[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Đinh (họ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đinh
Tiếng Việt
Chữ Quốc ngữĐinh
Tiếng Trung
Chữ Hán
Trung Quốc đại lụcbính âmDing
Tiếng Triều Tiên
Hangul
Romaja quốc ngữJeong

Đinh là một họ của người châu Á. Họ này có mặt ở Việt Nam, Triều Tiên (Hangul: 정, Romaja quốc ngữ: Jeong) và Trung Quốc (chữ Hán: 丁, Bính âm: Ding). Đây là họ của các vua nhà Đinh, một trong các triều đại phong kiến của Việt Nam. Trong danh sách Bách gia tính họ này đứng thứ 177, về mức độ phổ biến họ này xếp thứ 48 ở Trung Quốc theo thống kê năm 2007. Samuel C. C. Ting, nhà vật lý học người Mỹ gốc Hoa, khi chứng minh được sự tồn tại của meson J/ψ (một loại hạt cơ bản) đã đề nghị đặt tên hạt là J, J là chữ cái tiếng Latinh gần giống nhất với Hán tự 丁 (Đinh).

Ở Việt Nam, người họ Đinh tập trung khá nhiều ở Ninh Bình, nơi được coi là Trung tâm liên lạc họ Đinh Việt Nam với danh nhân Đinh Tiên Hoàng trong lịch sử.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo "Đinh tộc gia phả" ở Hàn Giang, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, họ Đinh có nguồn gốc sâu xa từ đời con thứ của Khương Tử Nha đời nhà Chu là Lã Cấp, thuỵ hiệuĐinh Công. Con cháu đời sau mới lấy thuỵ hiệu của tổ tiên làm họ.[1]

Thời Chiến quốc, họ Đinh sinh sống ở Giang Nam, Trung Quốc, đến khoảng niên hiệu Càn Phù thứ 2 đời Đường (năm 874), vì xảy ra cuộc biến loạn Hoàng Sào, họ Đinh mới vượt biển di cư sang Việt Nam, định cư ở Gia Viễn, Ninh Bình. Tuy nhiên, theo dã sử thì vào thời Hai Bà Trưng, ở động Hoa Lư (Ninh Bình) đã có ông Đinh Cần là cha của hai nữ tướng là Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương, theo Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được thờ ở đình Đông Ba thuộc thôn Đông Ba, xã Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.[2]

Người Việt Nam họ Đinh nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Trung Quốc họ Đinh nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Triều Tiên họ Đinh nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trang 85 cuốn Những nhân vật lịch sử thời Đinh Lê, Trương Đình Tưởng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc 2009
  2. ^ Những vị bộ tướng của Hai Bà Trưng