[go: up one dir, main page]

Academia.eduAcademia.edu
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC  Học phần: Nhập môn Nghiên cứu Úc học Đề tài Niên luận CHÍNH SÁCH NƢỚC ÚC TRẮNG: TỪ NGUỒN GỐC RA ĐỜI ĐẾN NHỮNG ẢNH HƢỞNG TỚI VĂN HOÁ XÃ HỘI AUSTRALIA GIAI ĐOẠN 1901-1945 Giảng viên hƣớng dẫn: ThS Nguyễn Lý Trọng Tín Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Giang Mã số sinh viên: 1656110037 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2019 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 6 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................................... 6 3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 9 4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................. 9 6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................... 10 7. Kết cấu đề tài ................................................................................................................... 10 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ AUSTRALIA VÀ CHÍNH SÁCH NƢỚC ÚC TRẮNG .................. 12 1.1. Tổng quan về Australia ............................................................................................... 12 1.1.1. Sơ lược về địa lý Australia ..................................................................................... 12 1.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành nhà nước Liên bang Australia............................. 13 1.1.3. Sơ lược về bức tranh tộc người của Australia ...................................................... 15 1.2. Tổng quan về chính sách Nƣớc Úc Trắng ................................................................. 19 1.2.1. Sơ lược về khái niệm “chính sách” ....................................................................... 19 1.2.2. Sơ lược về khái niệm “Nước Úc Trắng” ............................................................... 20 1.2.3. Sơ lược về khái niệm “chính sách Nước Úc Trắng” ............................................ 21 CHƢƠNG 2. NHỮNG NGUỒN GỐC DẪN ĐẾN SỰ RA ĐỜI CHÍNH SÁCH NƢỚC ÚC TRẮNG ............................................................................................................................. 24 2.1. Những tiền đề về kinh tế dẫn đến sự ra đời chính sách Nƣớc Úc Trắng ................ 24 2.1.1. Sự hình thành và phát triển mô hình kinh tế trang trại của các squatter tại Australia nửa sau thế kỷ XIX .......................................................................................... 24 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp mía đường tại Australia cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX ......................................................................................... 29 2.2. Những tiền đề về chính trị dẫn đến sự ra đời chính sách Nƣớc Úc Trắng ............. 32 2.2.1. Sự hình thành và phát triển chủ nghĩa dân tộc tại Australia nửa sau thế kỷ XIX ........................................................................................................................................... 32 2.2.2. Sự hình thành và phát triển các đảng chính trị tại Australia cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX........................................................................................................................... 44 2.3. Những tiền đề về xã hội dẫn đến sự ra đời chính sách Nƣớc Úc Trắng ................. 49 CHƢƠNG 3. NHỮNG ẢNH HƢỞNG CHÍNH SÁCH NƢỚC ÚC TRẮNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘI AUSTRALIA GIAI ĐOẠN 1901-1945 .................................. 54 3.1. Những ảnh hƣởng đến đời sống văn hoá Australia giai đoạn 1901-1945 ............... 54 3.1.1. Những ảnh hưởng đến đời sống văn hoá vật chất Australia giai đoạn 1901-1945 ........................................................................................................................................... 54 3.1.2. Những ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tinh thần Australia giai đoạn 19011945 ................................................................................................................................... 57 3.2. Những ảnh hƣởng đến đời sống xã hội Australia giai đoạn 1901-1945 .................. 59 3.2.1. Những ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người nhập cư gốc Á tại Australia giai đoạn 1901-1945 ......................................................................................................... 59 3.2.2. Những ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người nhập cư gốc Âu tại Australia giai đoạn 1901-1945 ......................................................................................................... 68 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 79 PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 85 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH Hình 2.1.1.1. Edward Hargraves (1816 – 1891) –Người tiên phong gây nên cơn sốt vàng tại New South Wales, Australia (Nguồn: https://www.thefamouspeople.com/profiles/edwardhargraves-7155.php) Hình 2.1.1.2. Truganini (1812-1876) – Người phụ nữ thuần chủng cuối cùng sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng cư dân bản địa tại Tasmania (Nguồn: https://pt.wikipedia.org/wiki/Truganini) Hình 2.1.1.3. Caroline Elizabeth Newcomb (1812-1874) – Nữ địa chủ đầu tiên tại Drysdale, Victoria (Nguồn: https://www.revolvy.com/page/Caroline-Elizabeth-Newcomb) Hình 2.1.1.4. Biệt thự Werribee Park (Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=FPOJdin6vOM) Hình 2.2.1.1. Bức tranh hoạt hoạ “Bạch tuộc da vàng”, tuần báo Bulletin, số ra ngày 21/08/1886 (Nguồn: Bảo tàng Quốc gia Australia) Hình 2.2.1.2. Ảnh bìa tờ tuần báo Bulletin, tập 7, số 347, ngày 25/09/1886 (Nguồn: Bảo tàng Quốc gia Australia) Hình 3.1.1.1. Nhà nghỉ The Royal ở Orange, New South Wales được thành lập năm 1859. (Nguồn: ABC Central West: Melanie Pearce) Hình 3.1.1.2 Nhà nghỉ The Royal ở Queanbeyan (Nguồn: ABC News: Sonya Gee) Hình 3.1.1.3 Nhà nghỉ The Royal Mail, gần đường ray xe lửa Williams Lane, Myers Flat, Victoria, chụp vào những năm 1900s. (Nguồn: Vince Scinetti and Bendigo Art Gallery) Hình 3.1.1.4. Nhà nghỉ The Royal George ở thị trấn Queensland của Rosewood được thành lập từ những năm the 1890s. (Nguồn: ABC News: Giulio Saggin) Hình 3.1.1.5. Nhà nghỉ The Royal ở Grong Grong, New South Wales Riverina. (Nguồn: Peter Harris) 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Australia là một đất nước của nhiều điều “ngược” nhất trên thế giới. Mặc dù nằm ở Nam bán cầu, trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, láng giềng thân thuộc về vị trí địa lý nhất với khu vực Đông Nam Á, nhưng trong suốt một thời gian dài Australia đã luôn coi mình như một “tiền đồn” của châu Âu ở châu Á Thái Bình Dương. Dù là một vùng đất có chủ thể văn hóa truyền thống bản địa cụ thể, sở hữu loại hình văn hóa rõ rệt thiên về gốc nông nghiệp đã được phát triển hàng vạn năm, nhưng chỉ sau từ trong khoảng hơn trăm năm nay, chủ thể văn hóa của nền văn hóa chủ thể, được xem như chiếm ưu thế, có vai trò chủ đạo chi phối nhất đời sống văn hóa xã hội Australia đã hoàn toàn bị thay đổi. Đó là sự thay đổi có tính bước ngoặt trong lịch sử phát triển nhà nước Australia thời hiện đại nói riêng và lịch sử của lục địa cằn cỗi già nua này nói chung. Song đó là kết quả của cả một quá trình hình thành, phát triển và tác động trên nhiều khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mới dẫn đến sự thay đổi cả một nền văn hóa chủ thể trên lục địa rộng lớn, cằn cỗi, già nua này. Và một trong những nhân tố quan trọng, không thể không nhắc đến, đã góp phần thúc đẩy đáng kể vị trí chi phối của nền văn hóa Anh trên đời sống văn hóa chính trị xã hội Australia chính là sự hình thành và phát triển của hệ tư tưởng Nước Úc Trắng nói chung và hệ thống các đạo luật hình thành hệ thống chính sách Nước Úc Trắng nói riêng. Mặc dù là một trong những chính sách đóng vai trò “hòn đá tảng” cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, chính sách đối ngoại của Australia trong suốt một thời gian dài từ ngay sau khi lập quốc vào ngày 01 tháng 01 năm 1901, nhưng những nguồn gốc ra đời từ sâu xa đến trực tiếp dẫn tới sự ra đời của chính sách Nước Úc Trắng cũng như những ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa xã hội Australia trong giai đoạn đầu đầy biến động, và có vị trí đáng kể trong lịch sử hơn 200 năm qua của lục địa rộng lớn, cằn cỗi này, vẫn chưa thực sự được quan tâm nhiều đúng mức cần thiết của nó, đặc biệt là với các tài liệu chuyên ngành phục vụ dành cho các sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Úc học, Châu Á học, Đông phương học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì thực tiễn đó, tác giả quyết định chọn “Chính sách Nước Úc Trắng: từ nguồn gốc ra đời đến những ảnh hưởng đời sống văn hóa xã hội Australia giai đoạn 19011945” làm đề tài niên luận cho học phần Nhập môn nghiên cứu Úc học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Về Australia nói chung; có tương đối ít công trình bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh đề cập đến tổng quan về Australia. Trong đó, nổi bật nhất là tác phẩm Australia xưa và nay của tác giả Garry Disher đã trình bày tổng lược về quá trình phát triển của Australia đi từ điều kiện tự nhiên cơ bản của lục địa này đến tiến trình lịch sử phát triển của nó tới cuối thập niên 80, 90 3 của thế kỷ XX. Đây là một trong những công trình cơ bản mang tính khái quát đầy đủ nhất về các nội dung và quá trình phát triển đất nước của Australia từ khi hình thành một lục địa độc lập đến tận những năm đầu sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh. Trong công trình này, những nguồn gốc và ảnh hưởng của chính sách Nước Úc Trắng chỉ được dành trọn một chương nhỏ và trình bày dưới góc nhìn lịch sử, môi trường địa lý nhân văn, tác động của quan hệ giữa lực lượng lao động người Anh và người Hoa, các hành động kỳ thị, phân biệt chủng tộc đầu tiên tại các khu công nghiệp, mỏ vàng, và cả những động thái của chính quyền 6 khu thuộc địa. Bên cạnh đó, tác phẩm Gía trị tinh thần Australia của Geofrey Serle lại trình bày sự phát triển chủ yếu trên các lĩnh vực tinh thần như văn hoá, văn học nghệ thuật, tôn giáo, … theo dòng lịch sử của Australia. Theo đó, tác giả có thể hiểu thêm về những mầm mống đầu tiên của tư tưởng phân biệt chủng tộc được hình thành như thế nào tại Úc, quá trình phát triển của hệ tư tưởng đó thông qua sự ra đời của hàng loạt các ấn phẩm, hoạt động thông tin đại chúng tại Úc suốt hơn 100 năm trước khi dẫn đến ngày khai sinh Khối Thịnh vượng chung Australia 01/01/1901. Ngoài ra, về mặt địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn, không thể không kể đến tác phẩm Những vấn đề địa lý Australia của tác giả Nguyễn Văn Tài đã đưa ra những kiến thức nền tảng, căn bản nhất về điều kiện địa lý phát triển các ngành kinh tế cũng như môi trường sinh sống của các cộng đồng cư dân tại Australia từ xưa đến nay. Chính những tìm hiểu về thuận lợi và khó khăn do địa lý mang lại đã giúp tác giả giải thích thêm được sự hình thành và phát triển đặc thù của mỗi cộng đồng cư dân nổi bật như người da trắng, người da màu, và thổ dân bản địa tại mỗi khu vực cư trú, địa bàn sinh sống tương ứng. Cuối cùng, trong bộ sách về tổng quan đất nước và con người Australia, công trình Nghiên cứu về Australia – kỷ yếu Hội thảo khoa học Đông phương học lần thứ hai do tác giả Bùi Khánh Thế chủ biên là một tổng tập tập hợp những bài viết có giá trị sâu sắc, khách quan nhất bằng tiếng Việt, chứa đựng những nghiên cứu trên hầu hết mọi lĩnh vực phát triển của đất nước Australia, trong đó có cả lĩnh vực văn hoá xã hội Úc nói chung và chính sách Nước Úc Trắng nói riêng. Về văn hoá xã hội Australia giai đoạn 1901-1945; nguồn tài liệu chính của đề tài là công trình nghiên cứu khoa học giảng viên cấp Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Văn Tiệp, các luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Cao Bội Ngọc, Nguyễn Lý Trọng Tín, và một số bài tiểu luận, khoá luận của các sinh viên ngành Úc học khoá 2001, 2004, 2011 như tác giả Vũ Thu Hằng, Dương Huệ Linh, Phạm Thị Minh Châu, … Trong đó, công trình Các cộng đồng cư dân, dân tộc và mối quan hệ lịch sử văn hoá Australia của tác giả Nguyễn Văn Tiệp đã cho thấy quá trình hình thành và phát triển của ba cộng đồng cư dân chính tại Úc (cộng đồng cư dân bản địa, cộng đồng cư dân gốc Á – Phi và cộng đồng cư dân gốc Âu – Mỹ) trong mối tương quan, quan hệ và tương tác lẫn nhau từ khi lục địa Australia xuất hiện những con người đầu tiên đến cuối thế 4 kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các cộng đồng cư dân chính lại chỉ được xét chủ yếu trong hai thời kỳ đầu tiên khi hình thành 6 khu thuộc địa độc lập của Anh tại Úc và thời kỳ hiện đại từ khi ra đời chính sách Đa văn hoá dưới chính quyền thủ tướng Whtilam (1973-1975), trong khi giai đoạn chính sách Nước Úc Trắng vẫn chưa được dành cho lượng thông tin tri thức tương xứng. Trong các luận văn Thạc sĩ của các tác giả Trần Cao Bội Ngọc, Nguyễn Lý Trọng Tín chủ yếu trình bày về vấn đề văn hoá vật chất và tinh thần, đời sống kinh tế sinh kế cùng các thiết chế tổ chức quản lý xã hội của cộng đồng thổ dân bản địa từ trong lịch sử khoảng 35,000-80,000 năm trước đến ngày nay. Đây là một phần tư liệu quan trọng cung cấp những thông tin cần thiết về sự ảnh hưởng của chính sách Nước Úc Trắng đến đời sống văn hoá xã hội của cộng đồng cư dân bản địa tại Úc từ năm 1901-1945. Bên cạnh đó, các bài tiểu luận, khoá luận của các tác giả Phạm Thị Minh Châu, Vũ Thu Hằng, Dương Huệ Linh, … đã trình bày một phần nguồn gốc rất quan trọng đối với sự ra đời của chính sách Nước Úc Trắng – chính là nguồn gốc hình thành và phát triển cùng những đặc tính của từng cộng đồng cư dân chủ yếu tại Úc theo lý thuyết loại hình và hệ thống của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm. Chính những yếu tố mang tính đặc thù văn hoá tộc người này đã góp phần làm nên bản sắc tộc người của mỗi cộng đồng cư dân và thúc đẩy cách họ nhìn nhận với hiện tượng bùng nổ làn sóng di cư lao động da màu tới các khu thuộc địa của Anh tại Úc. Tất cả đều được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ có liên hệ hữu cơ với nhau, từ nguồn gốc địa bàn cư trú của họ, sinh kế tộc người của họ cho tới việc quyết định họ phản ứng như thế nào đối với môi trường tự nhiên – xã hội – nhận thức (tư duy) trong suốt quá trình lao động cải tạo thế giới vật chất, … Về chính sách Nước Úc Trắng; hiện nay tài liệu bằng tiếng Việt về riêng chính sách Nước Úc Trắng gần như không thể tìm thấy, chỉ có những tài liệu đề cập đến chính sách Nước Úc Trắng với tư cách là một bộ phận, thành tố nhỏ trong nghiên cứu như các công trình của các tác giả nói trên. Hầu hết các tài liệu chuyên khảo về đề tài chính sách Nước Úc Trắng đều được lấy từ nguồn tiếng Anh, đặc biệt là các bản tạp chí như Australian Journal of Politics and History (Tạp chí Chính trị và Lịch sử Australia), Journal of Australian Studies (Tạp chí Nghiên cứu Úc học), Cosmopolitan Civil Societies Journal (Tạp chí Xã hội văn minh toàn cầu), Journal of Media & Cultural Studies (Tạp chí Nghiên cứu Truyền thông và Văn hoá học), … Ngoài ra, nhà xuất bản Đại học Sydney (New South Wales, Australia) cũng đã xuất bản hai công trình nghiên cứu về chính sách Nước Úc Trắng của các tác giả Jane Carey – Claire McLisky (đồng chủ biên công trình Creating White Australia (tạm dịch: Sự ra đời Nước Úc Trắng)), Leigh Boucher với bài viết Whiteness before White Australia (tạm dịch: Tính Trắng trước Nước Úc Trắng sau) trong Kỷ yếu hội thảo Lịch sử hoá tính Úc Trắng: Quan điểm xuyên quốc gia về Cấu trúc của một Bản sắc quốc gia. Thông qua các nguồn tài 5 liệu tiếng Anh này, tác giả có thể tiếp cận thêm những tri thức mới mẻ về vai trò của cộng đồng cư dân gốc Á, đặc biệt là phụ nữ, học sinh sinh viên và trẻ em đến từ các quốc gia đa văn hoá, đa ngôn ngữ, đa tôn giáo như người Hoa, người Mã Lai đa đảo, người Java, người Ấn Độ theo Ấn Độ giáo và người Đông Ấn cũ (nay là Pakistan) theo Hồi giáo, …; cộng đồng cư dân gốc Âu đặc biệt là Nam Âu và Đông Âu bao gồm các nước Albany (cộng đồng người Albany theo Hồi giáo và cộng đồng người Albany theo Công giáo La Mã), Hy Lạp, Italia, Đức (cộng đồng người Đức theo Do Thái giáo và cộng đồng người Đức theo Thiên Chúa giáo La Mã), … Tuy nhiên, không có công trình nào vừa trình bày đầy đủ từng nguồn gốc đến ảnh hưởng đời sống văn hoá xã hội của Australia trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách Nước Úc Trắng (1901-1945), đồng thời, hầu hết các công trình đều chỉ quan tâm đến đời sống xã hội của những cộng đồng cư dân lớn như người Anh, người Hoa, chưa chú trọng đến đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của những cộng đồng cư dân lớn đó cũng như của những cộng đồng cư dân nhỏ lẻ như người Hy Lạp, người Italia, người Pakistan, người Nhật, … 3. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu, mô tả, phân tích bản chất, nội dung và tầm quan trọng của những tiền đề kinh tế - chính trị - xã hội dẫn đến sự ra đời của chính sách Nước Úc Trắng – sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi đường hướng, hoạt động, phát triển mọi mặt đời sống xã hội của Australia suốt hơn nửa thế kỷ từ ngày lập quốc 01 tháng 01 năm 1901. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Các tiền đề chính trên ba lĩnh vực quan trọng nhất dẫn đến sự ra đời của chính sách Nước Úc Trắng: lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực xã hội của sáu khu thuộc địa New South Wales, Queensland, Victoria, Tây Úc, Nam Úc, Tasmania trước và sau khi liên bang hoá thành công, khai sinh nhà nước liên bang Khối Thịnh vượng chung Australia ngày 01 tháng 01 năm 1901 Phạm vi thời gian: từ tháng 2/1851 (cột mốc đánh dấu chuyển biến kinh tế xã hội quan trọng của lục địa Australia do cơn sốt vàng (The Gold Rush) đem lại bắt đầu hình thành) đến hết tháng 9/1945 khi chiến tranh thế giới thứ hai chính thức kết thúc sau thất bại hoàn toàn tại mặt trận Thái Bình Dương; đồng thời, nhiệm kỳ của Thủ tướng thứ 14 của Australia – ông John Curtin – cũng đã chấm dứt, mở ra thời đại Menzies kéo dài suốt hai thập kỷ thuộc giai đoạn chuyển tiếp quan trọng, đầy biến động kế tiếp của nước Úc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản là: Phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành: phân tích tổng hợp tư liệu từ các tạp chí, báo cáo khoa học, công trình khoa học, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê và các kênh thông tin 6 đại chúng qua các giai đoạn của các tác giả trong và ngoài nước, nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, kế thừa thành tựu của các tác giả đi trước đã thực hiện. Qua đó, tác giả không chỉ tiết kiệm thời gian công sức nghiên cứu mà còn khai thác được một cách đầy đủ ý nghĩa những nguồn gốc sâu xa cũng như trực tiếp dẫn đến sự ra đời của chính sách Nước Úc Trắng từ các nguồn tài liệu phục vụ sinh viên khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh như các đề tài nghiên cứu khoa học, các khoá luận, tiểu luận, các bài báo khoa học. Phương pháp lịch sử: xem xét, mô tả các quá trình phát triển hiện thực khách quan của hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn lịch sử phát triển, vận động, biến đổi cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định với những tính chất cụ thể của hiện tượng, sự vật đó. Phương pháp logic: nghiên cứu các hiện tượng, sự vật trong hình thức tổng quát nhất, từ đó vạch ra bản chất, khuynh hướng vận động của cái khách quan được nhận thức. Từ đó, nêu rõ logic khách quan, bản chất và quy luật phát triển, phát sinh, thay thế bằng cái mới của sự vật được nhận thức. 6. Đóng góp của đề tài Thông qua đề tài niên luận: “Chính sách Nước Úc Trắng: từ nguồn gốc ra đời đến những ảnh hưởng văn hoá xã hội Australia giai đoạn 1901-1945”, tác giả hi vọng sẽ góp phần phác nên một bức tranh khách quan, toàn diện, có hệ thống nhất có thể về những tiền đề cơ bản, quan trọng nhất quyết định đến sự ra đời của chính sách Nước Úc Trắng. Đề tài cũng có thể là một nguồn tài liệu bổ sung thông tin chuyên sâu, cụ thể, hữu ích, cho các học viên, sinh viên, nghiên cứu sinh, học giả quan tâm đến chuyên đề về Lịch sử Úc, về Chính sách Nước Úc Trắng nói riêng và về Các giai đoạn lịch sử của phương Đông nói chung. