[go: up one dir, main page]

Jump to content

Chi

From Wikiversity

Địa chi đại diện bằng 12 con giáp đông phương. Mỗi con giáp đều có tên gọi và biểu tượng riêng.

Tên gọi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Biểu tượng
100px


12 con giáp đông phương

[edit]
Số Chi Việt Hoa Nhật Triều Tiên Âm – Dương Hoàng đạo¹ Hướng Mùa Tháng âm lịch Giờ
1 ね ne 자 ja Dương chuột 0° (bắc) đông 11 (đông chí) 11 giờ đêm – 1 giờ sáng
2 sửu chǒu うし ushi 축 chug Âm trâu 30° đông 12 1 – 3 giờ sáng
3 dần yín とら tora 인 in Dương hổ 60° xuân 1 3 – 5 giờ sáng
4 mão mǎo う u 묘 myo Âm mèo (tại Trung Quốc, Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản là thỏ) 90° (đông) xuân 2 (xuân phân) 5 – 7 giờ sáng
5 thìn chén たつ tatsu 진 jin Dương rồng 120° xuân 3 7 – 9 giờ sáng
6 tỵ み mi 사 sa Âm rắn 150° 4 9 – 11 giờ trưa
7 ngọ うま uma 오 o Dương ngựa 180° (nam) 5 (hạ chí) 11 giờ trưa – 1 giờ chiều
8 mùi wèi ひつじ tsuji 미 mi Âm dê (tại bán đảo Triều Tiên là cừu) 210° 6 1 – 3 giờ chiều
9 thân shēn さる saru 신 sin Dương khỉ 240° thu 7 3 – 5 giờ chiều
10 dậu yǒu とり tori 유 yu Âm 270° (tây) thu 8 (thu phân) 5 – 7 giờ tối
11 tuất いぬ inu 술 sul Dương chó 300° thu 9 7 – 9 giờ tối
12 hợi hài い i 해 hae Âm lợn 330° đông 10 9 – 11 giờ đêm

Giờ âm lịch–

[edit]
Giờ ta Tên gọi Giờ tây Tính cách
1. Giờ Tý – Chuột Tên tiếng trung: Tý – 子 (zǐ) = Chuột – láoshǔ (老 鼠) Thời gian: 23 – 1 giờ sáng. Đây được coi là thời điểm chuột hoạt động mạnh nhất.
2. Giờ Sửu – Trâu Tên tiếng trung: Sửu 丑 (chǒu) = Trâu (ngưu) – níu (牛) Thời gian: 1 – 3 giờ sáng. Lúc trâu chuẩn bị đi cày.
3. Giờ Dần – Hổ Tên tiếng trung: Dần – yín (寅) = Hổ (cọp – lão hổ) – láohǔ (老 虎) Thời gian: 3 – 5 giờ sáng. Lúc hổ hung hãn, nguy hiểm nhất.
4. Giờ Mão – Mèo, Thỏ Tên tiếng trung: Mão – mǎo (卯) = Thỏ (thố tử) – tùzi (兔子). Việt Nam là con mèo – māo (猫) Thời gian: 5 – 7 giờ sáng Lúc mèo đi ngủ.
5. Giờ Thìn – Rồng Tên tiếng trung: Thìn – chén (辰) = Rồng (Long) – lóng (phồn thể: 龍; giản thể: 龙) Thời gian: 7 – 9 giờ sáng. Theo truyền thuyết là lúc rồng bay lượn tạo mưa.
6. Giờ Tỵ – Rắn Tên tiếng trung: Tỵ – sì (巳) = Rắn (xà) – shé (蛇) Thời gian: 9 – 11 giờ. Lúc rắn không hại người.
7. Giờ Ngọ – Ngựa Tên tiếng Trung: Ngọ – wǔ (午) = Ngựa (mã) – mǎ (馬) Thời gian: 11 – 1 giờ. Được xếp vào giữa trưa vì Ngựa có dương tính cao.
8. Giờ Mùi – Dê Tên tiếng trung: Mùi – wèi (未) = Dê (dương) – yáng (羊) Thời gian: 1 – 3 giờ. Lúc dê ăn cỏ mà không ảnh hưởng tới khả năng mọc lại của cây cỏ.
9. Giờ Thân – Khỉ Tên tiếng trung: Thân – shēn (申) = Khỉ (hầu tử) – hóuzi (猴子) Thời gian: 3 – 5 giờ. Lúc khỉ thích hú bầy đàn.
10. Giờ Dậu – Gà Tên tiếng trung: Dậu – yǒu (酉) = Gà (kê) – jī (phồn thể: 雞 – giản thể 鸡) Thời gian: 5 – 7 giờ. Lúc gà lên chuồng.
11. Giờ Tuất – Chó Tên tiếng trung: Tuất – xū (戌) = Chó (cẩu) – gǒu (狗) Thời gian: 7 – 9 giờ. Lúc chó phải trông nhà.
12. Giờ Hợi – Lợn Tên tiếng trung: Hợi – hài (亥) = Lợn (heo) – zhū (猪) Thời gian: 9 – 11 giờ. Lúc lợn ngủ say giấc nhất.

