[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Phi lao

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do AnsterBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 18:23, ngày 12 tháng 9 năm 2023 ((Bot) AlphamaEditor, Executed time: 00:00:02.3639037). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Casuarina equisetifolia
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fagales
Họ (familia)Casuarinaceae
Chi (genus)Casuarina
Loài (species)C. equisetifolia
Danh pháp hai phần
Casuarina equisetifolia
L., 1759[1]
Phân loài
  • C. e. subsp. equisetifolia
  • C. e. subsp. incana
Danh pháp đồng nghĩa[2]
  • Casuarina equisetifolia var. typica Domin, 1921 nom. inval.

Phi lao[3] hay còn gọi xi lau, dương, dương liễu[4] (danh pháp khoa học Casuarina equisetifolia) là một loài thực vật có hoa trong họ Casuarinaceae. Loài này được Carl Linnaeus đặt tên khoa học đầu tiên năm 1759.[1][5]

Từ nguyên

Tên khoa học của loài equisetifolia có nguồn gốc từ tiếng Latinh equisetum, nghĩa là "lông đuôi ngựa" (vì chùm lá của nó giống như lông đuôi ngựa).[6]

Phân bố và môi trường sống

Casuarina equisetifolia được tìm thấy từ Ấn Độ, MyanmarViệt Nam qua Malesia về phía đông đến Polynesia thuộc Pháp, New Caledonia, và Vanuatu, và về phía nam đến Australia (phần phía bắc của Lãnh thổ Bắc Úc, bắc và đông Queensland, và đông nam New South Wales, ở đây nó phát triển đến phía nam Laurieton.[7]

Một quần thể cũng được tìm thấy ở Madagascar, trước đây nghi là loài bản địa,[8] nhưng hiện nay người ta cho rằng nó được du nhập vào đây.[9] Loài này được du nhập vào miền nam Hoa Kỳ và Tây Phi.[10] Đây là loài xâm hại ở Florida[11][12] và Nam Phi.[13]

Cây sinh trưởng tốt nhất trên đất cát mới bồi tụ ven biển và đồng bằng; cũng có thể sống được trên đất cát nghèo, đất dốc tụ có tầng dày, thành phần cơ giới nhẹ, độ pH 5,5.

Phân loài

Có 2 phân loài thuộc loài này:[14][15]

  • C. e. subsp. equisetifolia[16]
  • C. e. subsp. incana (Benth.) L.A.S.Johnson, 1982[17]

C. e. subsp. equisetifolia

Bản địa khu vực từ Ấn Độ ở phía tây qua Đông Nam Á tới New Guinea và miền đông Australia cùng một số đảo cận kề. Du nhập vào Pakistan, Sri Lanka, Madagascar, miền đông châu Phi, Italia, Tây Ban Nha, tây bắc châu Phi, Caribe, Venezuela, đông nam Hoa Kỳ, Mexico.[18]

Các danh pháp đồng nghĩa bao gồm:[18]

  • Casuarina africana Lour., 1790
  • Casuarina brunoniana Miq., 1848
  • Casuarina equisetifolia var. souderi Fosberg, 1966
  • Casuarina excelsa Dehnh. ex Miq., 1848
  • Casuarina indica Pers., 1807
  • Casuarina lateriflora Poir., 1812
  • Casuarina littorea Oken, 1841
  • Casuarina littorea var. souderi (Fosberg) Fosberg & Sachet, 1975
  • Casuarina mertensiana Rupr. ex Miq., 1868
  • Casuarina repens Hoffmanns., 1841
  • Casuarina sparsa Tausch, 1839
  • Casuarina truncata Willd., 1814

C. e. subsp. incana

Bản địa New Caledonia, New South Wales, Queensland, Vanuatu. Du nhập vào Tây Ban Nha.[19]

Các danh pháp đồng nghĩa bao gồm:[19]

  • Casuarina equisetifolia var. incana Benth., 1873
  • Casuarina incana A.Cunn. ex Benth., 1873

Mô tả

Casuarina equisetifolia là cây thường xanh, cao đến 6–35 m (20–115 ft). Cụm hoa đực hình đuôi sóc dài 0,7–4 cm (0,28–1,57 in), cụm hoa cái đơn độc, mọc ở ngọn các cành bên, hoa cái cũng không bao hoa, đính vào nách của 1 lá bắc. Không giống hầu hết các loài khác trong chi Casuarina, loài này có hoa đơn tính, cùng gốc. Quả là một cấu trúc gỗ có hình bầu dục dài 10–24 mm (0,39–0,94 in) và đường kính 9–13 mm (0,35–0,51 in), bề ngoài giống như noãn hạt trần được cấu thành bởi nhiều lá noãn, mỗi lá noãn chứa một hạt với cánh nhỏ dài 6–8 mm (0,24–0,31 in).[8][20]