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài niên luận được tác giả kết cấu thành ba chương bảy tiết. Chương 1. Tổng quan về Australia và chính sách Nước Úc Trắng 1.1. Tổng quan về Australia 1.2. Tổng quan về chính sách Nước Úc Trắng Chương 2. Những nguồn gốc dẫn đến sự ra đời chính sách Nước Úc Trắng 2.1. Những tiền đề về kinh tế dẫn đến sự ra đời chính sách Nước Úc Trắng 2.2. Những tiền đề về chính trị dẫn đến sự ra đời chính sách Nước Úc Trắng 2.3. Những tiền đề về xã hội dẫn đến sự ra đời chính sách Nước Úc Trắng Chương 3. Những ảnh hưởng của chính sách Nước Úc Trắng đến đời sống văn hoá xã hội Australia giai đoạn 1901-1945 3.1. Những ảnh hưởng đến đời sống văn hoá Australia giai đoạn 1901-1945 7 3.2. Những ảnh hưởng đến đời sống xã hội Australia giai đoạn 1901-1945 8 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ AUSTRALIA VÀ CHÍNH SÁCH NƢỚC ÚC TRẮNG 1.1. Tổng quan về Australia Từ thời cổ đại, cách nay 2000 năm, người phương Tây đã tin vào một truyền thuyết Latin về một “vùng đất rộng lớn vô danh ở phương Nam” (gọi theo tiếng Latin là Terra Australis Incognita). Năm 1803, với bông hoa gió nhỏ ở phía đầu trên cùng bản đồ viết tay đặt tên cho vùng đất phía Nam, nhà thám hiểm Mathew Flinder sau khi đi vòng quanh lục địa cổ xưa cằn cỗi đã gợi ý trong tấm bản đồ viết tay của ông về việc sử dụng tên gọi Australia thay cho Terra Australis vì “dễ nghe hơn” và “giống như tên gọi các quốc gia, khu vực lớn khác” trên thế giới. Nhận thức được sự tâm huyết của Flinder dành cho tên gọi Australia, thống đốc Macquarie của khu thuộc địa hình sự New South Wales đã sử dụng nó trong các công văn gửi về Anh Quốc. Năm 1817, các quan chức chính quyền Anh cuối cùng cũng thừa nhận tên gọi chính thức cho lục địa cằn cỗi này là Australia, và chính thức áp dụng ngay sau đó. Kể từ đó, đây trở thành tên gọi chính thức của quốc gia non trẻ Liên bang Khối Thịnh vượng chung Australia ra đời năm 1901 đến nay, thay cho các tên gọi Nova Holland, Van Diemen‟s Land của những nhà hàng hải Hà Lan vào thế kỷ XVII, New South Wales hay New England của những nhà hàng hải Anh vào thế kỷ XVIII. 1.1.1. Sơ lược về địa lý Australia Trong quá khứ, lục địa Australia hiện nay đã từng trôi dạt dần từ cực nam châu Phi tiếp giáp với châu Nam Cực theo hướng Đông – Đông Bắc tới vị trí tiếp giáp khu vực Đông Nam Á hải đảo như hiện nay. Lục địa Australia không nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương như các nước Nhật Bản, Indonesia, New Zealand nên vừa không có động đất cũng như núi lửa phun trào suốt hơn 5000 năm qua vừa không có lớp đất màu che phủ lớp đá do dung nham nguội hình thành. Không có hoạt động tạo núi như ở các nếp đứt gãy của lục địa Á – Âu tạo thành dãy núi Uran hay dãy Himalaya, lục địa Australia đã bị nắng gió bào mòn trở thành một bề mặt đất tương đối bằng phẳng, đơn điệu, tạo địa hình sa mạc cát, hoang mạc dễ bị xói mòn, rửa trôi, ít núi cao, độ cao trung bình chỉ khoảng hơn 300 mét. Australia hiện nay trải trên một khu vực đất liền rộng khoảng 7,692 triệu km2. Mặc dù chỉ chiếm 5% diện tích đất liền trên thế giới (149,45 triệu km2), Australia là quốc gia có diện tích lớn thứ sáu trên thế giới sau Nga, Canada, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Brazil. Đây cũng là một trong sáu quốc gia lớn nhất thế giới bao trọn một lục địa. Australia là lục địa nhỏ nhất, thấp nhất, bằng phẳng nhất và khô hạn nhất của thế giới. Gần 20 phần trăm diện tích đất của Australia thuộc loại sa mạc. Australia là lục địa có người ở khô cằn nhất trên thế giới với lượng nước ít nhất, dòng chảy thấp nhất, vùng đất ngập nước thường trực thấp nhất trong tất cả các lục địa. Đồng thời, lượng mưa trung bình năm trên khắp nước Úc cũng rất khác nhau. 9 Trái ngược với sa mạc khô cằn rộng lớn sâu trong lục địa là vùng ven biển ẩm thấp, rậm rạp cây cối. “Địa hình lục địa Australia có thể chia thành ba khu vực từ đông sang tây: Vùng đồi núi phía Đông, phần lớn vùng này có độ cao trung bình từ 300 – 1000 mét, có ngọn núi cao nhất Australia là đỉnh Kosciuzusko cao 2228 mét; Vùng đồng bằng trung tâm, là lòng chảo khô cạn kéo từ bắc xuống nam, có độ cao trung bình khoảng 300 mét, chiếm 1/3 diện tích Australia, và là một trong những nơi khô hạn nhất thế giới; Vùng cao nguyên phía tây, bao gồm sa mạc rộng lớn và đồng bằng ở cực nam của cao nguyên phía Tây, cao từ 200 đến 600 mét. Vùng này chiếm gần ½ diện tích của lục địa Australia” [Nguyễn Văn Tài; 27-28] Trên các vùng khí hậu trải dần từ sa mạc đến rừng nhiệt đới ôn hoà, rừng mưa nhiệt đới và những ngọn núi phủ tuyết, động thực vật Australia cũng đã tiến hoá một cách độc lập khỏi các khu vực địa lý khác, qua thời gian một cách chậm chạp và kết hợp với sự biến động địa hình. Do đó, sự độc đáo (“khác biệt”, “endemic”) của 85% thực vật có hoa, 84% động vật có vú, 45% các loài chim, 9% các loài cá, hơn 140 loài thú có túi của Australia có một phần không nhỏ là do những đặc điểm địa hình, khí hậu khô hạn, rộng lớn, bằng phẳng nói trên. 1.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành nhà nước Liên bang Australia Trước khi trở thành thuộc địa hình sự của Anh vào năm 1788, phần lớn cư dân định cư tại Australia là các thổ dân và cư dân eo biển đảo Torres. Với hơn 500 thị tộc, bộ lạc khác nhau trên khắp lục địa, với các nền tảng văn hoá, tín ngưỡng, ngôn ngữ đặc thù, khoảng 750,000 thổ dân và cư dân hải đảo eo biển Torres đã định cư ở Australia từ khoảng 30 – 80 ngàn năm nay. Từ những chuyến thuyền độc mộc nhỏ di chuyển qua lại một số khoảng cách ngắn như giữa Bali – Lombok, giữa Timor Leste – Greater Australia, v.v được xem như những chuyến hải trình sớm nhất trên thế giới, họ đã bị mực nước biển dâng cao vào khoảng 12000 năm trước làm chia tách, cô lập hoàn toàn với vùng đất liền quê hương tại khu vực Đông Nam Á hải đảo, bắt đầu khẩn hoang, sinh sôi nảy nở và trao đổi sản vật sinh sống qua ngày rải rác tại các khu vực trên khắp lục địa khô cằn rộng lớn. Do cách biệt về mặt địa lý suốt một thời gian dài với các nền văn minh lớn trên thế giới, đến trước ngày 26/1/1788, họ vẫn chủ yếu dừng lại ở trình độ kinh tế - xã hội cơ bản chuyển tiếp hậu kỳ công xã nguyên thuỷ là xã hội thị tộc phụ hệ trên nền tảng kinh tế tộc người chính là săn bắn hái lượm. Đồng thời, chính điều đó đã dẫn đến lối sống du mục, du canh du cư, nhằm tìm kiếm nguồn nước cũng như thực phẩm ổn định để đảm bảo quản lý môi trường, bám trụ vào đất đai, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Thổ dân trên hầu khắp lục địa Australia cũng sử dụng các truyền thuyết, truyện kể dân gian truyền khẩu, lễ nghi tôn giáo liên quan đến tín ngưỡng Dreaming 10 về thời đại Mộng Mơ (Dreamtime) để truyền thụ những kiến thức về địa hình, đời sống kinh tế thế tục và trách nhiệm giữ gìn môi trường thiên nhiên đa dạng, phong phú của lục địa. Từ những hoạt động kinh tế cơ bản đảm bảo sự tồn tại của các tộc người cộng đồng cư dân bản địa đã hình thành nên các mối liên hệ kinh tế - xã hội rải rác trên khắp lục địa Australia, họ thậm chí còn dẫn đến tình trạng trao đổi ngôn ngữ, hôn nhân qua lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, một cách ngẫu nhiên, tự phát, vô tình càng củng cố quá trình cố kết các tộc người cư dân bản địa trên toàn lục địa rộng lớn, cằn cỗi này. Với trình độ kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên như vậy, loại hình sinh hoạt kinh tế - văn hoá của cộng đồng cư dân bản địa tại Australia nổi lên 5 đặc điểm nổi bật, thiên về nền văn hoá gốc nông nghiệp đó là: Thứ nhất, về địa hình, chủ yếu là bình nguyên, sa mạc (thấp, khô); Thứ hai, về cơ sở kinh tế chính là săn bắn, hái lượm; Thứ ba, về văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên là tôn trọng, hoà hợp với thiên nhiên; Thứ tư, về văn hoá ứng xử với môi trường xã hội là dung hoà trong tiếp biến, mềm dẻo trong đối phó với môi trường xã hội; Thứ năm, về văn hoá tổ chức cộng đồng là trọng tình, trọng đức, trọng nam, trọng quan hệ cộng đồng, thiên về tư duy tổng hợp – biện chứng, dựa trên tri thức từ cảm quan và kinh nghiệm Từ ngày 26 tháng 01 năm 1788, quốc kỳ Anh Quốc được phất cao bởi thuyền trưởng Arthur Phillip tại nơi là bến cảng Sydney hiện nay, lịch sử lục địa Australia đã bước sang một trang sử mới hoàn toàn, giai đoạn nền văn hoá Anh dần chiếm vị trí độc tôn, ngôi vị cao nhất, nắm giữ nhiều ưu thế, chi phối quyết định nhất trong xã hội lục địa Australia. Sự phát triển nhanh chóng của nền nông nghiệp sử dụng cày sắt do dòng di dân tự do giàu kinh nghiệm sản xuất đến từ Anh đã tạo điều kiện bước đầu cho ngành chăn nuôi cừu phát triển như vũ bão. Từ trang trại cừu Merinos Tây Ban Nha đầu tiên của John McArthur, ngành công nghiệp len đã dần chiếm đến 2/3 tổng sản phẩm thu nhập quốc nội năm 1850, đóng góp còn nhiều hơn cả ngành săn bắt hải cẩu, cá voi ở ven biển, và quan trọng hơn cả, nó đã đặt những “viên gạch” nền móng đầu tiên cho sự hình thành dân tộc Úc. Suốt một thời gian dài sau đó là những cuộc đổ xô đi đào vàng tại khắp Victoria, New South Wales, và một số khu vực ở Queensland, hệ quả là công nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghiệp sản xuất cầu đường, đường sắt và hệ thống điện tín điện báo. Và với xu hướng phát triển kinh tế nhanh chóng theo hướng tư bản chủ nghĩa; nhu cầu giải quyết thống nhất các vấn đề thương mại, quốc phòng, nhập cư; trong khi sức mạnh quân sự của từng khu thuộc địa trên lục địa Australia, trước làn sóng dân nhập cư gốc Á, có thể “bị cuốn đi theo nó như một chiếc lông hồng” (Alfred Deakin), một phong trào Liên bang hoá đã nổ ra và phát triển kéo dài gần hai mươi năm, suốt 11 từ tháng 11 năm 1883 tới tháng 12 năm 1900 để thảo luận về ý tưởng thành lập hội đồng liên bang giải quyết các vấn đề liên thuộc địa. Kết thúc quá trình vận động chính trị - xã hội ấy, Đạo luật Hiến pháp liên bang Úc năm 1900 đã được Nghị viện Anh thông qua vào tháng 7 năm 1900, và chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1901, biến sáu khu thuộc địa độc lập, khác biệt về luật pháp, kinh tế, quân sự, quốc phòng lần đầu tiên thành một khối thống nhất – một nhà nước độc lập chung về mọi mặt – nhà nước Liên bang Khối Thịnh vượng chung Australia. 1.1.3. Sơ lược về bức tranh tộc người của Australia Là những chủ nhân truyền thống đầu tiên trong tiến trình hình thành nên bức tranh tộc người của Australia, cộng đồng các cư dân bản địa đã nhanh chóng lan toả khắp lục địa để sinh sống, khai hoang, tìm kiếm thức ăn, đảm bảo và mở rộng phạm vi nguồn sống cho cuộc sống săn bắt – hái lượm của họ trong suốt 30,000-80,000 năm nay. Song trong suốt thời gian từ buổi bình minh của lục địa tới ngày 26 tháng 01 năm 1788, cộng đồng các cư dân bản địa vẫn còn trong thời kỳ đồ đá với trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đối thấp hơn so với người phương Tây, đặc biệt là người Anh. Những biểu hiện của văn hoá xã hội cộng đồng các cư dân bản địa đã bị thay đổi dưới nhiều cấp độ, hình thức, hình thái, tính chất khác nhau qua các giai đoạn của lịch sử lục địa Australia, đặc biệt từ khi người phương Tây đặt chân lên lục địa này. Do đó, những bản sắc còn đọng lại, được lưu giữ và kế thừa cho đến ngày nay chỉ được phục dựng, tham chiếu tương đối thông qua các di chỉ, di tích khảo cổ xa xưa. Loại hình kinh tế chủ yếu của cộng đồng cư dân bản địa là săn bắt, hái lượm để khai thác nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Trong săn bắn, bẫy thú, đâm cá, họ chủ yếu sử dụng lao, cây ném lao, boomerang, khiên, que đào, bẫy lưới, giỏ đan, sau đó chia đều thức ăn chiếm được trên cơ sở sự phân công chu đáo từ trước đó. Đồng thời, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, họ chưa biết trồng trọt, chăn nuôi lấy thịt, làm gốm, dệt vải, sử dụng cung tên hay cũng không thể sống tập trung thành các phường, xã, làng nghề, trung tâm đô thị quần cư đông đúc được như các cộng đồng cư dân văn minh phương Đông, phương Tây rực rỡ khác. Thậm chí, văn hoá ăn uống cũng thấm đẫm tính du canh du cư của cộng đồng cư dân bản địa. Mỗi khu vực kinh tế khác nhau như khu vực bờ biển nhiệt đới phía Bắc, khu vực đồng bằng ven sông phía Đông Nam, khu vực đồng bằng Trung Tâm khô cằn và khu vực hải đảo Torres và Tasmania lại có những đồ đựng thức ăn và cách nấu, hấp, luộc, nướng, hầm, loại thải độc tố trong thức ăn khác nhau. Bên cạnh đó, xã hội gắn liền với trình độ phát triển kinh tế - quản lý xã hội thấp của cộng đồng cư dân bản địa còn thể hiện ở việc cấu trúc xã hội chỉ được cấu thành đơn giản từ hai yếu tố chính là tín ngưỡng Mộng Mơ (Dreaming) và quan hệ thân tộc tổ chức theo dòng phụ hệ. Gia đình, bào tộc, thị tộc, bộ lạc là những đơn vị tổ chức quản lý xã hội để các thành viên trong cộng đồng tự giác tuân thủ những điều lệ, luật tục bảo vệ, củng cố tính cố kết tộc 12 người trong toàn xã hội lục địa Australia. Như vậy, tóm lại, trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém hơn của cộng đồng cư dân bản địa so với bộ phận thực dân Anh đến từ phương Tây do sống tách biệt, cô lập trong suốt một thời gian dài với các nền văn minh rực rỡ phương Đông cũng như phương Tây đã tạo cơ hội cho cộng đồng cư dân gốc Âu từ chỗ là cộng đồng cư dân thiểu số dần chiếm ưu thế về mọi phương diện của đời sống: từ sinh hoạt kinh tế đến tổ chức đời sống văn hoá vật chất – tinh thần – sản xuất trên lục địa Australia. Từ năm 1606 đến 1770, đã có hơn 50 tàu thuyền từ châu Âu của các công ty Đông Ấn Hà Lan, Đông Ấn Tây Ban Nha, Đông Ấn Bồ Đào Nha, Đông Ấn Pháp và cả công ty Đông Ấn Anh đổ bộ vào lục địa Australia, nơi khi đó chỉ có duy nhất cộng đồng các cư dân bản địa sinh sống, định cư. Mục tiêu chủ yếu của họ khi tìm đường đến khu vực được mệnh danh là “vùng đất vô danh rộng lớn ở phương Nam” (Terra Australis Incognita) đều nhằm dễ dàng tạo thêm tiền đồn bảo vệ các thuộc địa đã có từ trước đó của họ tại Nam Á và Đông Nam Á, đồng thời tìm kiếm lực lượng nhân công mới dồi dào giá rẻ, mở rộng thị trường, nguyên nhiên vật liệu hòng qua đó, giải quyết tình trạng hàng hoá tư bản chủ nghĩa làm ra ngày một lớn vốn đang đẩy họ đứng trước nguy cơ những cuộc “khủng hoảng thừa” nghiêm trọng. Song các nhà hàng hải người Hà Lan, những người đã cố gắng và gặt hái được nhiều kết quả nhất qua các chuyến thám hiểm vượt Ấn Độ Dương như nhà hàng hải nổi tiếng Abel Tasman đều chỉ nhìn thấy được một nửa đường bờ biển phía Tây và phía Nam của lục địa Australia, mở ra trước mắt họ là một vùng cao nguyên phía Tây rộng lớn, với tính chất khí hậu nhiệt đới khô, phủ đầy bởi những đồng cát lớn, có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam, khô hạn, ít người ở, thảm thực vật cằn cỗi, không tồn tại nền trồng trọt hay chăn nuôi phong phú như các nước Đông Bắc Á, cũng không giàu tài nguyên khoáng sản như châu Phi hay khu vực Đông Nam Á... Vì vậy, họ đã để cơ hội tuyên bố chủ quyền trên toàn lục địa rộng lớn, đầy bí ẩn rơi vào tay nhà thám hiểm người Anh James Cook (1728-1779). Suốt khoảng hơn 50 năm sau đó, hàng loạt tù nhân cùng các di dân tự do là các chuyên gia, quân nhân, nghệ nhân, và những người hầu đi theo các gia đình chủ trung và thượng lưu gốc Anh đã được đưa đến các khu thuộc địa trên lục địa Australia. Họ mang theo những kĩ năng canh tác, sản xuất nông nghiệp dùng cày sắt, khai thác thuỷ hải sản như cá voi, hải cẩu, nhằm mục đích thương mại, và cùng với sự ra đời của ngành công nghiệp len cừu, cũng như dòng người nhập cư theo trào lưu “cơn sốt vàng” tại Queensland, Victoria và New South Wales, vai trò – vị trí kinh tế - xã hội của người gốc Anh trong xã hội lục địa Australia ngày càng được đề cao, và chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Đến năm 1881, trong số 2,31 triệu người sinh sống trên lục địa Australia, 96% có gốc là người Anh, và 75% trong số người Anh đó được sinh ra tại lục địa này. Con số này đã tăng lên vào năm 1901 thành 82% tổng số người gốc Anh sinh sống tại Australia được sinh ra và lớn lên hoàn toàn tại Úc. Họ đã mở rộng nhanh chóng phạm vi cư trú của mình sang bờ bên kia của 13 dãy Blue Mountain, của dãy Đường Ranh Giới Vĩ Đại ra hầu khắp rìa lục địa Australia, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của Australia ngày càng sâu rộng, đa dạng, phong phú. Như vậy, có thể thấy, với trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao hơn hẳn cộng đồng cư dân bản địa nhờ quá trình tộc người phát triển liên tục từ thời kỳ hậu đồ đá mới đến hiện đại, nên dù sống trên một "quốc đảo" độc lập giữa biển khơi như Australia, nhưng văn hoá Anh vẫn gắn liền với nền văn minh Anglo-Saxon rực rỡ, đặc biệt độc đáo bên cạnh nền văn minh Hy La cổ đại. Chính điều đó đã tạo một phần cơ hội quan trọng, quyết định để cộng đồng cư dân gốc Anh có thể giành, chiếm và giữ vững vị trí ưu thế, chi phối quan trọng nhất về mọi phương diện của đời sống từ sinh kế tộc người đến tổ chức quản lý xã hội trên toàn lục địa "rộng lớn vô danh ở phương Nam" này. Từ thế kỷ XIV, XV, trước cả khi Trịnh Hoà thực hiện chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới, trong đó có thể đã đặt chân đi qua lãnh thổ bờ biển phía Bắc của lục địa, những thương gia đầu tiên người Ấn, người Hoa, người Hồi giáo Mã Lai đa đảo có nhiều khả năng đã có những cuộc tiếp xúc giao thương đầu tiên với cộng đồng cư dân bản địa tại khu vực bờ biển phía Bắc Australia hiện nay. Song cũng như những nhà hàng hải Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đương thời, đứng trước một khu vực khô hạn, khắc nghiệt, không có vẻ gì của sự trù phú, màu mỡ, khiến mối quan hệ của họ với lục địa cằn cỗi, già nua, rộng lớn này cũng nhanh chóng rơi vào quên lãng cho đến giữa thế kỷ XIX. Ông Mak, còn được biết đến với cái tên John Shying, đã đến cảng Jackson trên chiếc tàu Laurel vào tháng 2 năm 1818 - nhiều thập kỷ trước khi cơn sốt vàng chứng kiến nhiều người Trung Quốc tới Úc. Ông sinh năm 1796 tại thành phố Canton của Trung Quốc, nay là Quảng Đông. Sau khi đến Úc, ông làm thợ mộc cho người định cư nổi tiếng người Anh John Blaxland, người mà ông đã gặp trên tàu Laurel. Sau đó, ông làm việc cho nhà mục vụ Elizabeth Macarthur, vợ của cha đẻ ngành công nghiệp len của Úc John Macarthur. Sau đó, ông Mak đã trở thành một doanh nhân thành đạt theo cách riêng của mình, sở hữu Nhà trọ Peacock ở Parramatta và một số cửa hàng khác. Blaxland đã từng viết một tài liệu tham khảo cho ông Mak mô tả ông là "một nhân vật trung thực, đáng kính trọng".Ông Mak được cho là đã trả mức lương hàng tuần tương đương hai bảng mà các công nhân khác của Blaxland nhận được. Tiến sĩ Kate Bagnall từ Đại học Wollongong, một chuyên gia về định cư Trung Quốc sớm tại Úc, cho biết những người định cư tự do Trung Quốc sớm gặp phải sự phân biệt đối xử tương đối ít. "Vì tính chất của cảng, có lẽ ở Sydney có sự đa dạng hơn chúng ta tưởng tượng", cô nói. "Số lượng người Trung Quốc rất ít. Với số lượng nhỏ này, tôi không nghĩ đó sẽ là một sự phân biệt đối xử giống như chúng ta thấy sau những năm 1850 trở đi, khi có rất nhiều người Trung Quốc đến được coi là một mối đe dọa của người Anh và người châu Âu. "Với cái tên John Shying, ông Mak kết hôn với người di cư Ailen Sarah Jane Thompson vào năm 14 1823. Họ có bốn người con trai, nhưng ông trở về Trung Quốc ngay sau khi sinh đứa con thứ tư vào năm 1831. Không ai biết lý do tại sao ông chọn trở về, nhưng Tiến sĩ Bagnall nói rằng có khả năng ông có nghĩa vụ gia đình trở lại Trung Quốc."Chúng ta biết rằng từ các gia đình thứ hai không có gì lạ đối với đàn ông Trung Quốc thời gian này, từ miền nam Trung Quốc như Shying, có gia đình ở cả Úc và Trung Quốc. Rất nhiều gia đình tôi đã xem xét sau này trong thế kỷ, vợ và gia đình người Úc của họ là một gia đình thứ hai, và cũng có một gia đình ở Trung Quốc. Đây là một khả năng." Barry Shying cũng không có may mắn tìm ra lý do, và nói rằng anh ta thấy khó hiểu làm thế nào tổ tiên của anh ta có thể rời khỏi gia đình Úc của mình. "Ông đã bỏ vợ và bốn đứa con của mình ở đây. Những đứa trẻ còn rất nhỏ. Đó chỉ là đầu những năm 1830 - tôi không biết họ đã được hỗ trợ như thế nào Không ai biết lý do tại sao ông đã về Trung Quốc và những gì ông đã làm ở đó. Không có hồ sơ có sẵn cho bất cứ ai."Năm năm sau, ông trở về Úc, sau cái chết của vợ. Các ghi chép lịch sử cho thấy John Shying kết hôn lần nữa vào năm 1842, nhưng người vợ thứ hai của ông đã chết vài tháng sau đó. Barry nói rằng hồ sơ cho thấy ông cố của ông đã bán tài sản của mình ở Parramatta và rất có thể rời khỏi Úc vĩnh viễn, để lại bốn đứa con trai. Bị cuốn theo dòng người như thác lũ đổ đến Victoria để tìm kiếm vận may mới đổi đời, đồng thời cũng để trốn tránh khỏi dòng chính trị đang biến động đầy phức tạp, nhiễu nhương tại Trung Quốc, những người Hoa từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc đã không chỉ ngày càng mở rộng phạm vi cư trú, số lượng, quy mô hoạt động, đóng góp cho nền kinh tế Trung – Úc mà còn góp phần làm cho kinh tế tư bản chủ nghĩa của Australia phát triển nhanh chóng hơn bao giờ hết, đẩy nhanh đến giai đoạn suy thoái và phục hồi vào đầu thế kỷ XX. Chen Quin Jack có nguồn gốc ở tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc và đến Úc vào những năm 1850, ban đầu thử vận may trên các mỏ vàng ở Ballarat, Victoria. Sau khi định cư ở thị trấn khai thác thiếc phía bắc New South Wales của Tingha, ông đã chuyển đổi sang Cơ đốc giáo để kết hôn với một người phụ nữ da trắng tên Mary Fuller. Chen Quin Jack không chỉ là một người khai thác lớn mà còn có thể đóng góp vào việc xây dựng một số tòa nhà trong thị trấn, bao gồm cả cửa hàng thương mại Wing Hing Long vẫn còn tồn tại như một bảo tàng. Một số con cháu của ông cũng có những câu chuyện cuộc sống hấp dẫn. Họ bao gồm con trai của ông, Frederick Charles Jack, người đã chết thảm khốc vào năm 1931 khi cứu hai người khỏi chết đuối trên sông Macintyre tại Inverell. Trevor Jack, con trai của Frederick đã đóng góp đáng kể cho nỗ lực chiến tranh của Úc bằng cách gia nhập Đơn vị đặc biệt 'Z' - một đội hoạt động đằng sau các tuyến của Nhật Bản ở Đông Nam Á trong Thế chiến II. Song dù đóng góp kinh tế - xã hội cao như vậy cho toàn bộ sáu khu thuộc địa, nhưng với vị thế và tay nghề của mình, họ chủ yếu vẫn là những người lao động da màu, làm thuê cho các ông chủ da trắng, kiếm kế sinh nhai. 15 1.2. Tổng quan về chính sách Nƣớc Úc Trắng 1.2.1. Sơ lược về khái niệm “chính sách” Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện tại các tầng nấc khác nhau, từ các tổ chức quốc tế, liên chính phủ, phi chính phủ đến các nhà nước, quốc gia, tổ chức chính trị xã hội, và cả trong các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan tổ chức. Mục tiêu chủ yếu được hướng đến của các chính sách thường là nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trước mắt hoặc lâu dài cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị đó. Đồng thời, chúng chỉ có một khoảng thời gian, phạm vi không gian có hiệu lực nhất định trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nơi ban hành đó. Theo từ điển bách khoa Việt Nam, chính sách là “những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện một đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nhất định. Bản chất, nội dung, và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá…”. Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê do Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 1997 cho rằng: “Chính sách là sách lược, hay kế hoạch cụ thể nhằm đạt mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Trong khi đó, James Anderson lại đưa ra định nghĩa về chính sách là “một quá trình hành động có mục đích theo đuổi của một hay nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. Tựu trung, có thể thấy, điểm giống nhau trong các khái niệm trên, đó là “Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo, quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình”. Xem xét một cách độc lập, chính sách là một hiện tượng tĩnh, bao gồm những tư tưởng, định hướng, mong muốn cần hướng tới, cần đạt được, khác với chiến lược hay kế hoạch chỉ là hình thức chuyển tải, là phương tiện, cách thức thể hiện của chính sách. Bên cạnh đó, xét trong mối quan hệ với phạm trù chính trị, chính sách lại là sự thể hiện cụ thể của đường lối chính trị nói chung. Dựa vào đường lối chính trị, cương lĩnh chính trị của mình, đảng cầm quyền định ra các chính sách phù hợp. Do đó, chính sách có tính lịch sử, tính giá trị phụ thuộc vào đảng cầm quyền nào đưa ra chính sách đó, vào giai đoạn phát triển nào của đảng cầm quyền đó, và nhằm mục đích hướng giá trị chuyển tải đến tầng lớp, giai cấp nào trong xã hội, cũng như để bảo vệ giá trị lợi ích cụ thể trước mắt hay chiến lược về lâu dài nào của đảng cầm quyền đó. Như vậy, chính sách là linh hồn, là nội dung cốt lõi phản ánh, phản chiếu pháp luật của một quốc gia, dù không nhất thiết phải được thể chế hoá. Điều kiện tiên quyết đối với mọi chính sách không phải là được luật pháp thể chế hóa, mà là chỉ cần phải phù hợp với thực tiễn, nhằm phục vụ cho ý tưởng, lý tưởng, tư tưởng đảng cầm quyền ban hành nó muốn chuyển tải. Nói cách khác, chính sách luôn gắn liền với quyền lực chính trị, không chỉ của đảng chính trị mà còn của nhà nước, các lảnh đạo chính trị, các quản lý. 16 Chính sách là những tư tưởng, mong muốn, định hướng chính trị thường có thể được thể hiện qua loạt các văn bản, văn kiện, nghị quyết, đạo luật của đảng chính trị, lãnh đạo chính trị, của nhà nước, và cả các nhà quản lý trong phạm vi thẩm quyền của họ. Trong một số trường hợp khác, chính sách chỉ là cái đích hướng đến của mọi người, không hoàn toàn là những nguyên tắc, quy tắc có tính ràng buộc chung bắt buộc phải được thực hiện cho tất cả mọi người, do đó cũng không phải luôn được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, chính phủ. Ngược lại, khi chính sách là nội dung của luật pháp, luật pháp chỉ là cái vỏ hình thức được thể chế hóa từ chính sách thì chính sách lại nắm vai trò quyết định, chi phối quan trọng tới nội dung của pháp luật. Luật pháp (các bộ luật, dự luật, đạo luật, hiến pháp) trở thành công cụ hiện thực hóa, đưa chính sách vào cuộc sống một cách hiệu quả và phát huy hết tác dụng của nó trong toàn hệ thống chính trị. Có lẽ cũng vì vậy mà Considine đã cho rằng “Chính sách là một hành động mang tính quyền lực chính trị được thực hiện liên tục bởi một nhóm hoạch định nhằm sử dụng các nguồn lực để biểu đạt và thúc đẩy một giá trị nào đó mà họ ưu tiên và theo đuổi”. Tựu trung, dựa trên những nét tổng quan, tương đồng nói trên, trong đề tài này, tác giả quyết định sử dụng và phân tích khái niệm “chính sách” nói chung cũng như “chính sách Nước Úc Trắng” nói riêng dưới hướng tiếp cận chính sách như là một hệ thống quan điểm, tư tưởng, phương hướng gắn liền với quyền lực chính trị của lãnh đạo, quản lý, cơ quan, tổ chức, đảng chính trị, Nhà nước ban hành ra nó, thường được thể chế hoá bằng loạt văn bản quy phạm pháp luật, văn kiện, đạo luật, bộ luật, hiến pháp, và gắn liền với đặc thù thực tiễn trong một giai đoạn lịch sử phát triển nhất định của lãnh đạo, quản lý, cơ quan, tổ chức, đảng chính trị và Nhà nước đó. 1.2.2. Sơ lược về khái niệm “Nước Úc Trắng” Úc, thuộc địa của Anh từ năm 1788, đã trở thành một quốc gia liên bang dưới chế độ dân chủ nghị viện cung cấp quyền bầu cử phổ quát cho cả nam và nữ trên 21 tuổi (ở cấp liên bang) vào năm 1901. Một ngày làm việc tám giờ và mức lương tối thiểu đã được luật hóa và hợp pháp hóa công đoàn được đại diện trong quốc hội thông qua Đảng Lao động dân chủ xã hội Úc. Công nhân Úc dường như được hưởng những lợi ích chính trị và kinh tế tương tự được hưởng bởi các bộ phận tiên tiến nhất của tầng lớp lao động châu Âu. Tuy nhiên, những lợi ích này chỉ được cung cấp cho những người được coi là ‟người da trắng, với những người di cư là thổ dân và không phải người châu Âu (và trong một số trường hợp, những người không phải là người Anh) bị loại khỏi thiên đường này Khung pháp lý được thành lập tại Liên bang đã loại trừ một cách rõ ràng các nhóm người này, với Hiến pháp và Đạo luật Nhượng quyền Liên bang 1902 (Liên bang) xóa bỏ tư cách công dân đối với người thổ dân và Đạo luật hạn chế nhập cư 1901 (Liên bang) như "Chính sách Nước Úc trắng". 17 Vào cuối những năm 1800, nhiều nhóm dân tộc khác nhau đã được tuyển dụng để thực hiện một số công việc nhất định, chẳng hạn như người dân đảo Thái Bình Dương trong buôn bán mía đường, thợ lặn ngọc trai Nhật Bản và người trồng cam Afghanistan, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới phía bắc Tây Úc và Queensland. Kay Saunders đã lập luận rằng Queensland tạo ra hai khu vực lao động tách biệt, một khu vực nhiệt đới không đồng đều, phần lớn là lực lượng lao động ngoài châu Âu và một khu vực truyền thống hơn với một tư sản đô thị, một lực lượng lao động Anh lành nghề và một lượng nhỏ nông dân da trắng. Nhưng nền kinh tế thuộc địa tách biệt này, được thúc đẩy bởi các công ty đa quốc gia của Anh và không được nhiều chính trị gia Úc hay phong trào công nhân ủng hộ. Trước năm 1901, những người dân tộc thiểu số này có những vị trí cụ thể trong nền kinh tế thuộc địa, nhưng sau Liên bang Úc, phần lớn việc làm được dành cho người lao động da trắng, với một số điều luật hạn chế nghiêm ngặt việc tiếp cận người không phải là người da trắng. Ý tưởng về Nước Úc Trắng đã được lưu hành trong nhiều tập hợp mối quan hệ khác nhau giữa nhiều nhóm khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử hậu thuộc địa. Ý tưởng về một nước Úc trắng hoạt động như một ảo mộng quốc gia cho những người da trắng trong những phần mở rộng của thế kỷ XX. Đó không phải chỉ là một cảm xúc cá nhân nhất thời hay phi chính thức, mà đó chính là điều đã ngấm vào căn cốt của cả xã hội Australia. Để được coi là một người da trắng đã được quyền định cư, song thế nào là người da trắng thì thật mơ hồ. Người da trắng là người ưu tú nhất, những gì trong trắng đều là những gì tốt nhất, không loại trừ sự vật, hiện tượng, hay con người nào. Sự lặp lại liên tục trong các diễn ngôn về chủng tộc của tất cả những người không phải là người da trắng mang lại cho sự không rõ ràng về sự hiện diện rõ ràng và trực quan trong hệ thống đại diện chủng tộc. Sự biện minh cho Chính sách của Úc trắng được đưa ra bởi Alfred Deakin, tổng chưởng lý đầu tiên, trong cuộc tranh luận về Dự luật Hạn chế Liên bang. Ông lập luận rằng: 'Một chủng tộc thống nhất có nghĩa là không chỉ các thành viên của nó có thể kết hợp và liên kết mà không suy thoái ở hai bên, mà còn ngụ ý một người được truyền cảm hứng bởi cùng một lý tưởng'. Trên thực tế, chế độ nội hôn của người Do Thái đã trở thành một trong những trở ngại chính trong quá trình hoà nhập của người Do Thái trong nhà nước quốc gia hiện đại. Điều quan trọng là Deakin nên chọn một cuộc giao thoa là hình thức hội nhập xã hội mẫu mực trong tình trạng hiện đại. Theo thuật ngữ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, một chủng tộc lý tưởng hoạt động như một rào cản đối với hôn nhân, con cái của các công đoàn như vậy thường được cho là một chủng tộc lý tưởng chậm phát triển hoặc tự thanh trùng. Từ quan điểm này việc chấp nhận hôn nhân đồng nghĩa với việc là sẽ làm giảm sự khác biệt chủng tộc. 1.2.3. Sơ lược về khái niệm “chính sách Nước Úc Trắng” 18 Vào thời điểm quá trình Liên bang hoá diễn ra, cũng là lúc Australia đứng giữa ngã ba của sự lựa chọn: Một mặt là, sự phát triển của tinh thần dân tộc chủ nghĩa đã được tạo nên một cách cẩn thận bởi sự hình thành tính Úc cũng như lời kêu gọi đấu tranh chống lại các dân tộc và đối tượng có khát vọng thách thức sự chiếm đóng của Anh đối với lục địa Úc. Một mặt khác, các cân nhắc của phương Tây về quyền lực tối cao trên phạm vi toàn cầu mặt khác, mặc dù vẫn muốn đặt chủng tộc da trắng lên hàng đầu, đã phải chứng kiến sự vượt trội được cho là không thể chứng minh của mình trong quan sát thực nghiệm. Những tính toán cũ cho thấy sức mạnh tiềm ẩn của những giá trị “phù hợp” đối với những người được xem như là tính Úc Trắng thuần khiết và độ chín muồi trên diện rộng trong bối cảnh ấy. Như bối cảnh các khu thuộc địa khác trên thế giới bấy giờ của người châu Âu, khái niệm tính Trắng đối với nước Úc cũng xuất hiện từ nhiều lý do, không chỉ là đặc điểm chung để cố kết xã hội hiện đại lại với nhau dưới một ngọn cờ thực dân châu Âu mà còn là phương tiện chống lại những tác động ngoại sinh bất lợi ảnh hưởng đến xã hội thực dân ở Úc. Do đó, ở thời điểm này, tính Trắng được xem là cốt lõi của bản sắc dân tộc Úc. Song vì khoảng cách quá xa với thực tế của một xã hội đa văn hoá, đa ngôn ngữ, đa tộc người ngay từ trước khi thực dân Anh đặt chân đến Úc nên những cuộc tranh luận lại về việc giữ hay bỏ tính Trắng này luôn được nêu lên. Trong khi người Anh ngày càng được thay thế bằng sự trắng trẻo như một trong những đặc điểm của một người Úc thực sự, thì riêng châu Âu đã không tạo thành một sự tiếp nhận được đảm bảo vào hàng ngũ của những người mong muốn trên cộng đồng. Như các ví dụ của người Ý và người Malta cho thấy, các lý do sinh học hời hợt - tức là truyền máu lịch sử có chủ đích của dòng máu châu Phi và Ả Rập vào kế hoạch di truyền của người Nam Âu - thực tế là ủng hộ hành vi phân biệt đối xử về mặt văn hóa, mà thực tế là nhắm vào hành vi phân biệt đối xử về mặt văn hóa. lối sống của sự cạnh tranh không mong muốn. Sau đó, một lần nữa, trong bối cảnh của Đường trắng, họ bị coi là quá tối khi được chấp nhận là Người da trắng, trong bối cảnh rộng lớn của Úc đang bị bao vây bởi những người sẵn sàng chinh phục lục địa bằng một cách bí mật nhập cư hoặc xâm lược thù địch, chúng dường như là liều thuốc giải độc hoàn hảo cho một mối đe dọa đen đen và một mối đe dọa màu vàng vàng về mặt chính trị dân số. Điều kế tiếp là nỗi sợ rằng người da trắng đã thất bại trước sự gia tăng dân số đáng kể của người “nước ngoài”, người “ngoại đạo” đang cư trú lan rộng dần trên khắp thế giới cả ở những khu định cư của người da trắng trên địa cầu. Do đó, tính Úc Trắng được duy trì ở Australia là giá trị cốt lõi về tính phổ quát và vành đai của những người không thuần chủng da trắng phải được duy trì dù bất cứ giá nào. Hơn 90% là con cháu người Anh, gốc Anglo-Saxon, hậu duệ của những người lao động nghèo, những tù nhân bất đắc dĩ của vương quốc Anh. Australia tự hào về nguồn gốc ấy bao nhiêu thì càng lo sợ sự bùng nổ áp đảo của dân số da vàng gốc Á bấy nhiêu. Quá trình lập quốc và những hành vi xã hội được thúc đẩy bởi chủ nghĩa phân biệt 19 chủng tộc nhằm đảm bảo duy trì xã hội Úc như một tiền đồn cuối cùng của thực dân da trắng ở một vị trí đầy cách biệt, cô lập về mặt địa lý so với châu Âu. Mối đe doạ bên ngoài từ những người nhập cư gốc Á đã tạo dựng thành công một mô hình về một kẻ thù ở kề sát về vị trí địa lý với toàn bộ xã hội Australia, điều đó đã ngày càng bị tác động từ chính sự giao thoa về tầng lớp, giới tính, chủng tộc và dân tộc trong lục địa Australia. 'Chính sách Nước Úc trắng' là thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả một loạt các luật của Úc từ 1830 đến 1973 hạn chế người nhập cư không phải gốc da trắng và thúc đẩy những người châu Âu da trắng nhập cư Tại quốc hội Thủ tướng Edmund Barton nói trong phát biểu nổi tiếng ủng hộ pháp luật “Học thuyết về sự bình đẳng của con người không bao giờ có ý định áp dụng đối với sự bình đẳng giữa người Anh và người Trung Hoa.” Chính sách Nước Úc Trắng đã cụ thể hoá tư tưởng phân biệt chủng tộc bằng hàng loạt các đạo luật, quy chế nhằm bảo vệ lợi ích tiên quyết cho cộng đồng da trắng khỏi “thảm hoạ da vàng” tại các khu thuộc địa, vì vậy, chính sách đầu tiên và xuyên suốt gần một thế kỷ của các đời chính quyền liên tiếp tại Úc gây ra tổn hại không ít cho sự phát triển của cộng đồng người lao động da màu (bao gồm cả di dân gốc Á – Phi và lao động Kanakas từ các đảo Thái Bình Dương). Đồng thời, chính sách Nước Úc Trắng cũng tự kìm hãm chính nền kinh tế và quốc phòng của Australia với các nước láng giềng châu Á. Những ý thức tinh thần dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy mạnh mẽ trong mỗi người Úc này chính là một phần lý do khiến nhà sử học Humphrey McQueen phải thốt lên rằng: “tư tưởng phân biệt chủng tộc là yếu tố quan trọng nhất của chủ nghĩa dân tộc Úc” [Dương Huệ Linh; 35] 20 CHƢƠNG 2. NHỮNG NGUỒN GỐC DẪN ĐẾN SỰ RA ĐỜI CHÍNH SÁCH NƢỚC ÚC TRẮNG 2.1. Những tiền đề về kinh tế dẫn đến sự ra đời chính sách Nƣớc Úc Trắng 2.1.1. Sự hình thành và phát triển mô hình kinh tế trang trại của các squatter tại Australia nửa sau thế kỷ XIX Những người định cư đến sau năm 1793 bắt đầu sản xuất len thông qua việc nhân giống cừu merinos Tây Ban Nha. Những người chiếm giữ đất định cư mà không có sự chấp thuận chính thức đã đạt được ngày càng quan trọng về chính trị và kinh tế và vào năm 1846 đã giành được quyền định cư các vùng đất chăn nuôi ở hầu hết các phần nội địa của lục địa. Người bản địa hiếm khi thành công trong việc ngăn chặn những cuộc sung công này và tệ hơn nữa là những nỗ lực của họ đã tạo ra sự trả đũa dữ dội. Đối với Tasmania, những cư dân nguyên thủy đã bị tàn sát bởi những tù nhân nguy hiểm nhất (những người được chuyển từ lục địa đến hòn đảo này để được kiểm soát chặt chẽ hơn), cũng như những người giữ kho da trắng. Có vẻ như vào năm 1838, những người sống sót đã rơi vào khoảng tám mươi người, đến năm 1843, họ đã xuống đến khoảng năm mươi người. Trong bối cảnh đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi hậu duệ duy nhất và cuối cùng của người Tasmania đến từ các hiệp hội của phụ nữ Tasmania có người đóng dấu, sống trên các hòn đảo ở Eo biển Bass, như Đảo Flinders. Đối với ngành chăn nuôi gia súc, các thuộc địa phải bổ sung thêm một phương tiện khai thác đất, hoạt động khai thác bắt đầu vào năm 1851, khi một người Úc trở về từ California, ông Edward Hargraves, đã phát hiện ra một lượng vàng nhỏ trong khu vực Bathurst (New South Wales), nơi có tác dụng thu hút ngày càng nhiều người. Trong hai thế kỷ này, ngành công nghiệp khai thác đã đạt được tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế Úc, nhờ vào các mỏ vàng, opal và uranium phong phú cũng như các mỏ dầu thô, các mỏ sắt, than và nhôm nằm rải rác ở vùng trung tâm khô cằn và khu vực tây bắc của lục địa và, khá thường xuyên, dưới những vùng đất linh thiêng của thổ dân. Dân số thổ dân đã giảm đáng kể: ví dụ, xung quanh thành phố Adelaide (Nam Úc), con số này đã giảm từ 650 vào năm 1841 xuống còn 180 người vào năm 1856.1 1 ROWLEY, The Destruction of Aboriginal Society [9], p. 203. Từ khoảng 300.000 người vào năm 1788, thổ dân đã chuyển đến 67.000 vào năm 1901 và hai mươi năm sau khi họ bị giảm xuống còn hơn 60.000 người. Chỉ khoảng những năm 1950, dân số thổ dân đã tăng trở lại. Xem F. LANCASTER JONES, The Structure and Growth of Australia's Aboriginal Population (Aborigines in Australian Society, 1), Australian National University Press, Canberra, 1970, Table 1, p. 4 21 Hình 2.1.1.1. Edward Hargraves (1816 – 1891) –Người tiên phong gây nên cơn sốt vàng tại New South Wales, Australia (Nguồn: https://www.thefamouspeople.com/profiles/edwardhargraves-7155.php) Hình 2.1.1.2. Truganini (1812-1876) – Người phụ nữ thuần chủng cuối cùng sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng cư dân bản địa tại Tasmania (Nguồn: https://pt.wikipedia.org/wiki/Truganini) Sau những cơn sốt vàng thập niên 1850, đất đai trở thành một chiến lợi phẩm quan trọng hơn bao giờ hết. Ngành công nghiệp chăn nuôi gia súc bước vào một giai đoạn tăng trưởng kéo dài. Hệ thống ngân hàng tài chính chuyển vốn cho những người chăn cừu phát triển hơn trên thị trường, dân số tăng trưởng đều đặn nhờ những người nhập cư đến đào vàng, tìm cơ hội đổi đời lẫn những người quý tộc thượng lưu Anh bán đất điền trang ở Anh để sang Úc xây dựng nền kinh tế tư nhân thịnh vượng. Các trạm gia súc đã lan toả, phát triển từ những 22 lưu vực sông lớn như Murray-Darling, Murrumbidgee đến cả những vùng đất tưởng như không thể chăn dắt được gia súc. Từ năm 1836, những người chiếm đất công (squatters) bước đầu được thừa nhận bởi pháp luật đã bắt đầu được thuê đất với lệ phí chỉ khoảng 10 pound. Ngoài ra, cứ mua 40 acre thì người chiếm đất công đó được hưởng 240 acra. Những người chiếm đất công trở thành địa chủ độc quyền về đất đai, song không phát canh thu tô như địa chủ phong kiến. Không gì có thể ngăn nổi sự phát triển số lượng những người chiếm đất công, bao gồm cả những người lao động nghèo khó đi khai hoang như những người tìm vàng đến những người giàu có hỗ trợ vốn sẵn có từ gia đình để lại. Nhìn chung, dù họ có xuất thân như thế nào, những người chiếm đất công đầu tiên, tiên phong ở Úc cũng đã thực sự rất dũng cảm vượt qua những khó khăn để tồn tại, sống sót được trên những lán trại nhỏ. Bên cạnh đó, trong số những người chiếm đất công cũng có cả những người phụ nữ. Chẳng hạn như Anne Drysdale và Caroline Newcomb đã thành lập trạm gia súc Boronggoop gần Geelong vào năm 1841 và điều hành nó cho đến khi Drysdale qua đời vào năm 1853. Hình 2.1.1.3. Caroline Elizabeth Newcomb (1812-1874) – Nữ địa chủ đầu tiên tại Drysdale, Victoria (Nguồn: https://www.revolvy.com/page/Caroline-Elizabeth-Newcomb) Các trạm gia súc ở Úc thường rộng hàng ngàn ki-lô-mét vuông với khoảng cách giữa hai trạm gia súc thường cách nhau từ vài trăm ki-lô-mét trở lên. Riêng các trạm gia súc nằm sâu trong đất liền sa mạc được hình thành từ sau sự kiện chinh phục thành công dãy Blue Mountain vào năm 1813, khoảng cách giữa hai trạm gia súc có thể lên tới 10,000 ki-lô-mét, đặc biệt với những trạm gia súc lớn trên thế giới như trạm chăn nuôi gia súc Anna Creek. Mô hình trang trại kiểu lớn của các địa chủ chiếm đất công đã ngày càng được tạo điều kiện thuận lợi phát triển hơn nhờ hệ thống dẫn nước tưới tiêu truyền từ xa về tận trạm gia súc. Nhờ sự phát triển của mô hình trang trại quy mô lớn này, tỉ lệ chăn nuôi đã tăng dần và chiếm 23 đa số hơn trong cơ cấu nhóm ngành nông nghiệp so với trồng trọt. Mô hình không chỉ đáp ứng được điều kiện tự nhiên khô cằn, khắc nghiệt của Úc mà còn góp phần điều chỉnh cả chất và lượng trong quy mô dân số nhập cư vào Úc theo hướng có lợi cho người da trắng – những người có đủ điều kiện kinh tế, tài chính để mở những