Tháng âm lịch

[edit]
Tháng âm lịch Tháng Dương Lịch Số ngày trong tháng
Tháng giêng 31
Sửu Tháng hai 30
Dần Tháng ba 31
Mão Tháng bốn 30
Thìn Tháng năm 31
Tỵ Tháng sáu 30
Ngọ Tháng bảy 31
Mùi Tháng tám 30
Thân Tháng chín 31
Dậu Tháng mười 30
Tuất Tháng mười một 31
Hợi Tháng mười hai 30

Địa chi Tam hợp​

[edit]

Với 12 địa chi, chúng ta có 4 mối quan hệ Tam hợp theo mệnh như sau:

4 mối quan hệ Tam hợp Thuộc tính ngũ hành Địa chi Ý nghỉa
1 Tam hợp Hỏa cục gồm các tuổi Dần – Ngọ – Tuất (cùng âm) khởi đầu từ Dần Mộc, tới Ngọ Hỏa rồi đi vào Tuất Thổ.
2 Tam hợp Mộc cục gồm các tuổi Hợi – Mão – Mùi (cùng dương), khởi đầu từ Hợi Thủy, tới Mão Mộc rồi đi vào Mùi Thổ.
3 Tam hợp Thủy cục gồm các tuổi Thân – Tý – Thìn (cùng âm), khởi đầu từ Thâm Kim, tới Tý Thủy rồi đi vào Thìn Thổ.
4 Tam hợp Kim cục gồm các tuổi Tỵ – Dậu – Sửu (cùng dương), khởi đầu từ Tỵ Hỏa, tới Dậu Kim rồi đi vào Sửu Thổ.

Theo quan niệm phong thủy, tình yêu hôn nhân của những người trong nhóm "tam hợp" sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi, mở ra cơ hội phát triển tốt. Dưới đây là những đặc trưng của từng nhóm tam hợp.


