[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

AEON

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
AEON Co., Ltd.
Tên bản ngữ
イオン株式会社
Loại hình
Công ty đại chúng, kabushiki gaisha
Mã niêm yếtTYO: 8267
TOPIX Large 70 Component
Ngành nghềBán lẻ
Tài chính ngân hàng
Thành lập1926; 98 năm trước (1926)
(với tên gọi Shinoharaya)
Trụ sở chínhChiba,  Nhật Bản
Thành viên chủ chốt
Okada Motoya (Chủ tịch)
Dịch vụSiêu thị
Doanh thuTăng 8,176,732 triệu yên Nhật (FY 2016)
Tăng 52,707 triệu yên Nhật (FY 2016)
Tổng tài sảnTăng 8,225,874 triệu yên Nhật (FY 2016)
Tổng vốn
chủ sở hữu
Tăng 1,819,474 triệu yên Nhật (FY 2017)
Số nhân viên500.000+ (2016)
Công ty conAEON Retail.
AEON Hokkaido
Sunday
AEON Kyushu
Maxvalu Chubu
Maxvalu Nishinihon
Maxvalu Tohoku
Maxvalu Tokai
Maxvalu Hokkaido
Ministop
Websitewww.aeon.info/en/
Siêu thị Aeon tại thành phố Chiba

AEON Co., Ltd. (tên bản ngữ: イオン株式会社; Hán-Việt: Ion Chu thức Hội xã; Hepburn: Ion Kabushiki-gaisha), thường viết cách điệu ÆON; là công ty mẹ của AEON Group. Trụ sở công ty đặt tại quận Mihama, thành phố Chiba, Nhật Bản.[1] AEON hiện là nhà bán lẻ lớn nhất châu Á.[2]

Công ty phụ trách điều hành tất cả các cửa hàng bán lẻ AEON (trước đây gọi là siêu thị JUSCO) trực tiếp tại Nhật Bản. Trong khi đó, AEON CO. (M) BHD điều hành tất cả các Cửa hàng Bán lẻ AEON trực tiếp tại Malaysia.

AEON sở hữu mạng lưới bán lẻ bao gồm khoảng 300 công ty con hợp nhất và 26 công ty liên kết theo phương thức vốn chủ sở hữu - bao gồm cửa hàng tiện lợi Ministop, trung tâm thương mại/trung tâm bách hoá tổng hợp (General Merchandise Store - GMS), siêu thị cỡ vừa và nhỏ (Supermarket - SM) và cửa hàng chuyên doanh (Specialized Store - SS).

Ý nghĩa tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên ÆON là phiên âm từ tiếng Hy Lạp koine αἰών (ho aion), xuất phát từ chữ αἰϝών (aiwon). Tên và biểu tượng được sử dụng trong thương hiệu muốn nói lên mong muốn "trường tồn" của công ty.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của AEON bắt đầu hoạt động tại thành phố Yokkaichi, tỉnh Mie, Nhật Bản từ thời Edo vào năm 1758 với tên gọi Okada-ya (岡田屋/岡田や; Cương Điền Ốc) do gia tộc Okada (岡田家; Okada-ke) sở hữu. Okada-ya lúc này là một cửa hàng bán lẻ vật liệu và phụ kiện may kimono do Okada Sozaemon (岡田惣左衛門; Cương Điền Tổng Tả Vệ Môn) làm chủ[4]. Năm 1970, Okadaya hợp nhất với Futagi (フタギ) và Shiro (シロ) để thành lập công ty Cổ phần JUSCO (ジャスコ株式会社), viết tắt từ "Japan United Stores Company" do chính nhân viên bỏ phiếu để đặt tên.

Ngày 21 tháng 8 năm 2001, công ty được chính thức đặt tên là công ty Trách nhiệm Hữu Hạn AEON (イオン株式会社).

Ngày 21 tháng 8 năm 2008, công ty tiến hành tái cơ cấu. Công ty TNHH AEON trở thành công ty mẹ dưới dạng một công ty cổ phần thuần túy, trong khi AEON Retail tiếp quản các hoạt động bán lẻ trước đây do Công ty TNHH AEON nắm giữ.

Kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2011, tất cả các cửa hàng JUSCO và Saty dưới sự bảo trợ của AEON tại Nhật Bản chính thức đổi tên thành AEON - trong khi tất cả các cửa hàng JUSCO và trung tâm mua sắm tại Malaysia được đổi tên hoàn toàn thành AEON kể từ tháng 3 năm 2012. Tuy nhiên, các cửa hàng JUSCO vẫn hoạt động ở khu vực Trung Quốc đại lục và một số khu vực khác.