trang trại rộng lớn, chuyên môn hóa cao hơn là những thổ dân bản địa và cả những người nhập cư da màu bị bần cùng hóa đến phá sản bởi các chính quyền thực dân đến từ châu Á, châu Phi. Chính vì vậy, nó khác với mô hình trang trại quy mô nhỏ kiểu Anh buộc một người phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, tính chuyên môn hóa vì vậy thấp hơn lực lượng sản xuất tay nghề cao tại các trạm gia súc ở Úc. Ngoại trừ những người phụ nữ ở Saxony phải làm công việc cắt xén, ở hầu hết các trạm gia súc, nữ nhân công chỉ được dùng cho các công đoạn vắt sữa và gánh nước. Cuộc sống ở các trạm gia súc thường khá đơn độc, đặc biệt với các trạm gia súc ở vùng sâu vùng xa do hạn chế về chỗ ở cho quy mô gia đình hay cặp vợ chồng. Do đó, các địa chủ (squatters) đề ra chính sách cấm các nhân công làm cùng trạm gia súc kết hôn với nhau nhằm giảm số miệng ăn, tránh được áp lực về tài chính. Dần dần, các lao động nam bị cuốn vào guồng xoáy hấp dẫn của các mỏ khai thác vàng, chỉ còn một bộ phận lao động nữ và thổ dân bản địa làm việc tại các trạm gia súc ở những vùng sâu vùng xa hẻo lánh của nước Úc. Trong khi đó, bên cạnh các nhân công trẻ làm theo thời vụ, các trạm gia súc chỉ có thể trông chờ vào các jackaroo (nam thực tập sinh) và jillaroo (nữ thực tập sinh) thường chỉ học nghề để trở thành giám sát viên hay học quản lý các trạm gia súc nông thôn trong vòng một vài năm ngắn hạn. Sau một thời gian chịu sự sụt giảm đáng kể về lực lượng sản xuất, các địa chủ chiếm đất công buộc phải thừa nhận và điều chỉnh nhân lực trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó, những người phụ nữ và trẻ em được gặt hái hạt trong khi những người đàn ông đảm nhận công việc sàng lọc hạt cho đến khi có máy móc cơ giới thay thế. Ngoài ra, họ cũng bắt đầu phải chi trả cho những hợp đồng thuê đất dao động từ 10 đến 100 bảng Anh trên mỗi 100 dặm vuông. Tính đến tháng 5 năm 1880, giá trung bình cho các trạm gia súc sở hữu trung bình 10,000 con cừu có giá cổ phiếu bình quân và chất lượng đất trung bình là 10,000 bảng Anh. Đối với các trạm gia súc sở hữu trung bình 1000-1500 con cừu, trong điều kiện giá cổ phiếu và chất lượng đất tại trạm gia súc đều ở mức trung bình, giá trung bình cho các trạm gia súc này rơi vào khoảng 3000 bảng Anh. Để thúc đẩy vốn tích luỹ cho quá trình hoạt động, những người chiếm đất công đã gây tổn hại to lớn đến hệ sinh thái bản địa. Chăn nuôi gia súc với quy mô khổng lồ, phá rừng đốt rừng làm rẫy dẫn đến hiện tượng sa mạc hoá mở rộng và những đợt hạn hán ngày càng trầm trọng. Dần dần gặt hái được của cải sinh lợi từ đất đai chiếm dụng được, những người chiếm đất công (squatters) bắt đầu ổn định cuộc sống. Nhiều toà nhà lát đá xanh mọc lên, xa hoa như dinh thự Werribee Park. Từ Brisbane, bộ phận địa chủ trở thành quý tộc trong cộng đồng đã 24 lan đến Brisbane, Ipswich, và các thị trấn nhỏ khác xa hơn về phía Sydney. Họ không phải giai cấp công nhân lao động, song cũng chưa đạt đến giai cấp thống trị tại các khu thuộc địa. Họ tạo thành tầng lớp tư sản mới đại diện cho quyền lợi của những người địa chủ, chiếm đất công, những người chăn nuôi gia súc, … Được xem như giới thượng lưu nông thôn, những người chiếm đất công được hưởng ưu đãi một cách bất thành văn trên nền tảng dân chủ kiểu Úc bấy giờ: đó là đường ranh chia đôi hai khu vực bằng nhau, phía trước và phía sau của các quán rượu, vũ trường, … dành cho người lao động và những kẻ chiếm đất công. Bên cạnh đó, những người chiếm đất công (squatters) cũng không bỏ quên rượu như một phương tiện làm hài lòng những kẻ lao động chân tay phục vụ cho trạm gia súc của họ. Hình 2.1.1.4. Biệt thự Werribee Park (Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=FPOJdin6vOM) Vai trò của những người phụ nữ, người vợ, người hầu gái trong các trạm gia súc, trang trại của các kẻ chiếm đất công (squatters) cũng góp phần củng cố và đảm bảo duy trì tính ưu việt của màu da Trắng trong bản sắc dân tộc Úc bấy giờ. Trong đó, những người hầu gái da màu bị buộc phải ăn mặc và cư xử, hành động sao cho giống với những đồng nghiệp da trắng nhất. Tuy nhiên, họ không được hưởng chế độ ưu đãi tương đương như những người hầu gái da trắng. Họ phải giữ khoảng cách tối đa với ông bà chủ và con cái của họ, không được có những buổi nói chuyện, trò chuyện, tâm sự quá thân mật, không được ăn trong nhà tại buồng dành cho những người hầu gái (da trắng). Còn những người vợ của những kẻ chiếm đất công (squatters) dù cô đơn đến mấy, cần người tâm sự cũng chỉ có thể dồn nén trong những trang nhật ký, nhất quyết không được tiếp xúc với những người hầu gái da màu ngoài giờ làm vì điều đó được cho là dễ dẫn đến việc những người hầu gái da màu này lợi dụng tình cảm, thân mật và sự tín nhiệm để mượn nông cụ về cho chồng con khai hoang mất thêm nhiều vùng đất công khác, gây khó khăn đến sự mở rộng đất đai phát triển nông nghiệp, chăn nuôi gia súc 25 của những kẻ chiếm đất công, hay gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của những đứa trẻ da trắng – con của những địa chủ chiếm đất công. Sự lựa chọn vợ/chồng của những người chiếm đất công (squatters) theo mối quan hệ chính trị với các nhân vật trong chính quyền cũng giúp củng cố, đảm bảo duy trì tính cố kết chặt chẽ hơn nữa của cộng đồng người da trắng tại Úc, vì khi đó những vị khách chính đến nhà và tiếp xúc với họ trong phạm vi sinh sống của họ (từ hệ thống lưu vực sông Murray-Darling, Murrumbidgee đến Sydney) chủ yếu sẽ là người da trắng, từ đó không những thu hẹp được môi trường sinh sống của cộng đồng người bản địa, người nhập cư da màu mà họ sẽ vẫn duy trì được vị thế là cộng đồng nắm giữ sức mạnh kinh tế lẫn quyền lực chính trị chủ yếu trong xã hội. 2.1.2. Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp mía đường tại Australia cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX Cây mía có tên khoa học là Saccharum đã được thuần hoá từ 8000 năm trước ở New Guinea bởi những người vượn thời kỳ đồ đá mới trước khi lan truyền đến Úc và các đảo Thái Bình Dương lân cận. Từ Ấn Độ Dương, công nghệ chế biến đường kết tinh từ mía đã mở ra một giai đoạn mới trong công nghệ chế biến mía đường, từ Ấn Độ lan ra tới Úc và các đảo lân cận. Mía đường đã đồng hành với lịch sử thuộc Anh của nước Úc từ khi đặt chân theo Hạm đội Đệ Nhất đến khi khai sinh ra Khối Thịnh vượng chung. Mặc dù thỉnh thoảng, những chuyến vận chuyển tù nhân đã đảm bảo nó lan rộng khắp xã hội hơn cả tại mẫu quốc. Việc bắt đầu canh tác phục vụ thương mại muộn màng cho thấy những người trồng mía đường phải dùng đến những công nhân mía đường truyền thống, những lao động Thái Bình Dương nhập cư bất hợp pháp dù họ đã được thuê làm tạm thời trong một khoảng thời gian cụ thể, rõ ràng. Sau đó, những hoài nghi và tranh cãi về chế độ nô lệ hay một bộ phận lực lượng lao động da màu chiếm số đông do sự phát triển của ngành công nghiệp mía đường đã nổi lên nhanh chóng trong xã hội. Mặc dù là một bộ phận của phong trào công nhân vô sản, sức ép từ việc tuyển dụng lao động gốc Anh và gốc Âu cùng kết quả quá trình liên bang hoá và quá trình lập quốc đã tách nó ra khỏi những chính sách tuyển dụng chung của liên bang và điều đó làm gia tăng lực lượng lao động đáng kể đủ để giải phóng ngành công nghiệp mía đường ra khỏi các hiệp hội kinh tế thuộc địa, song nó cũng khởi động các cuộc tranh luận về vai trò, vị trí, vị thế của nó trong một Nước Úc Trắng. Trong tiến trình đó, ngành công nghiệp mía đường trở thành tâm điểm của mọi cuộc tranh luận xã hội. Từ sự phân biệt đơn thuần làn da đen ban đầu ở Queensland đã trở thành sự phân biệt xã hội về người da đen nói chung ở những người có định kiến, từ đó tạo cơ sở cho một nước Úc Trắng toàn vẹn bằng cách tuyển những lao động da trắng, biến da màu trở nên ít đi và xoa dịu những cuộc đấu tranh đòi công bằng xã hội của lao động da trắng. sự phân chia hai thái cực giữa người lao động và người tiêu dùng châu Âu. 26 Chính bởi việc được xem như một hàng hóa tiêu thụ quan trọng, mía đường trong sản xuất và tiêu thụ kết hợp của Liên bang Úc, nó không chỉ trở thành thực phẩm tiêu biểu cho một nước Úc Trắng, mà còn tạo điều kiện cho sự xuất hiện của một loại chủ nghĩa tiêu dùng cụ thể. Chủ nghĩa tiêu dùng là một phương tiện cho sự lan toả tinh thần Nước Úc Trắng trong đời sống xã hội Australia thường nhật trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như văn học, âm nhạc, kịch nghệ, khoa học, … đã góp phần phổ biến định kiến mang tính phân biệt chủng tộc này. Các doanh nghiệp sử dụng nó cho mục đích quảng cáo, văn học vừa ngợi ca vừa cảnh báo về những lỗ hổng của tính Trắng của nước Úc, các tờ báo đưa tin về những thiếu sót của nó, các chính trị gia đã thảo luận về việc tiếp tục duy trì nó, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là cả những người tiêu dùng cũng tranh luận nó trong cả các hoạt động thường nhật của họ. Từ đó không chỉ khẳng định được tính ưu việt của người Anh nói riêng và người da trắng nói chung mà còn góp phần củng cố và đảm bảo tính vượt trội chung của tính Úc Trắng, có thể được tất cả mọi người da trắng cảm nhận được. Sự phân biệt chủng tộc bấy giờ trong ngành công nghiệp mía đường do đó, không chỉ là phương tiện mà còn là động lực thúc đẩy chuyển đổi lực lượng sản xuất đường. Tiếp nối các cuộc vận động Liên bang hoá thập niên 1880, 1890, khi người tiêu dùng Úc sẵn sàng hỗ trợ các chi phí tài chính với ngành mía đường của Queensland để đảm bảo duy trì ngành công nghiệp sản xuất “trắng” của họ cũng là lúc tính độc nhất vô nhị tuyệt đối của nó trở thành kết quả của những cuộc tranh luận về nhân đạo, nhân quyền, với cuộc bóc lột bất công những lao động da màu đến từ Thái Bình Dương, hay còn gọi là lao động Kanaka. Cuộc vận động về một ngành công nghiệp mía đường hoàn toàn “trắng” vừa là một bằng chứng vừa là một lời kêu gọi về khả năng tồn tại của tính Trắng của nước Úc. Trong một trăm năm mươi năm định cư châu Âu đầu tiên ở Úc, màu da trắng như một công trình xã hội bao trùm định nghĩa và định nghĩa lại liên tục liên quan đến ranh giới của nó. Ban đầu, những người bị kết án thường sống ở rìa xã hội của xã hội định cư ban đầu và chỉ có kinh nghiệm biểu tượng cho sự trắng trong mâu thuẫn với người bản địa. Sau đó, các thành viên của phong trào lao động đã có thể rút ra các yếu tố ý thức hệ của sự trắng sáng chế để giữ vững lập trường của họ trong cuộc đấu tranh chống lại tư bản. Vào đầu thế kỷ XX, luật pháp và mong muốn rộng rãi về một nước Úc trắng đã giúp ngành công nghiệp đường Queensland trở thành mô hình cho ngành công nghiệp da trắng về mặt vật lý, xã hội và nhân khẩu học, lao động đã được cho phép chiến đấu thành công với mức lương hữu hình của lòng trắng. Mặc dù việc tiêu thụ đường của Úc sau đó đã trở thành một niềm tin hướng ngoại đối với quyền tối cao của người da trắng, trong những thập kỷ sau đó, việc trợ cấp đường Úc vẫn là cơ sở để nghi ngờ về việc phân định độ trắng trong nước Úc. 27 Không chỉ luật pháp mà cả những chuẩn mực ứng xử xã hội cũng trở thành những công cụ xã hội đắc lực đảm bảo duy trì và thúc đẩy tư tưởng phân biệt chủng tộc trong chủ nghĩa dân tộc của Australia, đảm bảo vị trí của thực dân da trắng ở nơi trú ẩn cuối cùng, xa cách nhất về vị trí địa lý trên thế giới. Song vào thời điểm Liên bang hoá, chủ nghĩa tiêu dùng ở Úc đã đứng trước ngã ba lịch sử: vừa cùng sự phát triển bản sắc dân tộc của Úc thách thức sự chiếm đóng tuyệt đối của Anh đối với lục địa Australia, vừa cho những người phương Tây luôn muốn đề cao tính ưu việt và quyền lực tối cao của người da trắng trên toàn thế giới thấy sự thất bại của tư tưởng phân biệt chủng tộc đó trên quan sát thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Vào khoảng năm 1900 về mặt chính trị, người Úc tự coi mình là một quốc gia da trắng. Về mặt xã hội, họ đã tích hợp các thành viên của tất cả các tầng lớp vào sự hiểu biết của họ về độ trắng. Và về mặt văn hóa, họ đã tôn vinh tính Trắng chia sẻ của mình bằng cách mở rộng nó vào cuộc sống hàng ngày. Do đó, ý nghĩa đặc biệt là một sản phẩm được gọi là đường trắng và được tiêu thụ với số lượng lớn. Lý tưởng về một nước Úc trắng đồng nhất, hay chính xác hơn là pha trộn và tái sản xuất chứng khoán Anh để tạo ra những người thực dân thống nhất Úc, giống như viễn tưởng về sự thuần khiết của màu trắng đã giúp xác định chủ nghĩa dân tộc Mỹ vào cuối thế kỷ XIX. Do đó, sự nhấn mạnh của Úc vào việc tái tạo độ trắng tạo ra sự thù địch đối với người di cư da màu. Ví dụ, ở vùng đông bắc Australia, lao động Kanaka từ Polynesia đã bị ép buộc di cư để làm việc trên các đồn điền đường của Queensland. Người Queensland đã sử dụng từ "Kanaka" bắt nguồn từ từ "người đàn ông" Polynesia, như cách viết tắt của "người da đen". Việc sử dụng lao động Kanaka trên các trang trại trồng đường của Queensland là nỗi lo lắng trắng trợn về những người nhập cư da màu khác, chẳng hạn như người Hoa ở miền bắc Australia. Thật vậy, trên khắp phần lớn vùng nhiệt đới của Úc, những người định cư bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về thổ dân, người nhập cư Malaysia và Trung Quốc đông hơn người da trắng. Những lo lắng về nhân khẩu học này đã làm dấy lên nỗi sợ hãi về một dân tộc hỗn hợp phi lý, như Tây Nam và Tây đã làm ở Hoa Kỳ. Ví dụ, các nhà quan sát nhận xét rằng các tòa lâu đài của Úc là "khó chữa, bạo lực và lớn lên vô giá trị trong hầu hết các trường hợp". James Bonwick đã ghi lại câu chuyện rắc rối hơn về hậu quả của những cuộc gặp gỡ tình dục giữa thổ dân và người da trắng. Theo Bonwick, một du khách đến phía bắc của Úc đã gặp phải một nhóm người bản địa và phát hiện ra một đứa trẻ "nửa lâu đài" xinh đẹp. Lữ khách đã rất bối rối vì sự xuất hiện của đứa trẻ đến nỗi anh ta đã thốt lên với những người lớn tuổi thổ dân: "Đó không thể là con của anh! Nó quá trắng". Úc trắng như một quốc gia lý tưởng được phát triển trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX, khi các chính trị gia và nhà báo bắt đầu nói lên một viễn cảnh về một nước Úc tương lai chỉ có người dân da trắng và chủ yếu là người Tin lành Anh. Vị trí của những người không 28 phải là người da trắng ở các thuộc địa của Úc đã là một chủ đề quan tâm trong hầu hết thế kỷ XIX. Dân số Trung Quốc tăng nhanh do những cơn sốt vàng vào những năm 1850, việc thuê những người lái lạc đà Afghanistan để phát triển các khu vực khô hạn của lục địa vào những năm 1860, tuyển dụng Melanesian và những người lao động ngoài châu Âu khác cho ngành mía đường Queensland vào những năm 1880, tất cả dẫn đến sự cạnh tranh kinh tế với những người lao động da trắng vì những người lao động da màu, không có bảo hiểm đã sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn. Một loạt các nỗi sợ vệ sinh, xã hội và văn hóa khác giữa những người da trắng đều góp phần kêu gọi loại trừ hoàn toàn những người dân da màu. Sự phổ biến của các lý thuyết chủng tộc nhất định, chẳng hạn như đa thần và Darwin xã hội, cùng với các mối quan tâm kinh tế, cuối cùng đã cho phép Chính phủ Liên bang ban hành Đạo luật hạn chế nhập cư năm 1901. Vấn đề sử dụng lao động da màu từ các đảo Thái Bình Dương vừa bị các nghiệp đoàn, hiệp hội thương mại xem như là nguyên nhân gây hiện tượng thất nghiệp hàng loạt, chảy máu nền kinh tế, suy giảm đời sống kinh tế của người da trắng tại Úc vừa bị các tổ chức nhân quyền xem như sự ngược đãi, tuyển dụng, chiêu mô một cách phi lý, đầy tính cưỡng bức, bắt buộc, phi nhân đạo, vô nhân tính, biến tướng hoá chủ nghĩa nô lệ thực dân kiểu mới, …. Do đó có thể nói, ngành công nghiệp mía đường đặc biệt ở Queensland đã tạo ra một hỗn hợp cảm xúc đầy trớ trêu với người da trắng tại Úc: vừa lo sợ bị áp đảo trong xã hội bởi đại dịch da vàng, vừa căm ghét thù địch. 2.2. Những tiền đề về chính trị dẫn đến sự ra đời chính sách Nƣớc Úc Trắng 2.2.1. Sự hình thành và phát triển chủ nghĩa dân tộc tại Australia nửa sau thế kỷ XIX Chủ nghĩa dân tộc là sự trưởng thành ý thức của một cộng đồng có chung chủng tộc, văn hóa, kinh tế, khác với chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Đức Quốc xã, Tổ chức Hồi giáo cực đoan. Đó là nền tảng động cơ vượt qua những cơn thử thách hiểm nghèo của lịch sử, bảo tồn mạch nguồn văn hóa dân gian. Chủ nghĩa dân tộc Úc được hình thành từ 4 nhân tố chính: chủng tộc Anglo Saxon, văn hóa Anh được Australia hóa do môi trường, kinh tế TBCN xuất hiện, hình thành và phát triển qua các giai đoạn kinh tế TBCN của Úc, xã hội, ngôn ngữ, tôn giáo, và cạnh tranh lợi ích kinh tế dẫn đến làn sóng chống đối người da màu (gốc Á, gốc Phi, và dân đảo Thái Bình Dương). Từ đó hình thành và phát triển phổ biến luận điểm cho rằng cộng đồng người da trắng phát triển cao hơn, văn minh hơn, xứng đáng được nhiều quyền lợi hơn. Nội dung này dần trở thành biểu hiện nổi bật đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc Úc chính là tư tưởng kỳ thị, phân biệt chủng tộc, không phải tư tưởng yêu nước chống giặc ngoại xâm như biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Đến giữa thế kỷ XIX, xã hội Australia hầu như vẫn là xã hội của những người di cư gốc Anh, thế hệ thứ hai đã chào đời và dần chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong những năm 1850, 29 1860. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa dân chủ tự do được các làn sóng cách mạng tư sản trên thế giới như đại cách mạng tư sản Pháp 1789, cách mạng tư sản Mỹ 1776, … đem lại, một bộ phận những người Úc gốc Anh sinh ra và lớn lên tại Úc càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn mong muốn tha thiết xây dựng một xã hội Úc mới trên nền tảng xã hội Anh cũ hỗn loạn và phức tạp, song vẫn có những yếu tố căn bản cần được kế thừa, tổng hợp. Trước những thách thức mạnh mẽ ấy của chủ nghĩa dân chủ tự do đem lại cho xã hội Australia đương thời, chủ nghĩa bảo hộ của tầng lớp địa chủ squatters về một xã hội có tôn ti trật tự đã bị bác bỏ nhanh chóng. Giới địa chủ cố gắng tái thiết cấu trúc xã hội theo kiểu Anh bằng cách gây dựng chế độ tá điền, quyên tiền cho nhà thờ, xây dựng trường học tốt mới cho con cái trong vùng, tái lập luật lệ Anh quốc, mô tả rập khuôn nhất có thể trong chính dự thảo Hiến pháp năm 1850 của họ. Trong khi đó, chủ nghĩa dân chủ tự do được truyền bá mạnh mẽ bởi tầng lớp trung lưu trí thức và người lao động. Những người Australia trẻ tuổi quyết định định hướng phát triển của Australia lúc này phải là tự lập, tự cường, dựa trên niềm tin về tự do, có hoài bão, có trách nhiệm, để tạo tiền đề cho một xã hội phát triển thịnh vượng, một tương lai hạnh phúc, hài hoà. Chính quyền thực dân Anh cũng đã tái thiết một loạt thiết chế xã hội theo kiểu Anh để chuyển tải di sản văn hoá Anh vào Australia. Sự bùng nổ về hệ thống những cơ sở giáo dục văn hoá tại Hobart (1827), Sydney (1833), Newcastle (1835), Melbourne (1839) và hàng trăm trường, học viện khác nhằm đào tạo văn hoá, bồi dưỡng đạo đức chống lại giáo sĩ vì một nền giáo dục trường tồn, những buổi triển lãm giáo dục – văn chương nghệ thuật và các hoạt động cải tạo tinh thần khác đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sự hoà hợp, thống nhất, hình thành lòng ái quốc, tinh thần dân tộc, ý thức về tính dân tộc Úc – những tiền đề cơ bản để hình thành dân tộc Úc nói chung và chủ nghĩa dân tộc Úc nói riêng. Australia vừa là xã hội Anh bên cạnh những người lao động nhập cư từ các quốc gia châu Âu khác vừa là nơi trốn tránh, xây dựng lại cuộc đời, sự nghiệp tốt nhất trên thế giới cho những ai muốn tự do và may mắn. Truyền thống văn hoá Anh tồn tại mạnh mẽ với ý thức dân tộc thuộc về nước mẹ Anh Quốc vĩ đại, là con cháu ruột thịt thân yêu nhất của nước Anh. Song truyền thống đó cũng tồn tại song song, đồng thời với một truyền thống khác trong suy nghĩ hướng về sự tự do của những người lao động nhập cư muốn làm lại cuộc đời, muốn hướng đến sự tự do. Những bất ổn chính trị xã hội ở châu Âu thế kỷ XVIII, XIX do sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản, của các cuộc cách mạng tư sản, trào lưu Khai Sáng Pháp, sự vươn dậy của nước Pháp làm thay đổi hoàn toàn trật tự Westphalia, làm điêu đứng đời sống nhân dân của cả châu Âu đã khiến họ chán chường, bước vào hành trình đến Australia, mang theo những tư tưởng tự do – bình đẳng – bác ái, những tư tưởng phản kháng mãnh liệt với chế độ phong kiến châu Âu đến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành chủ nghĩa dân tộc Úc. Suốt những năm đầu thế kỷ XIX, những viễn tưởng về tương lai một Australia như một Tân 30 Hoa Kỳ do chủng tộc da trắng Anglo-Saxon thống trị đã luôn thống trị, chi phối hệ tư tưởng chính trị bấy giờ. Chẳng thế mà Hiệp hội Những người bản xứ Australia (những người Anh sinh ra và lớn lên tại Australia tự nhận mình là người bản xứ Australia) lại định ra nhiệm vụ của mình là thành lập một quốc gia Liên bang. Năm 1880, sự ra đời của tuần báo Bulletin với số lượng ấn bản lên đến 80,000 bản đã đánh dấu sự kết hợp lần đầu tiên của khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng cấp tiến, vừa phân biệt chủng tộc, chống da màu và “những kẻ đáng khinh” vừa chống chế độ quân chủ thống trị cùng tầng lớp địa chủ người Anh. Tuần báo đã tái hiện cả một giai đoạn lịch sử đầy tù tội của những người nhập cư gốc Anh đầu tiên, cùng những thành quả huy hoàng do chính quyền thực dân mang lại. Từ đó, tuần báo đã đem lại một trào lưu chủ nghĩa dân tộc không chỉ với người thành thị mà cho cả những người lao động khai hoang ở những vùng sâu vùng xa, đóng vai trò rường cột cho một Australia tự lực tự cường trong tương lai. Như vậy, đến nửa cuối thế kỷ XIX, người Australia đã tạo thành công nên một lớp vỏ bọc chủ nghĩa dân tộc “tiên tiến”. Hình 2.2.1.1. Bức tranh hoạt hoạ “Bạch tuộc da vàng”, tuần báo Bulletin, số ra ngày 21/08/1886 (Nguồn: Bảo tàng Quốc gia Australia) Hình 2.2.1.2. Ảnh bìa tờ tuần báo Bulletin, tập 7, số 347, ngày 25/09/1886 (Nguồn: Bảo tàng Quốc gia Australia) 31 Năm 1851, vàng được phát hiện ở Ballarat và Bendigo (New South Wales). Đến tháng 4/1851, hai cộng sự John Dunlop, James của ông cũng bất ngờ phát hiện mỏ vàng lớn ở Ophir, và chỉ vài tháng sau, hàng vạn người đã đổ xô đi đào vàng ở vùng đất này. Như ngành chăn nuôi cừu gắn liền với tên tuổi MacArthur, cơn sốt vàng gắn liền với tên tuổi Edward Hammond Hargraves. Ông từ Anh di cư đến Úc, kinh doanh chăn nuôi, và hầu như mất niềm tin sau nhiều lần thất bại, rồi bị cuốn vào vòng xoáy đào vàng. Người đào vàng đến từ mọi ngõ ngách trên thế giới, ban đầu chủ yếu là người Anh, người Ireland, người Mỹ, người Đức, kế đến là những người Trung Quốc. Năm 1852, đã có khoảng 300 con tàu chở theo 100,000 người cập bến Victoria, bình quân mỗi tuần 2000 người. Năm 1853, 900 con tàu đã cập bến, có khi đạt mức 7 tàu/ngày. Năm 1861, đã có 204,000 người châu Âu, 24,000 người Trung Quốc có mặt tại các khu đào vàng của Victoria, dân số của Victoria đạt tới nửa triệu người. Trong khi những người đào vàng đi lấn chiếm đất, giành giật nhiều lao động, các chủ trại squatters kịch liệt chủ trương chính phủ phải hạn chế hoạt động của người đào vàng bằng cách thu phí đối với họ. Tình hình của những người đào vàng từ cuối 1853 trở đi dần không còn tốt như trước. Mỏ vàng ở lớp đất bề mặt về cơ bản đã bị đào hết, mỏ vàng ở lớp đất sâu hơn thì không thể dùng sức người và công cụ thô sơ để đào được, do đó thu nhập của những người đào vàng giảm đi đáng kể. Nhưng chính phủ vẫn áp giá phí như trước, càng làm tăng thêm tâm lý chống đối, chỉ cần một mồi lửa châm ngòi là chiến tranh sẽ bùng cháy. Các vấn đề khiến những người khai thác vàng phải bạo loạn trên quy mô tương đối lớn là: thứ nhất, việc chính quyền các thuộc địa cấp giấy phép kiểm soát việc khai thác vàng và chi phí 30 siling mỗi tháng để tăng ngân sách, thứ hai, việc không thể đảm trách công việc nông trại do những vùng đất rộng lớn, thuận lợi đã bị những người lấn chiếm đất công/squatters thuê mướn, thứ ba, việc chính phủ sử dụng số tiền đăng ký hành nghề của họ cho quá đông người quản lý các khu đào vàng trong những điều kiện vật chất quá xa xỉ. Năm 1861, sau 6 tháng tranh luận, quốc hội New South Wales đã thông qua Đạo luật Hạn chế sự nhập cư về người Trung Quốc, trong đó, quy định đánh thuế nhập cảnh 10 bảng Anh, giới hạn số lượng người Trung Quốc được phép nhập cư cũng như cấm người Trung Quốc nhập quốc tịch Úc. Ngày 6/10/1854, mỏ vàng Ballarat có 1 người đào vàng bị đánh chết. Những người đào vàng cho rằng chủ khách sạn Eureka là hung thủ nhưng vì họ là bạn của quan tòa sở tại nên được xử vô tội. Sự uất hận của những người đào vàng dồn nén trong lòng đến bùng phát, ngày 3/12/1854, họ phóng hỏa khách sạn và bắt đầu một cuộc chiến. Sự phát triển các ngành kinh tế công nghiệp đã đòi hỏi ngày càng nhiều nhân công mà lực lượng lao động tại chỗ của các thuộc địa đã không còn đủ để cung cấp cho các địa chủ, những kẻ lấn chiếm đất công, và tầng lớp đại tư sản. Vì vậy, một mặt, các ông chủ da trắng buộc phải tuyển dụng thêm những lao động da màu đến từ các đảo Thái Bình Dương, cộng đồng dân nhập cư gốc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, 32 Ấn Độ, Mã Lai đa đảo, …) để duy trì lợi ích kinh tế của cá nhân, mặt khác, họ phải đưa ra những quy định kiểm soát lực lượng lao động nhập cư phù hợp để liên kết giữ gìn lợi ích của giai cấp, của bộ phận người da trắng, người Anh nói chung tại Úc, giúp tránh tình trạng làm thuê phá giá của người Hoa, người Ấn, người bản địa Úc với những người Anh và các nước châu Âu khác tại Úc. Chính lợi ích kinh tế và lợi ích giai cấp đó đã làm trỗi dậy mạnh mẽ tinh thần phân biệt chủng tộc với những người lao động nhập cư màu lực lưỡng hơn, khoẻ mạnh hơn, cần cù chăm chỉ hơn, sống và chi tiêu tiết kiệm hơn, cường độ làm việc cao hơn, năng suất làm việc tốt hơn trong những điều kiện khắc nghiệt. Một trong những biểu hiện được ghi nhận đầu tiên là cuộc biểu tình những năm 1850 phản đối sự hiện diện của người Trung Quốc tại các khu đào vàng của New South Wales. Hay cuộc xô xát giữa 14,000 công nhân da trắng với 17,000 công nhân Trung Quốc tại khu đào vàng Palmer (Queensland) năm 1877. Đó là bởi vì hầu hết dân cư ở sáu khu thuộc địa Úc đến cuối thế kỷ XIX đều là dòng dõi người Anh, đều mang tư tưởng là những người Úc trung thành với khu thuộc địa Úc độc lập của nữ hoàng Anh và đều cho rằng sức mạnh, nền độc lập, nền văn hoá đặc trưng tinh hoa, tinh tuý phù hợp nhất với Úc chỉ có thể được duy trì, bảo đảm bởi một nước Úc Trắng thuần chủng. Sau cơn sốt vàng, người Trung Quốc còn thâm nhập vào nhiều ngành nghề khác như nghề trồng rau, sản xuất vật dụng gia đình, nhiều người còn đến sống ở các thành phố. Vào những năm 1880 ở Australia đã có đến 50.000 người Trung Quốc và 2,5 triệu người Châu Âu. Sự kích động chống người Trung Quốc vẫn tiếp diễn, lúc này các công nhân Châu Âu sợ rằng người Trung Quốc sẽ cạnh tranh với họ trong các ngành công nghiệp. Nguồn gốc vấn đề chính là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế cũng như văn hóa. Các liên đoàn chống người Trung Quốc nhập cư, xung đột với cộng đồng người Hoa từ giai đoạn cơn sốt vàng 1850 – 1890, cộng đồng người Hoa không đông như người da trắng (3% - 93%) nhưng xung đột với người Hoa lại có nhiều tác động, nhiều ảnh hưởng nhất đến nhiều mặt nhất của cuộc sống, cho nên tầm ảnh hưởng của những xung đột với người Hoa trải trên một phạm vi rất lớn. Vì vậy, đây là vấn đề quan trọng, đặc biệt to lớn ở Úc. Cùng với đó là vấn đề lao động việc làm xung đột với thổ dân Nam Thái Bình Dương tại các xưởng, nhà máy, công nghiệp mía đường. Những công nhân phản đối việc sử dụng lao động da màu cho rằng những người nhập cư gốc Á và Nam Thái Bình Dương đã có ý đồ từ trước cho việc sẵn sàng làm việc bên ngoài công đoàn, không tham gia đấu tranh đòi tăng tiền lương cơ bản, cũng như đòi cải thiện điều kiện lao động, để tranh chấp về tiền lương về lâu dài với lao động da trắng. Với những đối tượng đe dọa cần phải chống lại như vậy, nên đã hình thành nên một đặc trưng của liên bang Khối Thịnh vượng chung Australia là phân biệt chủng tộc sâu sắc. Hệ quả của những cuộc đổ xô đi tìm vàng là nước sạch và thức ăn trở nên khan hiếm, khát nước, bụi bẩn, một người Trung Quốc ở New South Wales đã bị mổ bụng, một người 33 khác bị đánh gãy lưng, một người khác nữa bị nướng sống và “làm nguội bằng nước sôi”, cây cối bị đốt, thung lũng bị đào bới, tạo hầm hố, … Song bộ mặt nông thôn cũng có nhiều thay đổi như hệ thống đường dây điện báo mới nhanh chóng hơn cả những chiếc xe bò kéo.Nguồn vàng khai thác mỗi lúc một cạn kiệt, những người khai thác vàng trở về thường xuyên hơn. Công nghiệp cũng phát triển mạnh khi các nhà máy xí nghiệp của Úc bắt đầu chế tạo các phụ tùng nguyên vật liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp sản xuất xe, cầu đường, đường sắt và hệ thống điện báo. Như vậy, kinh tế thuộc địa Úc thay đổi và phát triển rất nhanh chóng theo hướng tư bản chủ nghĩa, kéo theo những chuyển biến sâu sắc về chính trị - xã hội. Chính trị - xã hội là kết quả của những chuyển biến kinh tế sâu sắc ở các thuộc địa Úc nửa sau thế kỷ XIX đã thúc đẩy cuộc đấu tranh giành tự trị, thành lập Liên bang, quy định những dòng chảy chính trong các cuộc vận động chính trị xã hội. 2 Trong một cuộc đình công của thủy thủ vào năm 1878, các thủy thủ người Châu Âu từ chối làm việc vì hải quân Australia đã thuê thủy thủ Trung Quốc với giá 2 bảng 15 shilling/tháng, trong khi đó mức giá thống nhất là 6 bảng 8 shilling/tháng. Năm 1888, một chiếc tàu mang tên Afghan với 268 người Trung Quốc đã không được phép cập cảng Sydney. Vào những năm 1880 – 1890, nhiều cuộc hội nghị của nghiệp đoàn thương mại liên thuộc địa đã lên án việc sử dụng lao động Trung Quốc với giá rẻ mạt và lên tiếng yêu cầu chính phủ Australia ban hành luật để chống lại việc nhập cư của Trung Quốc. Đạo luật nhà máy và cửa hiệu của bang Victoria năm 1896 quy định rằng: tất cả các hàng gia dụng do người Trung Quốc làm ra phải dán nhãn hiệu “lao động Trung Quốc làm”. Vào những năm 1890, Đảng Lao động Úc lúc bấy giờ cũng bắt đầu bày tỏ quan điểm ủng hộ các nghiệp đoàn. Không riêng gì người Trung Quốc mà người Nhật Bản và cả những người dân da màu khác cũng bị người Australia bài trừ. Vào mùa hè năm 1861, Đội bóng All England Eleven đã thực hiện chuyến du lịch cricket đầu tiên của một đội ở nước ngoài tới Úc. Chuyến thăm đã thu hút sự quan tâm lớn, thu hút đám đông lớn và đạt được sự bao phủ rộng rãi của báo chí. Ngoài việc cung cấp giải trí, tour du lịch cũng gây ra cuộc thảo luận đáng kể về các liên kết hiện tại và tương lai giữa các thuộc địa của Úc và Vương quốc Anh. Các cuộc thảo luận này bị ảnh hưởng đặc biệt bởi sự phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số và thay đổi xã hội do phát hiện ra vàng năm 1851 và lần thứ hai, suy thoái kinh tế do sản xuất vàng chậm lại vào cuối những năm 1850 và đầu những năm 1860. Bài tiểu luận này xem xét các cuộc thảo luận liên quan đến chủng tộc và bản sắc dân tộc phát sinh từ chuyến lưu diễn này. Vai trò của chuyến tham quan trong việc tạo ra cuộc tranh luận đương đại về bản sắc và tương lai quốc gia Úc hầu như không được xem xét. Cuốn sách gần đây của Frith về tour du lịch cricket là một câu chuyện tuyệt vời, nhưng 2 Garry Disher (1999), Australia Xưa và Nay, Nhà xuất bản Gáo dục, tr.77-81 34 không điều tra những vấn đề như vậy. Các nhà văn khác đã chạm vào nó, nhưng chỉ một thời gian ngắn và thường là nền tảng cho sự phát triển thể thao sau này hoặc ngoại vi cho các mối quan tâm khác. Trong phân tích tinh tế về mối liên hệ giữa môn cricket và chủ nghĩa dân tộc ở Úc, Mandle đã hạ thấp tác động của chuyến lưu diễn năm 1861. Ông lập luận rằng nó chỉ cho thấy Người Úc tự hào về nền tảng Anh của họ như thế nào. Trọng tâm chính của Mandle xông là vào khoảng thời gian từ cuối những năm 1870 trở đi, khi Úc và Anh bắt đầu các trận đấu thường xuyên giữa các đội có sức mạnh tương đương. Vị trí của Anh về môn cricket như khuyến khích sự phát triển của một bản sắc Úc chỉ vào cuối thế kỷ XIX đã được hầu hết các nhà sử học sau này theo dõi. Mối liên kết giữa môn cricket trong những năm 1850 và 1860 và sự trỗi dậy của một bản sắc Úc hầu như không được chạm đến bởi một loạt các lịch sử thể thao và nói chung. Trong biểu đồ sự trỗi dậy của chính phủ chịu trách nhiệm trong những năm 1850, Serle lưu ý rằng năm 1856 „các cầu thủ cricket New South Wales và Victoria đã gặp nhau lần đầu tiên, và triển vọng củatriển vọng của liên bang đã được đề cập một lần nữa và một lần nữa trong speechifying sau trận đấu‟, nhưng ông đã đi chọn nào tốt hơn quan sát trêu ngươi ngắn ngủi này. Trong tài khoản của mình các tour du lịch 1868 cricket bản địa của nước Anh, Mulvaney mô tả ngắn gọn các tour du lịch 1861-1862, nhưng tham gia vào phân tích ít ảnh hưởng của nó đối với thái độ thực dân Anh. Sandercock và Turner có lẽ đã thảo luận tốt nhất về các vấn đề phát sinh từ chuyến lưu diễn, kết luận rằng 'những người thực dân có thể tận hưởng sự giàu có và hy vọng lớn cho tương lai, nhưng họ vẫn không chắc chắn về bản sắc của họ, và màu da của họ vẫn đóng vai trò cơ sở đáng kể. Tuy nhiên, độ che phủ của họ vẫn còn rất ngắn, thực sự chỉ là một phần của nền để quan tâm chính của họ trong lịch sử của bóng đá Úc. Tầm quan trọng của tour du lịch cricket trong việc tái khẳng định di sản của người Anh là di sản được minh họa rõ nét bằng cách so sánh với sự phát triển của bóng đá Úc. Điều này thường được coi là bắt nguồn từ Melbourne vào năm 1858 khi một số trò chơi được chơi dẫn đến việc xây dựng một bộ quy tắc vào năm 1859. Khi những cầu thủ đầu tiên đến từ nhiều vùng khác nhau của Anh, nơi các luật bóng đá khác nhau có hiệu lực, phiên bản Úc phải là phiên bản thỏa hiệp hoặc lai. Sửa đổi thêm đã được phát minh để tính đến các căn cứ khó khăn hơn ở Úc, đặc biệt là năm 1858 là một năm đặc biệt khó khăn. Phiên bản Úc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bóng đá Gaelic (Ailen) và các trò chơi khác của thổ dân. Dấu ấn cao đặc biệt (nhảy cao để bắt bóng) của bóng đá Úc rất có thể đã đến từ thổ dân của quận phía tây Victoria. Vào thời điểm tour diễn All England, bóng đá Úc, trong khi phổ biến, chỉ mới ba tuổi. Nó là một phiên bản lai, nó có các tính năng của một số trò chơi bóng đá Anh, nhưng nó không thực sự liên quan chặt chẽ hoặc có liên quan đến bất kỳ một phiên bản nào. Không ai thấy trò chơi mới này có bất kỳ giá trị di sản nào. Hơn nữa, nếu các phần của trò chơi được 35 mượn từ Ailen hoặc thổ dân, thì nó thậm chí còn ít được coi là một phần của di sản thực dân Anh. Nỗi sợ hãi lớn nhất của thực dân là khi bỏ lại quê hương, họ sẽ bị thoái hóa và mất đi những đặc điểm quốc gia quý giá. Không có gì chắc chắn rằng những phẩm chất như vậy có thể phát triển bên ngoài nước Anh. Thế kỷ XIX đã chứng kiến nhiều cuộc thảo luận về việc liệu sự suy thoái quốc gia đã xảy ra ở Mỹ và liệu điều tương tự có xảy ra ở Úc hay không. Vào thời điểm chuyến lưu diễn All England Eleven, cuộc tranh luận đã không được giải quyết và nó tiếp tục phủ bóng lên các thuộc địa trong phần lớn thế kỷ. Trong những năm 1850, người Úc đã có xu hướng so sánh với California. Người ta cho rằng ở California, Gold Rushes được đặc trưng bởi sự cảnh giác, sự thờ ơ và vô luật pháp vì người Mỹ đã từ bỏ mối liên hệ của họ với Anh và các tổ chức của nó. Chắc chắn các cuộc đua vàng của Úc đã dẫn đến nhiều dấu hiệu hữu hình của nền văn minh, với các thị trấn vàng của Úc rộng lớn hơn và với các tòa nhà và tiện nghi dân sự ngày càng lớn hơn. Sự khởi đầu của Nội chiến Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1861 đã khiến cuộc tranh luận này trở nên nổi bật hơn. Thực dân Úc rất muốn trấn an thế giới và chính họ rằng họ sẽ không bị thoái hóa giống như những người anh em họ Mỹ của họ. Cricket đã chứng minh sự khác biệt đó, vì: Một trong những đặc điểm lành mạnh nhất trong quá trình thuộc địa của Úc là sự gắn bó mãnh liệt mà thực dân tiếp tục thể hiện cho các trò chơi thể thao và thể thao dã chiến ở Old England, sự lãng quên trong cuộc đua của người Mỹ bản địa. Chuyến tham quan sẽ là một sự trấn an rằng: Không có chuyện người Úc bị thoái hóa vào quán bar thường xuyên, người ta nhai thuốc lá cờ bạc và „đánh nhau trên trận đấu và tại Trận chiến đầu tiên của Bull Nott Chạy trên chiến trường. Người Úc cảm thấy bị thúc đẩy để chứng minh việc duy trì các tiêu chuẩn của họ bằng cách cải thiện những người Mỹ mà người Anh đã đến thăm vào năm 1859 ở mọi cơ hội. Người Anh gợi ý rằng họ chơi một đội Victoria gồm 22 người, như họ đã có trong chuyến lưu diễn ở Mỹ. Những người thực dân đã phẫn nộ, vì „Victoria không thể đặt mình ngang hàng với Canada hay Hoa Kỳ. Thay vào đó, họ sẽ chứng tỏ giá trị lớn hơn của mình khi chỉ chơi 18. Trước trận đấu, Đội trưởng Victoria Marshall, đã khuyến khích đội của anh ấy 'nếu họ không thể thắng trận đấu để thực hiện một chương trình danh dự, và ít nhất là tốt hơn người Mỹ' . Ngay cả địa điểm cũng phải tốt hơn: tại Melbourne, khán đài mà họ nói có diện tích gấp bốn lần bất kỳ nơi nào họ đã dựng lên ở Mỹ, và mặt đất ở trong tình trạng tốt hơn nhiều so với bất kỳ nơi nào họ gặp ở đó. Hơn nữa, dân số Úc không chỉ là người Anh. Trong khi phần lớn các tờ báo tập trung vào cách Cricket củng cố các quan niệm về di sản tiếng Anh, một số phóng viên đã bị mê hoặc bởi những gì nó có ý nghĩa với những người thực dân không phải là người gốc Anh. Cuối cùng, chỉ có 31 phần trăm dân số được sinh ra ở Anh. Mười sáu phần trăm được sinh ra 36 ở Ireland, 11 phần trăm ở Scotland và chín phần trăm bên ngoài Đế quốc Anh. Nó đã được lưu ý rằng dân số đông đúc là quốc tế và nhiều người Celt hoặc người nước ngoài đã đến xem và được nhìn thấy vào ngày đầu năm mới đã dừng lại từ lãi suất chính hãng. Đám đông chia thành hai phe: Người Anh, đặc biệt là những người đến từ các quốc gia Cricket, rất háo hức với thành công của các nhà vô địch của họ, [nhưng] người Ailen, Scotch và người Úc đang hừng hực cho đất nước được nhận nuôi của họ. Một người tham dự thú vị là Thủ tướng Victoria, John O hèShanassy, người đã có bài phát biểu vinh danh hai đội. O hèShanassy sinh ra ở Ireland và là người Công giáo. Trong sự nghiệp của mình, ông đã tham gia vào „Orange Riots, năm 1846, là người sáng lập Hội St Patrick Patrick và là người ủng hộ mạnh mẽ giáo dục Công giáo. Sự tham gia của O hèShanassy là một chỉ số rõ ràng hơn là di sản của người Anh đang được tôn vinh. Các cuộc thảo luận về di sản và bản sắc có một lợi thế thực dụng. Vào thời điểm khách du lịch đến Úc và đặc biệt là Victoria, trung tâm kinh tế quốc gia, đã chìm sâu trong suy thoái kinh tế. Sản lượng vàng đã giảm dần kể từ giữa những năm 1850 và tuyến đường sắt mới được xây dựng đến Bendigo và chính sách mới mở ra các khu vực rộng lớn để lựa chọn nông nghiệp chưa bắt đầu có tác động. Việc phát hiện ra vàng ở New Zealand đã dẫn đến một cuộc di cư và trong năm 1861, dân số nam của Victoria đã giảm từ 330.000 xuống còn 320.000. Có những gợi ý về sự đau khổ trong các bài báo trên báo về tour du lịch cricket, có những tranh cãi về giá vé quá cao và tại khu vực Geelong của đám đông không đủ khả năng trả phí đã nhảy hàng rào. Các nhà lãnh đạo thuộc địa đã nhìn thấy giải pháp cho tai ương kinh tế của họ trong việc thu hút người di cư và thủ đô từ Anh. Họ dễ dàng chấp nhận tour du lịch cricket như một phương tiện để đạt được sự công khai. Chiến lược của họ là gấp đôi. Đầu tiên, tour du lịch cricket có thể thuyết phục những người ở Anh rằng có sự ổn định và trật tự. Thứ hai và trực tiếp hơn họ có thể sử dụng tour du lịch để nhấn mạnh cơ hội cho người di cư và nhà đầu tư. Phương tiện cho thông điệp là các cầu thủ tiếng Anh. Công chức G.W. Rusden nói với họ rằng anh ta hy vọng rằng khi trở về Anh, bạn sẽ có thể nói rằng bạn đã gặp những đối thủ tốt trong trò chơi cricket và cũng là một người Anh thân thiện chào đón. Vào giờ ăn trưa của trận đấu đầu tiên của họ, Thủ quỹ Victoria, William Haines, nói một cách thẳng thắn hơn, hỏi rằng: Khi Eleven về nhà của England England, họ sẽ nói một từ tốt cho Úc. thể thao, nhưng những tiến bộ to lớn mà họ đã đạt được và những sự khích lệ dành cho những người định cư ở đất nước này; và anh chắc chắn nghĩ Eleven là những quản trị viên nhập cư tốt nhất mà họ có thể có. Nỗi sợ mất di sản của họ và những phẩm chất đáng mơ ước này đã được đưa ra hình dạng thực sự ở Hoa Kỳ đương đại. Đối với thực dân Úc những năm 1850 và 1860, đây là mô hình thoái hóa mà họ sợ. Trong mắt người Úc, Hoa Kỳ đã đạt đến điểm thấp nhất khi bắt đầu 37 cuộc Nội chiến năm 1861. Chuyến lưu diễn All England đã khiến thực dân suy ngẫm về những gì đã xảy ra ở Mỹ và liệu điều gì đó có thể xảy ra ở Úc. Thành công của chuyến lưu diễn đã mang đến cho những người dân thuộc địa cơ hội từ chối những lời chỉ trích của người Anh về hiệu quả kinh tế và xã hội của họ. Cụ thể, họ vui mừng chứng minh rằng hình thức chính phủ dân chủ hơn đã phát triển gần đây của họ đang hoạt động. Thật vậy, họ tin rằng việc công khai về tour du lịch sẽ dẫn đến một hình ảnh tốt hơn và cuối cùng là tăng nhập cư và đầu tư. Khi xem xét những lời chỉ trích này, cuộc thảo luận đã chuyển khỏi di sản tiếng Anh. Thực dân đã biện minh và bảo vệ các thể chế mà họ đã phát triển độc lập với Anh, đặc biệt là một hệ thống chính phủ dân chủ. Họ cũng đã bắt đầu xem xét các khái niệm về tự nhiên và liên đoàn. Hai thuộc địa chính (Victoria và NSW) kết hợp để chơi với người Anh. Hơn một nửa dân số không phải là người Anh sinh ra, họ đã cổ vũ các đội địa phương đại diện cho họ. Đáng kể, các nhà quan sát đương đại đã xem đây là những hành vi tự nhiên và có thể chấp nhận được. Liên bang Úc cách đó 40 năm, nhưng nền tảng của họ ở giai đoạn này khá rõ ràng. Không đưa ra một chỉ định chủng tộc rõ ràng hoặc nhất quán của dân số đưa ra, McCombie lập luận cho một tập hợp các quyền lợi chính