Tuổi Thân – Tý – Thìn
Nhóm kiên trì
Đây là nhóm tam hợp của những người có tinh thần tranh đấu cao và rất kiên trì, quyết tâm đạt được mục tiêu. Họ thường hành động nhiều hơn lời nói, tốt bụng và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Tý thông minh, nhanh nhẹn nhưng đôi khi không đủ tự tin để đối mặt với khó khăn, nguy hiểm, điều này đòi hỏi phải có sự dũng cảm, quyết đoán của Thìn. Tuy nhiên đôi khi Thìn thiếu sáng tạo, cần đến đôi mắt tinh tế của Thân và Tý. Thân lại được tiếp thêm sức mạnh bởi sự nhiệt tình, năng động của Thìn và sự sáng suốt của Tý.
Tuổi Tỵ – Dậu – Sửu
Nhóm trí thức
Đây là nhóm tam hợp của những người thích tưởng tượng, suy tư về điều gì đó xa vời. Họ có cá tính mạnh mẽ, kiên quyết, một khi đã đặt ra mục tiêu thì sẽ phấn đấu tới cùng. Sửu trung thực, thật thà, có trách nhiệm nhưng cần đến sự nhanh nhẹn của Tỵ và Dậu. Ngược lại, tính tình bộc trực, khó kiềm chế cảm xúc của Dậu sẽ được khắc phục bởi sự nhẹ nhàng, ân cần của Sửu.
Tuổi Dần – Ngọ – Tuất
Nhóm độc lập
Những người trong nhóm tam hợp này đều có chung sở thích là yêu tự do, thích trải nghiệm, khám phá mọi thứ xung quanh cuộc sống. Ngọ giàu tình cảm, có nhiều ý tưởng phong phú, sáng tạo và cần đến khởi động quyết đoán, mạnh mẽ của Dần hoặc sự tỉnh táo, sáng suốt của Tuất để giải quyết công việc. Tính tình nóng nảy của Dần sẽ được làm dịu đi bởi sự nhẹ nhàng, ân cần của Tuất.
Tuổi Hợi – Mão – Mùi
Nhóm ngoại giao
Đây là nhóm tam hợp của những người giỏi giao tiếp, ứng xử với mọi người. Họ luôn sẵn sàng cảm thông, lắng nghe và giúp đỡ những ai đang gặp khó khăn. Hợi chăm chỉ, cần cù nhưng cần đến sự tinh tế, nhanh nhẹn của Mão để thành công. Ngược lại Mùi và Mão đều phải học tập đức tính cần cù này của Hợi.

Địa chi Tứ hành xung​

[edit]

Người ta quy ước các tuổi gắn với ngũ hành như sau:

Ngũ hành Địa chi
Hành Mộc Tuổi Dần và Mão
Hành Kim Tuổi Thân và Dậu
Hành Thủy Tuổi Hợi và Tý
Hành Hỏa Tuổi Tỵ và Ngọ
Hành Thổ Tuổi Thìn, Tuất, Sửu và Mùi

Tứ hành xung khắc

[edit]

Theo quy luật ngũ hành tương khắc thì Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Do đó mà các con giáp xung với nhau:

  • Tý – Ngọ xung nhau (Dương Thủy gặp Dương Hỏa)
  • Sửu – Mùi xung nhau (cùng thuộc Âm Thổ)
  • Dần – Thân xung nhau (Dương Mộc gặp Dương Kim)
  • Mão – Dậu xung nhau (Âm Mộc gặp Âm Kim)
  • Thìn – Tuất xung nhau (Cùng thuộc Dương Thổ)
  • Tị – Hợi xung nhau (Âm Hỏa gặp Âm Thủy)

Theo từng cặp gồm các nhóm:

Tứ hành xung Ý nghỉa
Dần – Thân – Tỵ – Hợi Nghĩa là Dần khắc Thân, Tỵ khắc Hợi.
Thìn – Tuất – Sửu – Mùi Nghĩa là Thìn khắc Tuất, Sửu khắc Mùi. Còn Thìn chỉ xung với Sửu Mùi chứ không khắc mạnh.
Tý – Ngọ – Mão – Dậu Nghĩa là Tý khắc Ngọ, Mãi khắc Dậu. Còn Tý kết hợp với Mão hoặc Dậu chỉ xung nhẹ chứ không khắc chế.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý các nhóm Tứ hành xung lục hại dưới đây:

Tứ hành xung lục hại Hại
Mùi – Tỵ Kết hợp không hài hòa, rủi ro dễ xảy ra.
Ngọ – Sửu Mang đến nhiều điều không may.
Dần – Tỵ Mối quan hệ không lâu dài.
Thân – Hợi Tính cách đối nghịch nhau.
Mão – Thìn Gặp nhau chỉ thêm muộn phiền.
Dậu – Ngọ Cản trở con đường làm ăn, công danh.