis 0–30° N 135–180° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Aeolis quadrangle
MC-24 Phaethontis 30–65° N 120–180° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Phaethontis quadrangle
MC-25 Thaumasia 30–65° N 60–120° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Thaumasia quadrangle
MC-26 Argyre 30–65° N 0–60° T Đặc điểm địa lý Topographical map of Argyre quadrangle
MC-27 Noachis 30–65° N 0–60° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Noachis quadrangle
MC-28 Hellas 30–65° N 60–120° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Hellas quadrangle
MC-29 Eridania 30–65° N 120–180° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Eridania quadrangle
MC-30 Mare Australe 65–90° N 180° W – 180° Đ Đặc điểm địa lý Topographical map of Mare Australe quadrangle

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Catalog Page for PIA03467”. photojournal.jpl.nasa.gov. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2023.
  2. ^ a b Oliver Morton (2002). Mapping Mars. Internet Archive. Picador. ISBN 978-0-312-24551-1.
  3. ^ “Atlas Sao Hỏa trực tuyến”. Ralphaeschliman.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2023.
  4. ^ Gerald G., Schaber (2005). “USGS Open-File Report 2005-1190: The U.S. Geological Survey, Branch of Astrogeology—A Chronology of Activities from Conception through the End of Project Apollo (1960–1973)” (PDF). United States Geological Survey. tr. 314.
  5. ^ “PIA03467: The MGS MOC Wide Angle Map of Mars”. Photojournal. NASA / Jet Propulsion Laboratory. 16 tháng 2 năm 2002. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]