trị vang dội với các yêu sách của tư tưởng chính trị tự do. Trong những năm 1850, nhiều quyền lợi này đã được cấp. Tất nhiên, việc mở rộng các quyền lợi tự do này cho các thuộc địa „công dân, tất nhiên, bị giới hạn bởi các quan niệm về những người đủ điều kiện như vậy. Trình độ chuyên môn này, ít nhất là trong các tác phẩm của McCombie, không thể hoạt động nếu không có một bộ các loại trừ phân biệt chủng tộc và giới tính. Thực tế, không phải tất cả dân số thuộc địa đều có thẩm quyền dân sự cho các nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Trong các cuộc thảo luận của McCombie, về dân số thuộc địa, ông luôn khiến cả phụ nữ định cư và dân bản địa không có khả năng thực thi các quyền chính trị. Trong suốt những năm 1840, McCombie quan tâm đến khả năng của năng lực chính trị bản địa. Vào những năm 1870 và 1880, khi cư dân của trạm truyền giáo Coranderrk ở Victoria tham gia vào một cuộc biểu tình kéo dài trong sự đối xử của họ, họ đã lập luận trong một bản kiến nghị với Tổng thư ký rằng họ không phải là trẻ em của Hội đồng Bảo vệ Thổ dân để làm như họ thích nữa. Do đó, những người thỉnh nguyện bản địa này đòi hỏi chính trị và, thực sự, các quyền lợi hiện sinh bằng ngôn ngữ chính xác bao gồm tự do và loại trừ đã đánh dấu thể loại người định cư trong các tác phẩm của McCombie vách; họ nói như những người đồng loại có năng lực chính trị và văn minh. Sự phản kháng của người Kulin do đó đã tái lập năng lực chính trị và quyền lợi trong tầm tay của người dân bản địa. Họ đã đưa ra một loạt các yêu cầu rút ngắn hiệu quả các logic của loại trừ phân biệt chủng tộc được cấu thành bởi các nhân vật như McCombie trong những năm 1840 và 1850. Tối thiểu về nhân chủng học, trong bối cảnh này, một rào cản mà các dân oan bản địa có thể 38 cho rằng họ đã vượt qua và do đó đưa ra yêu sách về năng lực chính trị và sự trưởng thành trong khi vẫn giữ được tính đặc thù chủng tộc. Chính bởi vì năng lực văn minh là mơ hồ về mặt thiết kế và được viết bằng ngôn ngữ có những phẩm chất có thể đạt được trên toàn cầu, người dân bản địa có thể đưa ra yêu sách. Thật vậy, đây là những điều khoản phản đối rất giống nhau mà McCombie đã triển khai để tranh luận về các quyền lợi tự do và độc lập của người định cư trong những năm 1840 và 1850. Tuy nhiên, bằng chứng tích cực về tính cơ động và khả năng thích ứng của chế độ thực dân định cư, Argus có thể loại bỏ cuộc biểu tình này của người dân bản địa bằng cách chỉ định cái gọi là người biểu tình nửa đẳng cấp như ‟trắng. Việc triển khai này rất có ý nghĩa: không chỉ là không thể vào năm 1850 (bởi vì thể loại ‟trắng đã được kết hợp chặt chẽ) mà còn bởi vì nó cho thấy sự thay đổi trong các tham số của thuật hùng biện phân biệt chủng tộc ở Victoria. Năm 1881, Argus lập luận rằng du khách đến Coronderrk không thể không bị ấn tượng với độ trắng của da của phần lớn dân số. Đối với người Argus, những người biểu tình có thể đàm phán chính xác hệ thống chính trị vì sự rõ ràng của họ; Theo Argus, năng lực chính trị là một năng lực trắng chỉ định. Việc chỉ định rõ ràng ‟trắng đối với cái gọi là nửa nửa đẳng cấp đã trở thành một cách để từ chối Aboriginality của họ và do đó, các yêu sách chính trị được đưa ra từ vị trí này trong trật tự thực dân. Và do đó, việc chỉ định ‟trắng đã trở thành một cách để vô hiệu hóa sự phản kháng đặc biệt của người bản địa. McCombie đã loại trừ người bản địa khỏi các quyền lợi phổ quát khác nhau trong những năm 1850 bởi vì người bản địa và có năng lực chính trị là một điều không thể đương thời rõ ràng; Tuy nhiên, trong thập niên 1870 và 1880, những người biểu tình Kulin đã đưa ra yêu sách về quyền chính trị (con người) thông qua một cuộc tranh luận về sự bất tài đối với dân số cụ thể chủng tộc này, và do đó đưa ra yêu sách về quyền tối thiểu về nhân quyền/chính trị trong khi vẫn giữ quyền yêu cầu bồi thường. Việc chỉ định cuộc biểu tình này là một thực tiễn chính trị design trắng, chỉ định đã cố gắng đưa lại năng lực chính trị và quyền được hưởng một thể loại chủng tộc cụ thể thay vì chỉ loại trừ người bản địa khỏi nó. Khi những người biểu tình đưa ra một loạt các tuyên bố tranh cãi về các loại trừ phân biệt chủng tộc về năng lực chính trị, các loại trừ cụ thể của một độ trắng theo kinh nghiệm đã thực sự di chuyển nền tảng chính trị dưới chân họ. Tại thời điểm này, các hệ thống mâu thuẫn về phân biệt chủng tộc và độ trắng chính trị của giáo sư đã tìm thấy sự khớp nối đồng thời. Giống như những người biểu tình bản địa tìm ra cách để đưa ra những yêu cầu về quyền tự quyết theo chính logic đã biện minh cho sự tước đoạt, hủy diệt và loại trừ chính trị của họ, các thông số tu từ về sự khác biệt chủng tộc đã thay đổi. McCombie lập luận rằng 'thời gian đã đến khi chúng ta phải xác định liệu họ có phù hợp để tồn tại chính trị hay không. Tuy nhiên, việc ông ta biểu hiện dân số bản địa Victoria là' một chủng tộc kỳ lạ không cảm nhận được cảm giác tinh tế do hậu quả cao nền văn minh 'thực hiện một cách hiệu quả việc loại trừ bản 39 địa. Không có sự gia tăng cần thiết của năng lực văn minh khi đối mặt với cuộc tấn công thuộc địa, McCombie lập luận rằng' vì lợi ích của chính thổ dân [chúng ta] nên nghĩ ra một số biện pháp hữu hiệu cho sự kiềm chế và bảo vệ của họ '. Do đó, người dân bản địa trở thành một chủng tộc trẻ con, được chăm sóc bởi các công dân đầy đủ. Thật nghịch lý, đối với McCombie, triển vọng của người bản địa tham gia vào đời sống chính trị của thuộc địa không phải là một điều không thể hoàn toàn. Trong khi dân số bản địa không có khả năng hòa nhập chính trị vào thời điểm đó, McCombie hy vọng rằng thông qua „chỉ dẫn qua các thế hệ ... thổ dân có thể tham gia vào đời sống chính trị của thuộc địa. Tuy nhiên, ông lưu ý, „tất nhiên họ phải trải qua các giai đoạn trước khi họ có thể được xếp vào vị trí bình đẳng. Bằng cách này, McCombie đồng thời khiến cho người định cư ở khu vực mơ hồ có thể nhìn thấy được như một đối trọng với thổ dân trẻ con và ngây thơ và thực sự là người phụ nữ định cư. Uday Mehtain nhận xét về những thôi thúc nội bộ về loại trừ rằng tư duy tự do cấu trúc đặc biệt thích hợp ở đây. Như Mehta chứng minh, khái niệm con người và „con người trong tư tưởng tự do thế kỷ thứ mười tám và thế kỷ mười chín đã được thực hiện bởi một loạt các loại trừ phân biệt chủng tộc bị chi phối bởi những gì nó gọi là tối thiểu nhân học. Năm 1890 Hội nghị họp các thuộc địa đưa ra chính sách hạn chế việc nhập cư của người Hoa (Anti – Chinese Immigration act). Đưa ra thuế nhập cư đối với người Trung Quốc trong khi người Châu Âu không phải nộp thuế nhập cư và người Anh, Ailen thì lại được ủng hộ nhập cư. Mặc dù có chính sách kỳ thị đối với người Hoa ở các thuộc địa nhưng người Hoa vẫn phát triển do đó đòi hỏi phải có một chính sách thống nhất giữa các thuộc địa. Mặc dù các thuộc địa Australia có chính sách kỳ thị người da màu nhưng chính phủ Anh không cho phép và thoạt đầu không thừa nhận chính sách này, chỉ mãi đến năm 1880 mới chấp nhận chính sách đó. Tuy nhiên lại vấp phải sự phản đối của chính phủ Trung Quốc. Trước tình hình đó chính phủ Anh yêu cầu các thuộc địa ngừng nhập cư đối với tất cả các nước da màu. Với giải pháp trên của chính phủ Anh, các thuộc địa phản đối đồng thời tuyên bố ngược lại với yêu cầu của Anh đó là khuyến khích nhập cư Châu Âu và hạn chế nhập cư châu Á. Đây là lập trường nhất quán giữa các thuộc địa. Từ đó, các chính quyền khu thuộc địa tại Úc buộc phải đưa ra hàng loạt đạo luật hạn chế nhập cư đối với người Trung Quốc – một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời chính sách Nước Úc Trắng của nhà nước Liên bang ngày 01/01/1901. Chẳng hạn, năm 1855, thống đốc khu thuộc địa Victoria thông qua một loại thuế thân trị giá 10 bảng Anh/người Hoa nhập cư; năm 1861, nghị viện New South Wales thông qua Đạo luật Hạn chế nhập cư với người Hoa (Chinese Immigration Restriction Act); năm 1880, các thương đoàn ở Melbourne đã thành lập Liên đoàn chống người Hoa (AntiChinese League), … Không những thế, những tư tưởng kỳ thị người Hoa và cảnh báo về 40 “thảm hoạ da vàng” còn xuất hiện hàng loạt trên các loại hình phương tiện thông tin đại chúng như biếm hoạ, truyền đơn, nhật báo, tiểu thuyết, … 2.2.2. Sự hình thành và phát triển các đảng chính trị tại Australia cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Đảng chính trị là một hiện tượng đặc thù của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Đó là căn tố của hệ thống chính trị, còn thể chế chính trị và các tổ chức quyền lực chính trị lần lượt là công cụ tập hợp lực lượng giai cấp có nhiệm vụ tổ chức, lãnh đạo đấu tranh giai cấp nhằm giành và giữ quyền lực chính trị, định hướng chính trị cho xã hội phát triển. Đảng chính trị là tổ chức đại diện cho một nhóm người nhất định theo một hệ tư tưởng cụ thể. Mục tiêu của các đảng chính trị đều là phải phấn đấu đưa thành viên đảng của mình vào Quốc hội liên bang để những tư tưởng của họ có thể tác động tích cực nhất định đến cách vận hành hệ thống chính trị nước Úc một cách thông suốt nhất. Cơn sốt vàng đã mở ra một thời kỳ đại thịnh vượng, nhưng cuối cùng sự bùng nổ kinh tế đã kết thúc, và những năm 1890 là một giai đoạn suy thoái kinh tế. Mâu thuẫn nội tại Úc có thể được bắt nguồn từ những căng thẳng kinh tế. Trong những năm 1880, sự suy giảm thương mại trong len, bạc và lúa mì, và trong những năm 1890 tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu gia tăng và các nhà đầu tư nước ngoài rút lui khỏi thị trường Úc. Những vấn đề nội bộ này đã dẫn đến sự trỗi dậy của tổ chức công đoàn, sự xuất hiện thường xuyên hơn các cuộc đình công, và sự hình thành của Đảng Lao động Úc (Australian Labour Party – ALP). Trong khi đó, sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa đi lên từ nền kinh tế trang trại quy mô nhỏ kiểu Anh đã dẫn đến sự ra đời của các tầng lớp thượng lưu (bao gồm đại thương gia, đại tư sản, chủ trại lớn, …), trung lưu (tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản trí thức) và hạ lưu (bao gồm đông đảo tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội như công nhân, nông dân công nghiệp, …), trong đó tầng lớp trung lưu giữ vai trò thúc đẩy mạnh mẽ nhất quá trình chính trị liên bang Úc tiến đến thúc đẩy quá trình dân chủ ở các khu thuộc địa, … Vào giữa thế kỷ XIX, chính sự kiêu ngạo của con cái những địa chủ chiếm đất công (squatters) học tại Cambridge, Oxford trở về, cùng với sự gia tăng số lượng tầng lớp trung lưu và trí thức trong lực lượng lao động (vốn chỉ có lực lượng lao động chân tay, nay đã bổ sung thêm lực lượng lao động trí óc) áp đảo số lượng thiểu số những địa chủ quý tộc thượng lưu, và mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa bộ phận lao động đã dẫn đến những cuộc nổi dậy như ở Bathurst – nơi có đến 8 gia đình sở hữu trên năm trăm mẫu đất trong khi số lượng tầng lớp trung lưu đông gấp đôi tầng lớp địa chủ đại tư sản, hay cuộc nổi dậy ở quán bar Wagga – nơi có đường kẻ chỉ ngăn đôi khu vực vũ trường dành cho giới thượng lưu thị dân và khu vực dành cho các tầng lớp thấp hơn. 41 Trong vài thập kỷ sau đó, hai viện của quốc hội tiểu bang Victoria có mâu thuẫn mạnh, bởi vì lực lượng nông thôn và bảo thủ sử dụng Hội đồng để ngăn chặn cải cách dân chủ. Liên minh chứa các yếu tố thận trọng và bảo thủ, một số trong số họ trở nên bảo thủ hơn theo thời gian. Ví dụ, James McCulloch, một thương nhân giàu có và Thủ hiến Victoria vào những năm sáu mươi, có xu hướng hữu khuynh đều trong suốt sự nghiệp của mình. Mặt khác, phong trào dân chủ Victoria cũng có một cánh tả có thể tiêu biểu là Land League, được thành lập vào năm 1856. Liên đoàn đã tạo ra tác động lớn nhất của mình bằng cách tổ chức Công ước Victoria năm 1857, một hội nghị nổi tiếng gợi nhớ đến các cuộc tụ họp của người vận động. Được sự tham dự của chín mươi đại biểu trở lên, Công ước đã diễn ra trong ba tuần, thông qua một chương trình cải cách đất đai và nghị viện cấp tiến cũng như yêu cầu chấm dứt nhập cư được hỗ trợ. Các đề xuất cải cách quốc hội bao gồm các nghị viện ngắn và thanh toán cho các nghị sĩ, trong khi chương trình đất đai bao gồm bảo lưu tất cả các vùng biển và mặt tiền nước. Năm 1859, chính phủ mới của Nicholson đã đề xuất một biện pháp cải cách ruộng đất yếu ớt. Nó đã đi qua hạ viện nhưng đã bị từ chối ba lần bởi một Hội đồng thẩm định để chèn sơ hở cho người lấn chiếm đất để khai thác. Chính phủ đã từ chức, dẫn đến một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Các cuộc họp lớn đã tập hợp dự trữ và mặt bằng của quốc hội tại Thị trường phía Đông, nơi nhà dân chủ Graham Berry nêu ra ví dụ về Garibaldi; và Wilson Gray, một lãnh đạo của Hiệp ước, yêu cầu đối với mỗi người „một cuộc bỏ phiếu, một khẩu súng trường và một trang trại - súng trường để bảo vệ tài sản của mình‟. (Trích dẫn Gollan: 41). Vào ngày 28 tháng 8 năm 1860 Quốc hội tập hợp lại với Nicholson chuẩn bị để đầu hàng trước Hội đồng. The Argus báo cáo, bị kích động bởi những kẻ kích động, một đám đông „giờ đã biến thành một đám đông, đến đường Bourke một cách mất trật tự và ngang ngạnh‟ và hành quân về nhà quốc hội. Phải mất ba dùi cui để phá đám đông, liên tục tắm cho cảnh sát bằng đá. (Argus 30.8.60). Với mong muốn kết thúc sự nhiễu nhương và bất ổn, lưỡng viện Quốc hội cuối cùng đã đồng ý về một dự thảo Luật Đất đai được theo sau bởi những người khác vào năm 1862 và 1865. Những chiến thắng tại quốc hội tiểu bang này không thể đánh bật các squatters, những người đã sử dụng các selectors giả, tham gia vào „peacocking‟ và hối lộ các nghị sĩ và các quan chức để giữ một cái thòng lọng ở hầu hết các lĩnh vực. Rất ít selectors có đủ vốn để phù hợp với họ, trong khi diện tích đất lớn trong mọi trường hợp phù hợp với việc chăn thả hơn là canh tác. Ngoài ra, nhu cầu về len lớn hơn so với nông sản. Đúng là áp lực không ngừng của selectors đạt hơn tại tiểu bang Victoria hơn ở New South Wales. Một loạt các sửa đổi của Đạo luật cuối cùng đã xoay sở để chống lại ảm đạm và đến năm 1867, gần 23,000 người đã nắm giữ những khu đất rộng tới năm trăm mẫu. Đạo luật McPherson năm 1869 hỗ trợ nhiều selectors hơn. 42 Bất bình với Liên đoàn Đất đai, người dân lao động đã bị thất bại trong mọi nỗ lực công bằng để tìm một ngôi nhà của riêng họ, và, trong tuyệt vọng, cuối cùng đã có nghĩa vụ phải phục tùng sự nỗ lực không ngừng của lớp người đàn ông có công việc đặc biệt và kinh doanh đặc biệt đó là gặt trong chỗ họ đã không gieo, lượm lặt trong chỗ họ đã không strawed, và nghiền nát khuôn mặt của người nghèo. (Baker: 175) Nhu cầu về bầu cử tự do dường như đem lại hy vọng về một lối thoát khỏi cảnh nô lệ lao động như vậy. Mặc dù chiến dịch bầu cử dựa vào phiếu bầu của tầng lớp lao động, nó còn bị chi phối nhiều hơn cả phong trào Victoria bởi các doanh nhân thành thị, chính trị gia tự do và, đồng minh của họ giữa các địa chủ giàu có. Các chủ sở hữu đã phẫn nộ với những lợi thế mà các lấn chiếm đất được hưởng, và muốn đất „mở khóa‟ để quan hệ thị trường tư bản chủ nghĩa có thể khắc phục tình trạng cân bằng; tầng lớp trung lưu và thượng đô thị muốn không gian mở ra cho họ trong tự nhiên. Mặc dù thành viên của nó là tầng lớp lao động rất nhiều, tuy nhiên Liên đoàn Đất đai được hình thành trên gợi ý của Đế quốc, một tờ báo tầng lớp trung lưu; nó đã bầu một người đàn ông giàu có, John Black, làm chủ tịch của nó; và nó ủng hộ những người bảo thủ hoặc tự do hơn là những ứng cử viên cấp tiến trong cuộc bầu cử. Chiến dịch cuối cùng dựa trên những lý tưởng bảo thủ: gia đình sở hữu đất đai như một phương tiện để xây dựng quốc gia, một người theo đúng nghĩa của thế giới, bao gồm những ngôi nhà tươi cười, những người đàn ông trung thực, mạnh mẽ, và những người phụ nữ công bằng và yêu thương. (Trích Macintyre: 30) Cuộc chiến giai cấp cũng nổ ra ở một mặt trận khác. Thủ tướng Charles Cowper và các đồng minh của ông đã thiết lập về sự phá hủy các cấu trúc quyền lực nông thôn địa phương dựa trên các quan tòa. Theo truyền thống, quan tòa là đại địa chủ. Cowper không chỉ lấy đi phần lớn sức mạnh kiểm soát của họ bằng cách tạo ra một lực lượng cảnh sát tập trung, mà còn sắp xếp việc bổ nhiệm một số lượng lớn các quan tòa mới được rút ra từ bên ngoài hàng ngũ của người lấn chiếm đất. Giới tinh hoa nông thôn đã chiến đấu với những hành động hậu phương cay đắng, từ chối ngồi với những người đàn ông mới hoặc thực hiện các cuộc tấn công thô bạo (thường bị đáp trả) vào nhân vật của họ, nhưng họ không thể ngăn chặn làn sóng của sự thay đổi. Tuy nhiên, nó tạo ra một bầu không khí bình đẳng hơn trong tự nhiên mà không trao bất kỳ quyền lực thực sự để các tầng lớp thấp hơn. Ngược lại, như cảnh sát mới cho thấy, quyền lực đang chuyển sang một bộ máy quan liêu ở Sydney. Chính phủ đã đưa ra ý nghĩa cũng như lời khuyên, gợi ý ví dụ rằng selectors đa dạng hóa cây trồng của họ để tránh hết đất và hoàn toàn sử dụng gia đình. Thay vào đó, như Marilyn Lake viết: „... chuyên môn hóa tư bản chủ nghĩa là quy luật. Trong nỗi lo lắng để gặt hái lợi nhuận nhanh chóng, người định cư đã miễn cưỡng tham gia vào các vụ mùa luân canh. Sản lượng giảm từ đất cạn kiệt đã khiến selectors tìm vùng đất mới ... Đồng thời sự lan rộng của đường sắt đã mang thực phẩm chế biến từ các nhà máy. Kết quả là, những nữ nông dân thường nhận thấy rằng vai trò của họ 43 trong sản xuất ngày càng giảm xuống còn ở ngoại vi. (Lake, Aspros: 16) Nếu chính phủ New South Wales mong muốn nghiêm túc thành lập một nhóm nông dân nhỏ trên đất, họ sẽ bán đất với mức giá ưu đãi, trong khi thực hiện các biện pháp để ngăn chặn các squatters mua lên những vùng tốt nhất. Nó cũng sẽ có sự hỗ trợ selectors trong huy động vốn. Robertson đánh dấu tại một thời điểm mà ông hy vọng mọi người đi trên đất liền với £ 100 hoặc £ 200, một lượng nhỏ hơn mười hay hai mươi lần so với yêu cầu. Có lẽ ông ta không bao giờ nghĩ nghiêm túc về những vấn đề này, vì điều cuối cùng mà ông ta hoặc các đồng minh của ông ta trong giai cấp tư bản mong muốn là cung cấp một lối thoát từ lao động tiền lương cho giai cấp công nhân. như Baker đã nói, Chủ nghĩa tư bản không tự sát trong thời niên thiếu. (Baker: 181) Cũng vào giữa thế kỷ XIX, lực lượng tù mãn hạn trở thành lao động được phân phối cho các quan chức chính quyền đã chính thức biến mất, chưa kể một bộ phận không nhỏ tù mãn hạn đã làm cho những địa chủ chiếm đất công (squatters) đã bỏ trốn. Đồng thời, họ cũng có tính tổ chức cao hơn những tù nhân và cư dân bản địa còn lại. Những người thợ cắt tóc đã bầu ra một phát ngôn viên đại diện để đối ứng với địa chủ về bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Hình thức liên đoàn thương mại này chính là cơ sở cho những cuộc đàm phán để những người, tập thể lao động tự do tại đây tiến tới phát triển thành một hiệp hội chính trị trong nước. Tháng 10/1879, hội nghị đầu tiên của liên đoàn thương mại các thuộc địa đã được tổ chức tại Sydney xoay quanh vấn đề chính là chương trình hỗ trợ nhập cư và di dân gốc Hoa. Tại hội nghị lần thứ hai của liên đoàn thương mại các thuộc địa vào năm 1884 được tổ chức tại Melbourne, các phái đoàn đều bày tỏ mối quan ngại sự tạp chủng, và quan tâm sâu sắc tới vấn đề hợp pháp hoá các liên đoàn thương mại, vấn đề lao động da màu, đặc biệt là lao động Trung Quốc, và vấn đề đại diện trực tiếp của các giai cấp tại Quốc hội. Mặc dù không thể thống nhất được các liên đoàn thương mại, qua liên tiếp các hội nghị tại Sydney (1885), Adelaide (1886), Brisbane (1888), Hobart (1889), Bllarat (1891) và Adelaide (1898) nhưng nhu cầu thống nhất các lực lượng công nhân trên toàn 6 khu thuộc địa dưới ngọn cờ phong trào đòi tăng lương giảm giờ làm vẫn không hề suy giảm qua thời gian. Hàng loạt các cuộc đình công của các công đoàn tổ chức nhằm đòi tăng lương giảm giờ làm để kêu gọi tham gia hoạt động trong công đoàn đã chuyển sang đấu tranh đòi quyền thành lập công đoàn, cho thấy sự nghi ngờ tính vực dậy nền kinh tế Úc ra khỏi khủng hoảng của hệ thống ngân hàng thống nhất liên lục địa theo sáng kiến của giám đốc các công ty tài chính, các chính trị gia và Thống đốc của 6 khu thuộc địa. Bên cạnh đó, sự gia tăng mâu thuẫn trực tiếp giữa giai cấp tư sản với người lao động khi giới chủ xưởng không đồng ý cho Hiệp hội nhân viên tàu biển (MOAMarine Officers‟ Association) gia nhập các tổ chức công đoàn khác, còn các chủ đất không được nhân viên cảng Sydney nhận hàng từ công nhân không thuộc công đoàn và những lao 44 động da màu (Kanakas) cũng đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nhu cầu cấp thiết về việc thành lập nhà nước Liên bang thống nhất. Theo nhiều cách, hiến pháp của người da trắng ở nhiều địa điểm khác nhau dường như cung cấp lực lượng kể chuyện nhiều hơn cho lịch sử phát triển chủng tộc trong nửa sau của thế kỷ XIX. Câu chuyện có thể có chức năng như thế này: khi tư duy chủng tộc phát triển trong nửa sau của thế kỷ XIX - các diễn ngôn văn học, y học, chính