Tháng 11 năm 2012, AEON mua lại Carrefour Malaysia với giá €250 triệu euro.[5] Tất cả các đại siêu thị và siêu thị Carrefour hiện tại ở Malaysia sau đó được đổi tên hoàn toàn thành AEON BiG.[6] Việc mua lại Carrefour Malaysia đưa AEON trở thành nhà bán lẻ lớn thứ hai tại Malaysia, kết hợp doanh thu từ các cửa hàng AEON Retail (trước đây gọi là JUSCO) và các cửa hàng Carrefour trước đây.[7] Sau thương vụ này, phó chủ tịch kinh doanh ASEAN của AEON cho biết gã khổng lồ bán lẻ đặt mục tiêu mở 100 cửa hàng trong nước vào năm 2020.[8]

AEON Stores (Hong Kong) Co., Limited được thành lập tại Hồng Kông vào tháng 11 năm 1987, niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông vào tháng 2 năm 1994.

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

AEON chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009.

Ngày 07 tháng 10 năm 2011, Công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức thành lập, đầu tư cho các hoạt động về xây dựng, tổ chức, quản lý và kinh doanh các mô hình Trung tâm thương mại, Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị.[9]

STT Tên trung tâm Địa chỉ Khai trương
1 AEON Tân Phú Celadon Sơn Kỳ, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh 11/01/2014
2 AEON Bình Dương Canary Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương 01/11/2014
3 AEON Long Biên Long Biên, Long Biên, Hà Nội 28/10/2015
4 AEON Bình Tân Bình Trị Đông B, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh 13/07/2016
5 AEON Hà Đông Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội 05/12/2019
6 AEON Hải Phòng Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng 24/12/2020
7 AEON The Nine Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội 12/05/2022
8 AEON Bình Dương New City Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương 28/07/2023
9 AEON Nguyễn Văn Linh Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 04/04/2024
10 AEON Huế An Đông, Huế, Thừa Thiên Huế 16/09/2024
11 AEON Tạ Quang Bửu Phường 4, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh 26/09/2024

Năm 2021, AEON Việt Nam khai trương chuỗi siêu thị tiện lợi vừa và nhỏ mang thương hiệu AEON MaxValu tại Hà Nội và Hưng Yên [10]. Các siêu thị MaxValu có diện tích sàn từ 300 đến 500 , vị trí đặt gần các khu dân cư đông đúc hoặc dưới các toà chung cư cao tầng.

Đến nay (2023) có 16 siêu thị MaxValu được khai trương và đi vào hoạt động[11], gồm:

  • MaxValu Ecopark (Hưng Yên)
  • MaxValu Riverside Garden (Hà Nội)
  • MaxValu Hyundai (Hà Nội)
  • MaxValu Lotus (Hà Nội)
  • MaxValu Thăng Long No.1 (Hà Nội)
  • MaxValu Linh Đàm (Hà Nội)
  • MaxValu Westbay (Hưng Yên)
  • MaxValu Ocean Park (Hà Nội)
  • MaxValu Lĩnh Nam (Hà Nội)
  • MaxValu Horizon (Hà Nội)
  • MaxValu Kosmo (Hà Nội)
  • MaxValu Nam Trung Yên (Hà Nội)
  • MaxValu The Five (Hà Nội)
  • MaxValu La Casta (Hà Nội)
  • MaxValu Florence (Hà Nội)
  • MaxValu Zen Park (Hà Nội)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Aeon 2011 Group Profile Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine." Æon. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2011. "Head Office: 1-5-1 Nakase, Mihama-ku, Chiba-shi, Chiba 261-8515, Japan"
  2. ^ Hollinger, Peggy (ngày 4 tháng 10 năm 2015). “Japan's ANA eyes stake in Vietnam Airlines”. Financial Times. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ “FAQ”. www.aeon.info (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2019.
  4. ^ “イオンの歴史” (bằng tiếng Nhật). AEON. Truy cập 23 tháng 10 năm 2023.
  5. ^ “Archived copy”. www.themalaysianinsider.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  6. ^ “AEON Co and AEON BiG management to be placed under one roof”. The Edge Markets. 23 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2021.
  7. ^ “Aeon: Two names, one game”. The Edge Markets. 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2021.
  8. ^ “Aeon targets 100 new stores in Malaysia by 2020”. Retail in Asia (bằng tiếng Anh). 1 tháng 6 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2021.
  9. ^ “Lịch sử hình thành tập đoàn AEON”. AEON Việt Nam. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2022.
  10. ^ “AEON Việt Nam mở thêm chuỗi siêu thị MaxValu”. Dân Trí. 29 tháng 12 năm 2021. Truy cập 21 tháng 10 năm 2023.
  11. ^ “Danh sách cửa hàng”. AEON MaxValu - website chính thức. Truy cập 21 tháng 10 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]