[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Đăng Phong

Đăng Phong
登封市
—  Thành phố cấp huyện  —
Đền thờ Đạo giáo
Đền thờ Đạo giáo
Vị trí tại Trịnh Châu
Vị trí tại Trịnh Châu
Đăng Phong trên bản đồ Hà Nam
Đăng Phong
Đăng Phong
Vị trí tại Hà Nam
Quốc gia Trung Quốc
TỉnhHà Nam
Địa cấp thịTrịnh Châu
Diện tích
 • Tổng cộng1.220 km2 (470 mi2)
Dân số
 • Tổng cộng630,000
 • Mật độ520/km2 (1,300/mi2)
Múi giờChuẩn Trung Quốc (UTC+8)
Mã bưu chính452470 Sửa dữ liệu tại Wikidata
Trang webwww.dengfeng.gov.cn
Tên chính thứcCác công trình lịch sử ở Đăng Phong, "Điểm giao nhau giữa Trời và Đất"
Bao gồm
Tiêu chuẩn(iii)(vi)
Tham khảo1305rev
Công nhận2010 (Kỳ họp 34)
Diện tích825 ha (2.040 mẫu Anh)
Vùng đệm3.438,1 ha (8.496 mẫu Anh)

Đăng Phong (tiếng Trung: 登封; bính âm: Dēngfēng; Bưu chính: Tengfeng) là một thành phố cấp huyện thuộc địa cấp thị Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Nằm ở phía tây nam của Trịnh Châu, nó có diện tích 1.220 km2 (470 dặm vuông Anh) và dân số 652.200 người.[1] Đăng Phong có 3 nhai đạo, 8 trấn và 5 hương.

Đăng Phong nằm tại chân núi phía nam Tung Sơn, một trong những ngọn núi linh thiêng nhất Trung Quốc. Thành phố này cũng là một trong những nơi trung tâm tâm linh linh thiêng nổi tiếng nhất Trung Quốc với nhiều di tích văn hóa, đền chùa và tổ chức tôn giáo bao gồm Đền thờ Đạo giáo Tung Nhạc hay chùa Phật giáo Thiếu Lâm hay Học viện Khổng giáo Tung Dương đồng thời cũng là quê hương của võ thuật Thiếu Lâm nổi tiếng. Tung Sơn là danh thắng cấp quốc gia hạng 5A, trong khi quần thể lịch sử chùa Thiếu Lâm tại đây được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2010.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đăng Phong trong nền văn hóa Trung Quốc là một trong những nơi sinh sống lâu đời của một bộ lạc mẫu hệ. Theo các tài liệu lịch sử và bằng chứng khảo cổ học, hơn 2.000 năm trước Công nguyên, trung tâm của các hoạt động sản xuất, đời sống và chính trị của triều đại nhà Hạ nằm tại trấn Cáo Thành, tức Đăng Phong ngày nay. Triều đại Tây Chu, Chu Công Đán thực hiện đo bóng mặt trời bằng khuê biểu tại Đăng Phong Quan phát triển lịch ngày nay. Đến thời nhà Tần, hệ thống quận huyện được triển khai và huyện Dương Thành được thành lập tại đây. Hoàng đế Tây Hán là Hán Vũ Đế đã đến Tung Sơn và thành lập ra huyện Sùng Cao và đến nhà Tùy là Tung Dương. Năm 696, Võ Tắc Thiên đã đến Tung Sơn và Phong Trung Nhạc và đổi Sùng Cao thành Đăng Phong và đổi Dương Thành thành Cáo Thành (nghĩa là hoàn thành). Triều đại nhà Kim, hai huyện được sáp nhập thành một huyện Đăng Phong duy nhất.[3]

Trong thời kỳ Chính phủ Bắc Dương, Hà Nam là chiến trường chính của nhiều cuộc nội chiến trong đó có cả Trung Quốc Quốc dân Đảng. Đăng Phong nằm giữa Lạc Dương, Trịnh Châu và Hứa Xương liên tục bị tàn phá bởi chiến tranh và cướp bóc. Trong cuộc Nội chiến Trung Quốc vào đầu năm 1948, trước sự tấn công của quân đội Giải phóng Trung Quốc, chính phủ Quốc dân Đảng đã đến phòng thủ toàn diện tại Hà Nam. Đầu tháng 3, quân Giải phóng Trung Quốc đã được tập hợp tại Đăng Phong, Lâm Nghi và Ích Dương. Sau đó Đăng Phong cơ bản đã thuộc quyền kiếm soát của quân Giải phóng. Năm 1983, Đăng Phong thuộc Đặc khu Lạc Dương và về hành chính thuộc Trịnh Châu. Ba huyện Tân An, Mạnh TânYển Sư được cắt về Lạc Dương. Vào ngày 30 tháng 5 năm 1994, Hội đồng Nhà nước đã phê chuẩn việc thành lập thành phố cấp huyện Đăng Phong.

Đăng Phong là một trong những đơn vị hành chính cấp huyện có nền kinh tế mạnh. Hệ thống kinh tế bao gồm ngành kinh tế dịch vụ hiện đại dựa trên du lịch văn hóa, nông nghiệp hiện đại đặc biệt là chăn nuôi và công nghiệp công nghệ cao với chủ đạo là sản xuất phụ tùng ô tô và thiết bị, vật liệu mới và y sinh. Năm 2009, Đăng Phong xếp thứ 64 trong danh sách 100 nền kinh tế quận huyện toàn quốc và xếp thứ 9 của tỉnh Hà Nam. Thu nhập GDP bình quân đầu người tại Đăng Phong đạt 39.573 nhân dân tệ (5.793 USD).[4] Hiện tại có ba cụm phát triển kinh tế ở Đăng Phong là cụm công nghiệp, cụm du lịch văn hóa và cụm nông nghiệp hiện đại.

Đăng Phong nằm trên Quốc lộ 207 xuất phát từ Xilinhot tới Từ Văn. Ngoài ra, đường cao tốc Nhữ Châu Đăng Phong cũng đang được hoàn thành từ Sân bay quốc tế Tân Trịnh Trịnh Châu về Đăng Phong. Tuyến đường sắt Đăng Phong cũng đã được kết nối với Tiêu Tác-Liễu Châu để tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ (tiếng Trung) Introduction to Dengfeng Lưu trữ 2007-10-22 tại Wayback Machine, official website of Dengfeng Government, visited on ngày 12 tháng 4 năm 2008.
  2. ^ “登封"天地之中"列入世遗名录”. 新民网. ngày 2 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ "天地之中"叫响全国 "文化圣山"走向世界” (bằng tiếng Trung). 大河网. 2011年8月1日. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  4. ^ Dữ liệu dân số và kinh tế từ Niên giám thống kê của tỉnh Hà Nam 2010

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]