trị và văn hóa thuộc địa dần dần tạo thành thể loại của người Úc da trắng. McCombie là một biên tập viên báo chí thuộc địa, nhà xuất bản, tác giả, Thành viên Hội đồng Lập pháp Victoria, và nhà sử học trong những năm 1840, 1850 và 1860 tại Victoria. Trong các bài viết và bài phát biểu khác nhau của mình, có một sự vắng mặt gần như hoàn toàn của sự chỉ định ‟màu trắng. Tuy nhiên, trong phần lớn cuộc đời của McCombie, ở thuộc địa (ông đã dành khoảng hai mươi năm ở Victoria từ năm 1843), ông đã gắn bó sâu sắc với hiến pháp và phân tán các biện pháp tu từ về sự khác biệt và năng lực về chủng tộc. Những suy ngẫm được công bố của ông về bản chất của sự khác biệt chủng tộc đã góp phần vào sự thể hiện vô tận của dân số Bản địa có thể nhìn thấy trong một danh pháp đã củng cố trật tự thực dân định cư. Những đại diện này đã được thống nhất bởi các yêu cầu liên tục của họ về năng lực sở hữu đất đai, năng lực chính trị và sức khỏe văn minh như là hệ thống phân cấp chủng tộc mà dân số bản địa bị chê bai. Một trong những câu hỏi nhất quán mà McCombie đã phát âm là câu trả lời mà sẽ tìm thấy câu trả lời của ông khi ông chủ trì ủy ban nghị viện năm 1858 về vấn đề thổ dân ở đây là nơi mà thổ dân sẽ được đặt [so sánh] với các chủng tộc khác. McCombie suy nghĩ về tính cách xã hội và năng lực chính trị của dân số được phân biệt chủng tộc không chỉ giới hạn trong dân số bản địa. Tuy nhiên, không giống như các dấu hiệu hùng biện an toàn của thổ dân, các cuộc thảo luận của ông về dân số thực dân cho thấy không có chỉ định ổn định như vậy. Di chuyển giữa người Anh, người Anh, người định cư, thực dân, người đàn ông và nhân loại, tính đặc thù chủng tộc của dân số thực dân là rất mơ hồ. Trong khi McCombie là một ví dụ về những gì Ann Laura Stoler đã xác định là xu hướng của dân số thực dân đối với các cộng đồng mới tưởng tượng đối lập với cả sự cai trị chính trị từ quê hương và các vấn đề phân biệt chủng tộc trong lãnh thổ thuộc địa, sự chỉ định chính xác của trí tưởng tượng dân chủ thuộc địa này là không chắc chắn. Trong những năm 1840 và 1850, McCombie là thành viên của một nhóm thuật ngữ Cliff Cummings Người gốc Scotland, người đã vận động mạnh mẽ cho cải cách dân chủ, thể chế tự do và tự trị thuộc địa. Trong các cuộc tranh luận về hình dạng của hiến pháp Victoria vào cuối những năm 1840 và đầu những năm 1850, nhóm này, bao gồm McCombie, đã tranh luận về sự đại diện công bằng và công bằng, bầu cử thường xuyên và để cung cấp cho sự bầu cử trong sạch bằng cách bỏ phiếu. Tuy nhiên, McCombie tuyên bố mạnh mẽ nhất về cải cách tự do ở các thuộc địa được nói chung là thay vì các điều khoản cụ thể. Ông cho 45 rằng dân số thuộc địa đã hòa nhập vào một cộng đồng [và Victoria là] ngôi nhà tương lai của hàng triệu loài người. McCombie đã khẳng định điều đó một cách chính xác bởi vì… chủng tộc người ở các thuộc địa, họ thấy mình được sinh ra không có mục đích cao hơn là đến đất đai, họ xứng đáng được hưởng quyền lợi và quyền tự trị của chính quyền, quyền tự chủ Được hình thành từ phong trào công nhân trong những năm 1890, với chỗ dựa chủ yếu là tầng lớp lao động nghèo khó (lao động chân tay), trung lưu và trí thức tiểu tư sản (lao động trí óc), Đảng Lao động Úc trở thành đảng chính trị đầu tiên tại Úc. Đảng Lao động Úc ra đời tại Queensland và New South Wales với tên gọi nguyên thuỷ lần lượt là Hiệp hội chính trị của công nhân Queensland và Liên đoàn bầu cử lao động New South Wales. Tuy nhiên, vùng Barcaldine (Queensland) vẫn được xem là quê hương của Đảng Lao động Úc. Đây là nơi tập trung đông đảo nhất các cuộc đình công biểu tình của những người thợ cắt tóc nhằm mục đích chống lại những mối đe doạ ảnh hưởng đến điều kiện môi trường làm việc cơ bản, và mức tiền lương tối thiểu của họ. Là đảng có nhiều đảng viên nhất, có uy tín và kinh nghiệm nhất trên vũ đài chính trị, Đảng Lao động Úc đã dựa vào một lực lượng chính trị đông đảo nhất có thể từ lao động thành thị, các thanh niên, phụ nữ, công nhân công đoàn, … để đi đến thực hiện đưa xã hội Úc trở thành một xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh. 2.3. Những tiền đề về xã hội dẫn đến sự ra đời chính sách Nƣớc Úc Trắng Đặc trưng bởi sự loại trừ và phân biệt có hệ thống đối với những người không phải là người da trắng, Chính sách của Úc Trắng không chỉ hạn chế sự xâm nhập của các nhóm người di cư không phải người da trắng vào quốc gia thông qua Đạo luật hạn chế nhập cư 1901 và các biểu hiện sau đó, mà còn thúc đẩy phân biệt đối xử và ít phân biệt đối xử chính thức thực hành và định kiến chống lại những người không phải là người da trắng đã có mặt ở Úc. Sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử của nền kinh tế Úc và quan hệ đối ngoại là cơn sốt vàng đầu những năm 1850 đưa lại nhiều người nhập cư tìm kiếm vận may của họ từ Anh, Ireland, Mỹ và Trung Quốc. Lịch sử những năm 1850 ở Trung Quốc vốn đã không mấy bình yên với hàng loạt phong trào nông dân, khởi nghĩa, nổi dậy mà kéo dài hơn cả là phong trào Thái Bình Thiên Quốc, lại thêm áp lực dân số do cộng đồng người Mãn không ngừng gia tăng và được chiếm ưu thế, nhiều đặc quyền hơn trong xã hội, nên những người Hoa ở miền Nam Trung Quốc đại lục, bao gồm Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, … đã quyết định tìm kiếm cuộc sống mới ở bên ngoài, đặc biệt là những vận hội đổi đời đến từ những khu đào vàng tại các khu thuộc địa Australia của Anh. Trong vài thập kỷ sau đó, khoảng 40 000 người Trung Quốc (phần lớn là người Quảng Đông) đã đi đến các mỏ vàng là những nơi cạnh tranh về mặt kinh tế gay gắt nhất. Tính đến năm 1860, số lượng người Hoa đã dần đạt được con số chiếm 8% tổng số dân khu thuộc địa Victoria, và gần 3,3% tổng số dân của sáu khu thuộc địa Australia. Tuy nhiên, do những người đào vàng gốc Trung Quốc giữ cho chính 46 mình và do bất đồng ngôn ngữ cũng như do tính cộng đồng khép kín nên họ thường là mục tiêu của sự khinh miệt và hoài nghi Người Trung Quốc bị cho ăn may và cạnh tranh không công bằng. Đặc biệt, từ khi cơn sốt vàng lắng xuống, Australia thập niên 1880 đứng trước bờ vực của cuộc khủng hoảng thừa lần đầu tiên trong lịch sử, nhận thức của cộng đồng người da trắng về việc người Trung Quốc làm chảy máu nền kinh tế thuộc địa, làm thuê phá giá bán sức lao động, phá giá tiền công lao động với cộng đồng người Anh, … cũng theo đó ngày một gia tăng. Họ cho rằng đó sẽ dần dần càng làm cho điều kiện kinh tế của nước Úc bị bòn rút, đi xuống và đời sống kinh tế của cộng đồng người da trắng tại Úc sẽ ngày càng gặp khó khăn hơn. Từ lợi ích kinh tế bị xâm phạm, ảnh hưởng bởi người Hoa, người Anh càng lo lắng hơn về tính thuần chủng Trắng của lục địa Úc. Số lượng các cuộc hôn nhân đa chủng tộc ngày càng gia tăng và trở thành mối hiểm hoạ cho cái gọi là “thảm hoạ da vàng” đe doạ tính thuần nhất về chủng tộc Anglo Saxon tại Úc, đe doạ tính phổ biến, áp đảo về văn hoá Anh nói riêng và văn hoá phương Tây nói chung bằng nền văn hoá thấp kém, kỳ dị, ngoại đạo, man di của người Hán (biểu hiện chủ yếu qua những bím tóc đuôi sam, hành vi hút thuốc phiện bên bàn đèn, hay thứ Nho giáo, Phật giáo riêng biệt của Trung Quốc, …) Phụ nữ Úc gốc Hoa phần lớn vắng mặt trong các tài khoản học thuật về di cư và định cư của người Úc gốc Hoa trong thời kỳ Chính sách Úc trắng. Điều này vô hình trong nghiên cứu đã được duy trì bởi các nghiên cứu nhấn mạnh đến sự mất cân bằng giới tính của dân số Trung Quốc Úc vào thời điểm đó, tập trung vào các phạm vi ảnh hưởng và hoạt động của nam giới, và sử dụng các nguồn lịch sử truyền thống của người Hồi giáo mà thường bỏ qua cuộc sống của phụ nữ. Mặc dù có số lượng tương đối thấp so với các đồng nghiệp nam, phụ nữ Úc gốc Hoa đã có mặt ở quốc gia Úc trong suốt thời kỳ Chính sách Úc trắng và cuộc sống, kinh nghiệm và đóng góp của họ rất đáng để điều tra. Mặc dù có những hạn chế của tài liệu chính thức, các nguồn có sẵn giúp làm sáng tỏ sự hiện diện và thực tế sống của phụ nữ Úc gốc Hoa trong bối cảnh lịch sử và địa lý này. Bằng cách kết hợp thông tin thu được từ các hồ sơ điều tra dân số lịch sử và các cuộc phỏng vấn sâu với chính phụ nữ Úc gốc Hoa, sự hiện diện và kinh nghiệm di cư của nhóm Vô hình trước đây đã được đưa lên hàng đầu. Người ta thừa nhận rộng rãi rằng những người nhập cư Trung Quốc ở Úc và con cháu sinh ra ở Úc của họ là mục tiêu chính của chính sách phân biệt đối xử, với những hạn chế đối với các phong trào của họ trong và ngoài nước, khả năng của họ để đoàn tụ với gia đình, sự từ chối quyền công dân và quyền nhập tịch của họ, và sự phân biệt đối xử được thể chế hóa của họ trong các lĩnh vực như việc làm. Trong bối cảnh thế kỷ XIX và XX, sự vắng mặt của vợ Trung Quốc phụ thuộc ở các nước Kim Sơn như Úc, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ đã được liên kết trực tiếp đến vị trí của phụ nữ trong hệ thống gia đình Nho giáo truyền thống không thừa nhận cơ hội' phụ nữ là di động độc lập. Với nhiệm vụ nối dõi tông đường cho chồng con là tối quan trọng, việc 47 phụ nữ di cư khỏi gia đình chồng là gần như không được khuyến khích. Do đó, trong khi đàn ông Trung Quốc mạo hiểm đến Úc, New Zealand, Canada hay Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm sự giàu có và thịnh vượng, người ta hiểu rằng vợ của họ (tổng quát gọi là “phụ nữ (Tân/Cựu) Kim Sơn”) bị bỏ lại và cuộc sống như góa bụa Căng thẳng giữa người Hoa và người Úc đã dẫn đến một loạt các cuộc biểu tình và bạo loạn, bao gồm cả vụ bạo loạn Lambing Flat giữa 1860 1861 lần lượt dẫn đến việc đặt ra các hạn chế đối với nhập cư Trung Quốc cũng như thuế cư trú được đánh vào cư dân Trung Quốc. Sau các cuộc bạo loạn Lambing Flat, chính quyền của các thuộc địa độc lập của Úc bắt đầu áp dụng luật chống đối để hạn chế dòng người nhập cư Trung Quốc. Xu hướng này sau đó đã biến thành Chính sách được gọi là Úc trắng, đó là chính sách di cư của Úc nhằm ngăn chặn tất cả những người nhập cư không mong muốn, ban đầu chủ yếu là những người từ Trung Quốc. Cho đến năm 1901, tất cả những người nhập cư được chia thành bốn nhóm chính: những người bị tòa án Anh kết án (ban đầu họ được gửi đến New South Wales và Tasmania); những người được thực dân chọn làm phần thưởng; người nhập cư được chính phủ Anh hỗ trợ; và những người quyết định tự di cư, chẳng hạn như những người đào vàng. Người nhập cư Trung Quốc chủ yếu thuộc nhóm cuối cùng. Mặt khác, những người nhập cư được hỗ trợ đã bắt đầu đến Úc vào năm 1832 và chính sách nhập cư được hỗ trợ đã được phát triển cho đến năm 1887. Chẳng hạn, từ năm 1860 đến 1887, khoảng 78.500 đàn ông, phụ nữ và trẻ em đến 12 tuổi đến từ Vương quốc Anh trong khi chỉ có 1.600 người đến từ các tiểu bang khác. Theo điều tra dân số năm 1911, cho đến năm 1910, khoảng 700.000 người nhập cư được hỗ trợ đã đến Úc. Đến cuối thế kỷ 19, các số liệu thống kê được thực hiện cho các thuộc địa riêng biệt kể từ khi Úc chưa được thống nhất cho đến năm 1901. Năm 1887, một trăm năm sau khi bắt đầu định cư Anh tại Úc, khoảng 3 triệu người đang sống ở New South Wales, Victoria, Queensland, Nam Úc, Tây Úc và Tasmania. New South Wales và Victoria có dân số cao nhất (một triệu người trong số họ), trong khi Tây Úc có dân số thấp nhất (khoảng 42.500). Từ năm 1861 đến 1887, dân số New South Wales tăng nhanh - từ 350.000 vào năm 1861 lên hơn một triệu chỉ sau 26 năm. Có ba nguyên nhân chính của xu hướng này: thứ nhất, số ca sinh tăng lên, điều đó có nghĩa là xã hội còn trẻ; thứ hai, trong số những người khác, ngày càng có nhiều người nhập cư không được chọn di cư đến New South Wales, đến đó một cách tự nguyện, để tìm kiếm vàng; và, cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chính phủ Anh đã hỗ trợ những người có ý định di cư và định cư ở đó. Mục đích là để giải quyết các lãnh thổ mới với các công dân Anh, những người sẽ đặt nền móng cho sự thịnh vượng của thuộc địa mới. Ngoài những người nhập cư từ Anh, còn có người Trung Quốc đến Úc, bị thu hút chủ yếu bởi cơn sốt vàng, hy vọng rằng họ cũng có thể nhanh chóng trở nên giàu có. Đó là lý do tại sao họ di cư chủ yếu 48 đến New South Wales và Victoria, nơi các mỏ vàng đã được phát hiện. Số lượng người Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng, và vào năm 1881, gần 40.000 người trong số họ đang sống trên khắp các thuộc địa của Úc (so với thời điểm đó, Tasmania có tổng dân số 40.000 người) Người ta thường công nhận rằng làn sóng người nhập cư gốc phi châu Âu dẫn đến tăng mức bài ngoại và phân biệt chủng tộc trong cả suy nghĩ của những người Úc cũng như trong chính sách chính thức của chính phủ Trên thực tế, người Hoa ở Úc đã trở thành mục tiêu của luật pháp hạn chế và thực hành phân biệt đối xử trong nhiều thập kỷ trước khi Đạo luật 1901 được thông qua, với nhiều thuộc địa ban hành các hạn chế nhập cư và luật chống Trung Quốc khác với hy vọng ngăn chặn dòng người châu Á xâm nhập Ở dạng ban đầu, Đạo luật hạn chế nhập cư đã cho phép nhập cảnh vợ và con của những người di cư không bị cấm. Tuy nhiên, hai năm sau khi thành lập, điều khoản liên quan đến việc nhập cảnh của người vợ và người phụ thuộc đã bị đình chỉ và cuối cùng bị bãi bỏ vào năm 1905. Ngoài ra, những người vợ có quốc tịch Trung Quốc cư trú tại Úc không còn được phép ở lại trong nước (tất nhiên, trừ khi họ là người gốc châu Âu). Do đó, mặc dù các gia đình Trung Quốc sẵn sàng cho phép phụ nữ, đặc biệt là những người đã kết hôn, di cư vì những biến đổi văn hóa và xã hội ở Trung Quốc Cộng hòa trong những năm 1920 và 1930, luật nhập cư Úc tiếp tục hạn chế sự hiện diện của phụ nữ Trung Quốc tại quốc gia này. Vào thế kỷ 19, các thuộc địa của Úc đã thông qua luật nhằm hạn chế dòng người nhập cư từ Trung Quốc. Hơn nữa, họ áp thuế nhập cảnh đối với người Trung Quốc để ngăn cản họ đến Úc. Những luật đầu tiên như vậy đã được thông qua ở New South Wales và Victoria, nơi phần lớn các thợ đào vàng Trung Quốc sinh sống. Tại Victoria, đầu năm 1855, thuyền trưởng phải trả thuế cho mỗi người Trung Quốc trên tàu. Năm 1857, chính quyền đã thông qua một đạo luật buộc người Trung Quốc phải mua giấy phép tái tạo, cho phép họ ở lại Úc trong hai tháng. Những hạn chế này đã có tác động đáng kể đến quy mô dân số Trung Quốc tại Úc. Ví dụ: trong khi vào năm 1861, khoảng 13.000 người Trung Quốc đang sống ở New South Wales, thì vào năm 1871, con số này chỉ bằng một nửa con số này do những hạn chế đối với người nhập cư Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo số lượng tăng lên. Giữa năm 1861 và 1871, ký ức về các sự kiện Lambing Flat vẫn còn mới mẻ và rất nhiều người Trung Quốc đã rời đi. Năm 1881, chính phủ New South Wales đã thông qua Đạo luật hạn chế dòng chảy của Trung Quốc, theo đó, chủ tàu của mỗi tàu đến New South Wales có nghĩa vụ báo cáo số lượng người Trung Quốc trên tàu và dữ liệu cá nhân của họ, và ông phải nộp thuế đối với họ: mười bảng cho mỗi người nhập cư Trung Quốc. Một vấn đề khác là số người Trung Quốc nhập tịch - con số này cao hơn nhiều so với số người nhập cư từ các tiểu bang khác. Từ năm 1871 đến 1886, trong số khoảng 4.000 cư dân nhập tịch, đặc biệt là ở Victoria, 3.000 người đã được sinh ra ở Trung Quốc. Lần lượt tại New South Wales, hơn 700 người 49 Trung Quốc đã nhập tịch từ năm 1878 đến 1887 so với 434 người Đức và 101 người Đan Mạch, hai nhóm hàng đầu trong số tất cả những người nhập cư châu Âu. Việc hạn chế nhập cư Trung Quốc là một thách thức đối với tất cả các thuộc địa. Do đó, câu hỏi đã được đưa ra tại Hội nghị liên màu được tổ chức vào ngày 12 tháng 6 năm 1888. Trong vấn đề từ ngày diễn ra Hội nghị, The Sydney Morning Herald tuyên bố rằng mục đích của nó là tìm ra giải pháp mà sau này sẽ được sử dụng trong quá trình lập pháp tại việc hạn chế nhập cư từ Trung Quốc. Điều này dẫn đến sự khởi đầu của Chính sách Úc trắng 50 CHƢƠNG 3. NHỮNG ẢNH HƢỞNG CHÍNH SÁCH NƢỚC ÚC TRẮNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘI AUSTRALIA GIAI ĐOẠN 1901-1945 3.1. Những ảnh hƣởng đến đời sống văn hoá Australia giai đoạn 1901-1945 Công cụ chính của Chính sách Úc trắng là kiểm tra chính tả, nhưng nó được coi là gây tranh cãi do tính chất tùy tiện của nó, và nó đã khiến chính phủ Nhật Bản can thiệp vào năm 1905 để bảo vệ người nhập cư từ châu Á. Các học giả Iain Stewart, Jessie Hohmann và Kel Robertson đã phân tích một trường hợp nghiên cứu về một phụ nữ Anh, sinh ra ở Ấn Độ, bà Mabel Freer, người đã đến Úc từ Ấn Độ vào năm 1936. Viên chức di trú Úc không cho phép bà vào lãnh thổ Úc hai lần vì bà đã không vượt qua bài kiểm tra chính tả bằng tiếng Ý. Tuy nhiên, theo quan điểm của bà, lý do thực sự của việc từ chối là ý định kết hôn với một công dân Úc lúc đó đã kết hôn với một phụ nữ Úc nhưng muốn ly hôn (bà Freer cũng đã ly dị), điều mà chính quyền Thanh giáo đã làm không chấp thuận. Bài kiểm tra chính tả được áp dụng cho đến năm 1958 và khiến nhập cư giảm, chủ yếu từ châu Á. Ngoài ra, Đạo luật Bưu điện và Điện báo năm 1901 có các điều khoản yêu cầu việc làm của người da trắng: Không có hợp đồng hay sự sắp xếp nào cho việc vận chuyển thư thay mặt cho Liên bang trừ khi có điều kiện chỉ sử dụng lao động trắng trong xe ngựa như vậy. Một đạo luật khác được thông qua năm 1901 là Đạo luật Lao động Quần đảo Thái Bình Dương nhằm trục xuất những người lao động sinh ra trên Quần đảo Thái Bình Dương làm việc tại Úc (chủ yếu ở Queensland và New South Wales và làm việc trên các đồn điền đường và bông). Những người lao động ở đảo Thái Bình Dương (kanakas) bao gồm tất cả những người bản địa không thuộc châu Âu khai thác bất kỳ hòn đảo nào ngoại trừ các đảo New Zealand nằm ở Thái Bình Dương ngoài Khối thịnh vượng chung được thành lập khi bắt đầu Đạo luật này. 3.1.1. Những ảnh hưởng đến đời sống văn hoá vật chất Australia giai đoạn 19011945 Hoàng gia là cái tên phổ biến nhất cho một cửa hàng rượu tại Australia vì một số lẽ trong 120 năm qua. Một công nghệ tiếp thị từ đầu, cái tên, ―Hoàng gia với những hàm ý của nó về sự kết nối với ngai vàng là đầy khát vọng và nhằm thu hút khách hàng thân thiết. Giáo sư Kirkby cho rằng: ―Có lẽ đó là một lời tuyên thệ với di sản, lòng trung thành và tinh thần dân tộc, bằng cách kết nối với di sản của các nhà trọ Anh như các địa điểm cư trú, ăn uống và hiếu khách Một kết nối với những thông tin liên lạc thuộc địa – các nhà nghỉ đã được lập ra trên các tuyến giao thông và, trước sự xuất hiện của đường sắt, hàng hoá và con người được vận chuyển bằng xe khách. ―Những xe khách đó vận chuyển thư tín; Hòm thư Hoàng gia. Có thể nhiều những nhà nghỉ Hoàng gia đó là những trạm xe khách cũ Theo thống kê, không phải mỗi nhà nghỉ Hoàng gia ở gần như một thị trấn Australia, song nó vẫn là một cái tên độc lập phổ biến nhất. Trang web tư nhân Publocation (vị trí quán rượu), dành cho ―mọi thứ liên 51 quan đến quán rượu, liệt kê tổng số nhà nghỉ, quán rượu, quán bar của Australia vào khoảng 6033 (con số này được cập nhật mỗi 12 tháng một lần) Nó cũng có một danh sách (được cập nhật khoảng ba năm trước) về các tên gọi quán rượu phổ biến nhất và theo cập nhật gần đây nhất Hoàng Gia vẫn ở vị trí số một. Một trang khác, G„Day Pubs (Chào ngày mới Các quán rượu), có một bảng đối chiếu năm 2002 về các tên gọi, các danh sách tên gọi quán rượu phổ biến nhất ở Australia cũng như tên gọi thị trấn, chẳng hạn Nhà nghỉ Thanh xuân, song từ Hoàng gia là từ đơn phổ biến nhất. Với các bang có số lượng nhà nghỉ Hoàng Gia cao nhất, các Sở quản lý Thức uống có cồn và Trò chơi tương ứng của họ đều có thể cung cấp các con số cập nhật hơn: Tại New South Wales, có 2025 nhà nghỉ có giấy phép trong đó, 150 có tên gọi Hoàng Gia trong tiêu đề, chiếm khoảng 7% Tại Victoria, gần 1500 nhà nghỉ phù hợp với phân loại về quán rượu, 47 mang từ Hoàng Gia trong tiêu đề, chiếm khoảng 3% Trong 1369 quán rượu của Queensland, khoảng 40 quán rượu có tên gọi Hoàng Gia trong tiêu đề, chiếm khoảng 3% Cũng có một loạt các tên gọi liên quan đến Hoàng Gia bao gồm: Đại đế, Lãnh chúa, Khải hoàn, Hoàng tử xứ Wales, Hoàng cung, Liên hiệp, Đế chế, Trong khi không phải mỗi thị trấn đều có một nhà nghỉ Hoàng Gia, một số có hơn một cái, chẳng hạn một triễn lãm hiện tại ở Trung tâm triển lãm Nghệ thuật Bendigo phát hiện từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, thành phố đã có Royal Duke (Công tước Hoàng gia), Royal George (Hoàng đế George), Royal (Hoàng gia) và Royal Mail (Hòm thư Hoàng gia) Tuy nhiên, một vài nơi nhìn chung không có; không có quán rượu nào có từ Hoàng Gia trong tên gọi ở Lãnh thổ đặc khu Thủ đô (ACT), và nhìn chung, Hoàng Gia đang trở nên ít phổ biến Trong khi cái tên gọi có thể đang ít dần đi, niềm yêu thích với những nhà nghỉ Hoàng gia vẫn còn mạnh mẽ trong những công chúng Australia, và các trang web, blog, và các triển lãm ảnh dành riêng cho họ. Quán cà phê Rose Marie cùng hệ thống những nơi để cùng gia đình đến thị trấn, những trung tâm thị tứ ăn tối do cộng đồng di dân gốc Hy Lạp xây dựng nên cũng là một