Giống như các loài khác trong chi Casuarina, Casuarina equisetifolia là cây có khả năng cố định đạm trong khí quyển, nhưng khác với các cây thuộc họ đậu, Casuarina cộng sinh với xạ khuẩn Frankia spp.[21][22][23]

Ứng dụng

Phi lao cũng được dùng làm thuốc. Rễ cây dùng làm thuốc chữa ỉa chảy và lị. Do các cành và thân phi lao chịu cắt uốn nên còn dùng làm cây cảnh, cây bómg mát và cây bon sai.[24] Gỗ dùng làm cột, đóng đồ dùng, trụ mở, bột giấy, dăm, than hầm, đun. Trồng rừng phòng hộ, chắn gió cố định cát ven biển.[4]

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a b Carl Linnaeus, 1759. Casuarina equisetifolia. Amoenitates Academici seu dissertationes variae physicae, medicae, botanicae: antehac seorsim editae: nunc collectae et auctae: cum tabulis aeneis 4: 143.
  2. ^ Casuarina equisetifolia. Plants of the World Online. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2023.
  3. ^ Phi lao
  4. ^ a b “Trang thong tin ve giong Lam nghiep”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập 8 tháng 5 năm 2015.
  5. ^ The Plant List (2010). Casuarina equisetifolia. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2013.
  6. ^ Boland, D. J.; Brooker, M. I. H.; Chippendale, G. M.; McDonald, M. W. (2006). Forest trees of Australia (ấn bản thứ 5). Collingwood, Vic.: CSIRO Publishing. tr. 82. ISBN 0-643-06969-0.
  7. ^ K. L. Wilson & L. A. S. Johnson. “New South Wales Flora Online: Casuarina equisetifolia. Royal Botanic Gardens & Domain Trust, Sydney, Australia.
  8. ^ a b “Casuarina equisetifolia L., Amoen. Acad. 143 (1759)”. Australian Biological Resources Study. Australian National Botanic Gardens. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2011.
  9. ^ Casuarina equisetifolia trong worldagroforestry.org.
  10. ^ “Plant for the Planet: Billion Tree Campaign” (PDF). United Nations Environment Programme. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2011.
  11. ^ “Biological control of Australian native Casuarina species in the USA”. Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation. ngày 16 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2010.
  12. ^ Masterson, J. Casuarina equisetifolia (Australian Pine)”. Fort Pierce: Smithsonian Marine Station. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009.
  13. ^ “SANBI:Declared Weeds & Invader Plants”. South African National Biodiversity Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2014.
  14. ^ “Australian Plant Name Index (APNI)”. Australian National Botanic Gardens. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2011.
  15. ^ “Taxon: Casuarina equisetifolia L.”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture Agricultural Research Service. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2011.
  16. ^ “Casuarina equisetifolia L. subsp. equisetifolia”. Australian Biological Resources Study. Australian National Botanic Gardens. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2011.
  17. ^ “Casuarina equisetifolia subsp. incana”. Australian Biological Resources Study. Australian National Botanic Gardens. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2011.
  18. ^ a b Casuarina equisetifolia subsp. equisetifolia. Plants of the World Online. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2023.
  19. ^ a b Casuarina equisetifolia subsp. incana. Plants of the World Online. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2023.
  20. ^ Huxley, Anthony; Griffiths, Mark; Levy, Margot (1992). The New Royal Horticultural Society dictionary of gardening. Volume 1. London: Macmillan. ISBN 0-333-47494-5.
  21. ^ H. G. Diem, D. Gauthier & Y. R. Dommergues, 1982. Extranodular growth of Frankia on Casuarina equisetifolia. FEMS Microbiology Letters 15(3): 181-184.
  22. ^ Sanniyasi Elumalai & Nanjian Raaman, 2009. In vitro synthesis of Frankia and mycorrhiza with Casuarina equisetifolia and ultrastructure of root system. Indian J. Exp. Biol. 47(4): 289-297.
  23. ^ Ngom M., Gray K., Diagne N., Oshone R., Fardoux J., Gherbi H., Hocher V., Svistoonoff S., Laplaze L., Tisa L. S., Sy M. O. & Champion A., 2016. Symbiotic Performance of Diverse Frankia Strains on Salt-Stressed Casuarina glauca and Casuarina equisetifolia Plants. Front. Plant Sci. 7: 1331, doi:10.3389/fpls.2016.01331.
  24. ^ “Cây Phi lao - cây chắn gió - cây công trình”. Truy cập 8 tháng 5 năm 2015.

Liên kết ngoài