mảnh ghép trong văn hoá vật chất Australia giai đoạn 1901-1945. Đây là một trong những biểu tượng trú ngụ mầm mống của chủ nghĩa Đa văn hoá ra đời ngay trong chính thời kỳ đầu của chính sách Nước Úc Trắng. Cộng đồng người di cư gốc Hy Lạp đã làm thay đổi căn bản không chỉ bộ mặt cuộc sống định cư của họ tại Úc mà còn làm thay đổi cả bộ mặt bức tranh văn hoá tộc người của nước Úc. Mô hình quán cà phê ăn uống hấp dẫn ngay từ đầu đối với cộng đồng di dân gốc Hy Lạp vì nó cho phép họ vận hành theo đơn vị hộ gia đình nhỏ, không đòi hỏi yêu cầu bằng cấp giáo dục hay kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ nước ngoài nhiều như các mô hình ngành nghề kiếm sống khác. Quán cà phê Rose Marie nức tiếng với doanh số hơn 300 bữa ăn/ngày cho các danh nhân văn hoá nghệ sĩ tại đã ra đời vào năm 1923 bởi một người Peloponnese (miền Nam Hy Lạp) tên là George Kringas đã trở thành một minh chứng cho sự thành công nhờ nỗ lực phấn đấu không ngừng của cộng đồng di dân gốc Địa Trung Hải. 52 Hình 3.1.1.1. Nhà nghỉ The Royal ở Orange, New South Wales được thành lập năm 1859. (Nguồn: ABC Central West: Melanie Pearce) Hình 3.1.1.2 Nhà nghỉ The Royal ở Queanbeyan (Nguồn: ABC News: Sonya Gee) 53 Hình 3.1.1.3 Nhà nghỉ The Royal Mail, gần đường ray xe lửa Williams Lane, Myers Flat, Victoria, chụp vào những năm 1900s. (Nguồn: Vince Scinetti and Bendigo Art Gallery) Hình 3.1.1.4. Nhà nghỉ The Royal George ở thị trấn Queensland của Rosewood được thành lập từ những năm the 1890s. (Nguồn: ABC News: Giulio Saggin) Hình 3.1.1.5. Nhà nghỉ The Royal ở Grong Grong, New South Wales Riverina. (Nguồn: Peter Harris) 3.1.2. Những ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tinh thần Australia giai đoạn 19011945 Có một cuộc tranh luận rộng rãi và sôi nổi về những lợi thế mà Úc có được từ các di sản và thể chế tiếng Anh của mình, liệu họ có tồn tại được trong tương lai hay không và liệu sự phát triển chính trị của Úc có nên và sẽ đi theo con đường Mỹ hơn. Thật không may trong cuộc thảo luận này, ông không xem xét bất kỳ bằng chứng nào phát sinh từ chuyến lưu diễn 54 1861-62, ông cũng không bao gồm bất kỳ so sánh thể thao nào khác. Các cuộc thảo luận lịch sử chung về phát triển bản sắc dân tộc đã có xu hướng bỏ qua các cuộc đua vàng và chỉ tập trung vào giai đoạn trước Liên bang. Ward lập luận rằng trong những năm 1850 và 1860, làn sóng những người nhập cư mới, trên thực tế đã trì hoãn sự tăng trưởng của nhận thức quốc gia đối với những năm 1880 và hơn thế nữa. Rickard, White và Day cũng tập trung vào giai đoạn sau, chỉ coi Gold Rushes là giai đoạn phân biệt chủng tộc dẫn đến Chính sách Úc trắng phát triển. Những người khác chỉ đơn giản là không chú ý đến bất kỳ sự phát triển nào trước năm 1880. Trong bối cảnh đó, một cuộc kiểm tra về chuyến đi 1861-62 và cuộc tranh luận đương đại về bản sắc dân tộc Úc mà nó gây ra, có tầm quan trọng lớn. Phân tích các lập luận đưa ra vào thời điểm đó chứng tỏ rằng có mối quan tâm rộng rãi đến tương lai chính trị, kinh tế và xã hội của Úc và củng cố lập luận rằng Gold Rushes rất quan trọng trong việc tiến tới Liên bang. Bằng chứng về các cuộc tranh luận đương đại về ý nghĩa của chuyến lưu diễn chủ yếu đến từ các tờ báo. Hai tờ báo chính hàng ngày ở Melbourne (Thời đại và Argus) và một tờ báo thể thao hàng tuần (Cuộc sống của Bell), tất cả đều đưa tin về chuyến lưu diễn rộng rãi và được đọc rộng rãi trong cộng đồng dân cư biết chữ cao. các tờ nhật báo khá giống nhau về thái độ mà họ thể hiện. Ngược lại có rất ít thông tin có sẵn từ các nguồn khác. Không ai trong số các cầu thủ Úc trở nên nổi tiếng đủ để đảm bảo tự truyện và không có thư hoặc nhật ký liên quan nào được tìm thấy Ít nhất 15.000 đã được ước tính có mặt trước khi bắt đầu chơi. Có lẽ 55.000 người đã tham dự trong bốn ngày. Chức sắc bao gồm Thống đốc bang Victoria Sir Henry Barkly, Thủ tướng John O BútShanassy, Thủ quỹ và Nội các. Một tờ báo địa phương đã thuyết phục rằng Vở kịch được trưng bày thật xuất sắc. Không ai trong số đó có thể thất sủng trận đấu hay nhất từng diễn ra tại Lord'. Báo đối thủ của nó tuyên bố trận đấu đã 'tạo ra một trong những ngày lễ rực rỡ nhất, nếu không phải là rực rỡ nhất đã diễn ra ở các thuộc địa này. Trận đấu tour đầu tiên tiếp tục là một thành công lớn. Spiers and Pond đã bổ sung cho dế bằng trò giải trí vào giờ ăn trưa của khinh khí cầu đầu tiên của Úc và một màn hình mô hình tám feet của tàu hơi nước mới Great East. Ngoại trừ một đám đông đáng thất vọng tại Geelong, sự nhiệt tình và tham dự rất cao. Thành công đến mức chuyến đi được trao một nửa số tiền thu được từ trận đấu cuối cùng của họ như một phần thưởng và Spiers và Pond đã có thể sử dụng lợi nhuận của mình để thành lập một doanh nghiệp phục vụ ăn uống ở Anh. Cricket không chỉ là một trò chơi tiếng Anh, nó là một phần quan trọng trong di sản tiếng Anh. Gần như mọi người di cư Anh đều có thể nhớ và coi trọng nó, vì đây là môn thể thao phổ biến đối với tất cả nước Anh. Cricket là một trong những tổ chức khiến người Anh bằng tiếng Anh. Giống như thực dân tái tạo các tổ chức tiếng Anh như trường đại học, thư viện, trường học, nhà hát và vườn, họ tìm đến trò chơi tiếng Anh để đảm bảo rằng dù đi du lịch nửa vòng trái đất, họ vẫn là người Anh. Do đó, khi đến Melbourne, công chức G.W. 55 Rusden chào đón những người chơi cricket lưu diễn „đầu tiên là nhân vật phản diện, thứ hai chúng tôi chào đón bạn với tư cách là người đồng hương. Mặc dù Rusden đã rời Anh năm 14 tuổi, anh vẫn xem mình là người Anh, vì không còn nghi ngờ gì nữa, nhiều người trong đám đông cũng đã làm như vậy. Thật vậy, trong số 18 thực dân đã thi đấu với Anh trong trận đấu đầu tiên, 13 người được sinh ra ở Anh. Cricket đã cho những người dân thuộc địa cơ hội thể hiện mình như một người Anh, nhưng chỉ ở một địa điểm khác. Họ lớn tiếng tuyên bố: chủng tộc sinh sống ở Úc về cơ bản là người Anh trong tất cả các cảm xúc và thú vui của nó; và rằng trong việc thay đổi bầu trời của chúng ta, chúng ta đã không mất đi tình yêu cũ đối với các môn thể thao nam tính của đất nước mẹ. Thực dân đã xem dế là một phần của di sản quốc gia Anh (và của họ). Đó là một trong những yếu tố huyền bí đã định hình tính cách dân tộc Anh mà họ chắc chắn thấy mình vẫn còn giữ được. Một tờ báo đã triết lý: Chúng ta biết rằng không có môn thể thao nào nam tính như vậy, có rất nhiều cơ hội khác nhau để thể hiện những phẩm chất đạo đức và thể chất cao nhất. Chúng ta cảm thấy trò chơi này thể hiện thuần túy hơn tính cách dân tộc của chúng ta, và để thể hiện rộng rãi nhất tính cách dân tộc của chúng ta hơn bất kỳ ai khác. Cricket có thể truyền đạt những phẩm chất đáng mơ ước như vậy cho giới trẻ thuộc địa. Nó rất quan trọng từ quan điểm „quốc gia trong việc phát triển cơ bắp và dạy tầm quan trọng của việc đào tạo nghiêm ngặt Trong những lời hoa mỹ như vậy, đáng chú ý là người ta đã tranh luận rằng không có sự phân biệt giữa người Anh ở Úc và người Anh ở Anh. Giới trẻ thuộc địa, người mà cuộc thảo luận này tập trung, là người Anh và là người thừa kế di sản tiếng Anh, ngay cả khi sinh ra hoặc lớn lên ở các thuộc địa. Giáo dục tiếng Anh, bao gồm cả chơi cricket, được xem là quan trọng đối với việc bảo vệ thuộc địa và Đế chế trong tương lai. Người ta lập luận rằng các tổ chức Anh đã đứng sau thành công quân sự ở Crimea: Cricket là đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới - hệ thống đào tạo các chàng trai của Eton, Rugby và Harrow thành những người của Alma, Inkerman và của Balaklava. 3.2. Những ảnh hƣởng đến đời sống xã hội Australia giai đoạn 1901-1945 3.2.1. Những ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người nhập cư gốc Á tại Australia giai đoạn 1901-1945 Năm 1901, sự lo lắng của những người sống sót về sự gần gũi về địa lý của Úc đối với đất đói châu Á (Walker 2005: 71) lên đến đỉnh điểm trong Đạo luật hạn chế nhập cư 1901 một trong những điều luật đầu tiên được thông qua bởi quốc gia mới được liên bang và là công cụ lập pháp liên bang đầu tiên của Chính sách của Úc trắng (Yarwood 1968; London 1970: 9). Qua bài kiểm tra chính tả, Đạo luật thống nhất các nỗ lực thực dân nhằm loại trừ các chủng tộc Trung Hoa (và các chủng tộc da màu khác khác như Nhật Bản, Ấn Độ và Polynesia) xâm nhập vào quốc gia và do đó nhằm ngăn chặn một cuộc xâm lược của người Hồi giáo khỏi 56 Đông Đông (Elder 2003 ). Trong hai thập kỷ sau khi Đạo luật được thông qua, sự ra đi của những người nhập cư Trung Quốc đã vượt quá số lượng người đến gần như hàng năm, đến cuối những năm 1930, có ít hơn 15.000 cư dân Trung Quốc trên lục địa, giảm từ gần 30.000 vào năm 1901 (Choi 1975; Fitzgerald 2007). Trong khi số lượng người Hoa ở Úc đã giảm trong những thập kỷ trước do các biện pháp hạn chế thuộc địa, thì số lượng giảm đáng kể sau năm 1901 là không thể so sánh được. Trong các hình thức ban đầu và sau đó được sửa đổi, Đạo luật hạn chế nhập cư vẫn là phương tiện cơ bản để hoàn thành các mục tiêu nhập cư của Chính sách Úc trắng cho đến khi Chính phủ Lao động Whitlam từ bỏ vào đầu những năm 1970 (Palfreeman 1967; Brawley 1995; Walker 2005). Các đạo luật cũng đã tạo ra những trở lực ngăn cản làn sống nhập cư của người gốc Hoa từ 3,3% xuống còn 1,7%. Bên cạnh đó, việc các bài kiểm tra chính tả từ năm 1932 trở đi có thể tiến hành với người nhập cư bất kỳ thời điểm nào trong vòng 5 năm cư trú đầu tiên tại Úc đã làm cho số lượng người vượt qua được từ 46 (năm 1902-1903) xuống còn 0 (năm 1932 trở đi). Trong cuộc thảo luận về sự gia tăng dân số và số lượng phụ nữ nhập cư, tôi đã không tham khảo dữ liệu cụ thể về việc đến và đi của người di cư, mà thay vào đó đã sử dụng dữ liệu điều tra dân số về nơi sinh của những người phụ nữ được phân loại theo chủng tộc là người Trung Quốc. Trong trường hợp này, rất khó để sử dụng dữ liệu di cư để hiểu sự gia tăng dân số của phụ nữ Úc gốc Hoa vì không rõ việc đến và đi nào được thực hiện bởi các cá nhân sinh ra ở Úc hoặc nước ngoài và mất hoặc tạm thời / tăng ở Trung Quốc bất kỳ năm nào cũng không được chỉ định (như thảo luận của Choi 1975: 44). Dữ liệu di cư sau chiến tranh cũng bị xâm phạm khi các chuyến đến / đi theo cuộc đua của Cameron không có sẵn - thay vào đó, các số liệu về quốc tịch của người dùng được sử dụng. Vì lý do này, tôi đã sử dụng dữ liệu nơi sinh như một nguồn đáng tin cậy hơn để hiểu sự gia tăng trong dân số nữ Trung Quốc. Tuy nhiên, dữ liệu di chuyển cung cấp thông tin quan trọng khác hỗ trợ cho lập luận của tôi về khả năng di chuyển của nữ giới. Số liệu di cư từ năm 1914 đến năm 65 do Choi (1975) đối chiếu cho thấy dòng người Trung Quốc liên tục ra vào trong nước giữa những năm đó. Trên thực tế, trong những năm sau chiến tranh, cả nam và nữ người nhập cư Trung Quốc đều vượt xa số người rời đi để dân số nam có mức tăng ròng 4536 cá nhân và dân số nữ 2252 cá nhân (Choi 1975: 62). Một điều cũng quan trọng cần lưu ý là trong giai đoạn đầu giữa năm 1914 và 1947, nữ người Trung Quốc đến đông hơn số người khởi hành bằng 321 so với mất 8060 người đàn ông Trung Quốc (Choi 1975: 43). Choi tuyên bố rằng sự gia tăng của phụ nữ trong khoảng thời gian từ 1914 đến 1947 không phải là sự đánh giá cao của người Bỉ (1975: 45), nhưng tôi cho rằng những dữ liệu này, cũng như lợi ích sau chiến tranh, cho thấy sự di chuyển và sự hiện diện của phụ nữ Trung Quốc ở quốc gia này. nên được thừa nhận đặc biệt là giảm trong 57 dân số nam. Các phong trào như vậy thách thức các giả định gia trưởng về sự bất động của phụ nữ cũng như sự hiểu biết về sự vắng mặt của phụ nữ trong bối cảnh lịch sử và địa lý này. Trong số 19 người tham gia phỏng vấn cho dự án này, sáu người sinh ra ở nước ngoài. Người đầu tiên đến là Patricia đến định cư ở Surry Hills, Sydney cùng gia đình vào năm 647 vào năm 1947 - theo sát sau khi Thế chiến II kết thúc và ngay trước khi thành lập Trung Quốc. Tuy nhiên, cha Patricia đã đến nhiều năm trước, được anh rể (chồng chị gái) bảo trợ để kinh doanh nhà hàng của họ: Anh rể của ông đã thành lập một nhà hàng tên là Nan King Café ở Sydney. Đó là ở Campbell Street và họ cần mọi người giúp đỡ vì công việc kinh doanh ngày càng tốt hơn. Vì vậy, họ đã tài trợ cho cha Patricia đến để giúp đỡ về sổ sách và tiền mặt và tất cả những thứ đó (Patricia 2010). Kiểu di cư được tài trợ của đàn ông Trung Quốc bởi các doanh nhân người Úc gốc Hoa (mà họ thường được kết nối bởi mối quan hệ họ hàng, làng xã hoặc thị tộc) là cực kỳ phổ biến trong thời kỳ Chính sách của Úc Trắng (đặc biệt là sau khi có luậtcải cách năm 1934) khi luật nhập cư Úc miễn trừ nam giới Trung Quốc khỏi những hạn chế nếu họ cung cấp lao động không cạnh tranh, phổ biến nhất là trong ngành công nghiệp thị trường, như đầu bếp và nhân viên quán cà phê, trợ lý, thư ký đặc biệt và người thay thế (Choi 1975: 41). Theo Patricia, sự di cư trước đó của cha cô cũng bị ảnh hưởng bởi hệ thống gia đình Nho giáo gia trưởng và sự nhấn mạnh của nó vào các thành viên nam trong gia đình để duy trì sự thịnh vượng của gia đình. Cô giải thích: Trong những ngày đó, là con trai cả, nếu bạn có việc làm, bạn phải giúp đỡ gia đình. Vì vậy, tất nhiên cha của Patricia có những đứa con trai và con gái khác và cần sự giúp đỡ [vì] việc kinh doanh ở nhà không được tốt. Vì vậy, khi cơ hội đến đây, cha Patricia đã đến đây và thành lập doanh nghiệp, giúp anh rể tôi trước, nhưng thành lập doanh nghiệp của riêng anh sau này (Patricia 2010). Do đó, từ hồi ức của Patricia, dường như việc di cư của cha cô trước hết bắt nguồn từ ý thức về nghĩa vụ gia đình của Khổng giáo và cần phải hỗ trợ tài chính cho gia đình ở Trung Quốc - một thông lệ của đàn ông Trung Quốc trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Patricia tiếp tục giải thích rằng một lần ở Úc, anh ấy nhớ gia đình, nên chúng tôi ra ngoài. Đó là lý do tại sao tôi đến (Patricia 2010). Sau chuyến đi thuyền dài và vất vả từ Đông Quan ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, tới Úc, gia đình của Patricia đã có thể định cư trong một ngôi nhà thuê ở nội thành Sydney - một ngôi nhà lớn mà Patricia mô tả là tuyệt vời so với những gì anh sống ở Trung Quốc (Patricia 2010). Do đó, trong khi câu chuyện di cư của Patricia cho thấy sự xâm nhập thường xuyên của phụ nữ Trung Quốc vào Úc trắng (bản thân và mẹ cô), Patricia và mẹ cô đã phụ thuộc vào cha của Patricia - Patricia được coi là một đứa trẻ phụ thuộc trong khi mẹ cô ở lại. Ở Trung Quốc chăm sóc gia đình sau này theo chồng. Theo cách này, câu chuyện di cư của Patricia, theo sát những hiểu biết về giới di cư và tương đồng với kinh nghiệm di cư của nhiều phụ nữ Hoa kiều ở các quốc gia (Tân/Cựu) Kim Sơn. 58 Từ việc kiểm tra điều tra dân số và dữ liệu phỏng vấn, rõ ràng phụ nữ Úc gốc Hoa không chỉ có mặt ở quốc gia này trong suốt thời kỳ Úc trắng, mà còn lưu động trên phạm vi quốc tế. Số lượng dân số của họ, như được tính trong các cuộc điều tra, thách thức những hiểu biết hiện có được duy trì bởi tài liệu hiện có rằng dân số Úc gốc Hoa là một dân số được tạo thành từ một xã hội cử nhân của những người đàn ông mà sự hiện diện của phụ nữ là một người không được đánh giá cao. Chính xác hơn, như đã chỉ ra trong kết quả điều tra dân số, dân số người Úc gốc Hoa bao gồm cả hai người đầy đủ và một người hỗn hợp, người Úc sinh ra và những người phụ nữ sinh ra ở nước ngoài của người Úc, ngoài những người đồng nghiệp nam của họ. Sự hiện diện của những người phụ nữ sinh ra ở Úc trong toàn bộ thời kỳ phản ánh sự hiểu biết sâu sắc hơn về quyền công dân Úc của dân số nữ và, trong trường hợp những phụ nữ có nguồn gốc Trung Quốc hỗn hợp, bối cảnh tiếp xúc và tương tác của người Trung Quốc. Một cuộc kiểm tra chặt chẽ về dữ liệu điều tra dân số cũng quan trọng chỉ ra rằng trong khi dân số nam giới người Úc gốc Trung Quốc giảm đáng kể trong những thập kỷ sau khi Đạo luật hạn chế nhập cư xuất hiện, một xu hướng phản kháng đã xuất hiện trong nhóm nữ giới tăng số lượng. Ngoài ra, số liệu thống kê nơi sinh và dữ liệu phỏng vấn định tính cho thấy khả năng di chuyển trong dân số nữ Trung Quốc Úc - một hiện tượng thách thức các giả định chung về sự bất động của phụ nữ trong các mô hình di cư toàn cầu tại thời điểm này. Với sự hiện diện rõ ràng của phụ nữ Úc gốc Hoa trong thời kỳ Úc trắng, các động thái phải được thực hiện để bao gồm thêm những trải nghiệm độc đáo và đa dạng của những phụ nữ Trung Quốc này trong sự hiểu biết về Úc trước đây. Cuộc thảo luận này chỉ chạm vào đỉnh của tảng băng trôi. Kinh nghiệm sống và những đóng góp của phụ nữ Úc gốc Hoa vẫn bị che giấu phần lớn, bị bỏ qua trong nghiên cứu học thuật liên quan đến cuộc đua của mối quan hệ giữa các chủng tộc và kinh nghiệm của người Úc gốc Hoa trong thời kỳ Chính sách Úc trắng. Vẫn còn nhiều điều cần khám phá về vai trò quan trọng và cụ thể của phụ nữ Úc gốc Hoa trong sự phát triển của cộng đồng người Úc gốc Hoa và những đóng góp của họ cho sự phát triển rộng lớn hơn của quốc gia Úc - về chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội. Cảm giác về bản sắc và kinh nghiệm thuộc và loại trừ trong một loạt các bối cảnh không gian và thời gian cũng vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, có những phương tiện mà phụ nữ Trung Quốc có thể vào Úc trong nửa đầu thế kỷ XX. Vợ và con của các thương nhân có uy tín được phép nhập cảnh tạm thời (thường là sáu tháng) với các phần mở rộng thường được cấp và giấy phép tạm thời, trong một số trường hợp, được chuyển đổi thành vĩnh viễn (Bagnall 2013). Sinh viên được tài trợ cũng được phép nhập cảnh tạm thời bằng hộ chiếu Trung Quốc. Giao dịch bất hợp pháp là một con đường có thể khác để nhập cảnh. Một số trường hợp đã được ghi nhận về các quan chức tham nhũng cung cấp danh tính giả cho phép nhập cảnh vào Úc (Williams 1999), nhưng việc buôn 59 bán danh tính được tạo điều kiện bởi các nhà môi giới kết nối với các công ty có chi nhánh Trung Quốc và Úc có thể phổ biến hơn. Thông qua các kết nối như vậy, việc mua giấy khai sinh và nhập tịch hoặc Giấy chứng nhận Miễn kiểm tra chính tả (CEDTs) của những người di cư sinh ra ở Úc hoặc không quay trở lại đã được thực hiện (một hiện tượng được ghi nhận ngắn gọn bởi Macgregor 1998 và Williams 1999). Cũng phải nhớ rằng những người phụ nữ đã vào Úc trước năm 1901 được coi là cư trú tại Úc (một số người đã kết hôn với người chồng nhập tịch) và được phép ở lại Úc trong suốt thời gian đó. Ngoài ra còn có những phụ nữ sinh ra ở Úc là sản phẩm của các mối quan hệ này hoặc các mối quan hệ Trung Quốc-Anglo, theo quyền hợp pháp, các đối tượng người Anh hoặc, sau này, là công dân Úc. Trong khi Chính sách Úc trắng vẫn chính thức đi vào hoạt động cho đến năm 1973, việc từ bỏ sau chiến tranh đối với các chính sách và thực tiễn phân biệt chủng tộc công khai đã chứng kiến những thay đổi đáng kể trong quan điểm của chính phủ Úc về nhập cư Trung Quốc và đặc biệt là sự xâm nhập của phụ nữ. Có thể thấy, dù chịu nhiều thiệt thòi và bất công, nhưng những người nhập cư gốc Hoa vẫn ở lại và nỗ lực duy trì sự tồn tại của mình. Đó là nền tảng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa tại Úc giai đoạn hậu thế chiến đến nay. Chính sức sống mãnh liệt và quyết tâm theo đuổi cuộc sống mới, không quản ngại khó khăn, gian khổ đã giúp họ xây dựng được một cộng đồng Hoa kiều tại Úc ngày càng thành công và phát triển rực rỡ. Lao động từ quần đảo Thái Bình Dương đến Úc lần đầu tiên vào năm 1863 (67 người đàn ông từ Vanuatu ngày nay được cho là làm việc trên một đồn điền bông). Từ năm 1863 đến 1904, khoảng 62.000 lao động và người hầu đã đến Queensland và New South Wales. Nhiều người trong số họ sau đó đã nhận được đất và quyết định ở lại Úc, mặc dù do Đạo luật Lao động Quần đảo Thái Bình Dương, một số người trong số họ đã bị trục xuất vào năm 1906. Cho đến Thế chiến I, một số luật dành cho vấn đề nhập cư đã được thông qua. Tất cả đều thực hiện các quy tắc của Chính sách Úc trắng và nhằm mục đích hạn chế nhập cư của những người không có nguồn gốc châu Âu. Đạo luật Nhập tịch năm 1903 đã đưa ra các quy tắc sắc bén về việc nhập tịch những người nhập cư không phải là công dân của Vương quốc Anh và đến từ Châu Á, Châu Phi hoặc Quần đảo Thái Bình Dương: Một người cư trú trong Khối thịnh vượng chung, không phải là đối tượng người Anh và không phải là thổ dân Châu Á, Châu Phi hoặc Quần đảo Thái Bình Dương, chấp nhận New Zealand, người dự định định cư ở Khối thịnh vượng chung có thể nộp đơn lên Toàn quyền để xin giấy chứng nhận nhập tịch. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là những người có nguồn gốc khác nhau không có cơ hội được nhập tịch. Chẳng hạn, Thượng nghị sĩ William Higgs (Queensland) giải thích: Đối tượng là ngăn chặn bất kỳ ai trong số 80.000 người ngoài hành tinh da màu không được nhập tịch hiện tại, nhưng có thể được nhập tịch, hoặc mong muốn được nhập tịch, trong tương lai, nộp đơn 60 xin nhập tịch Liên bang giấy tờ. Mặc dù nhiều thượng nghị sĩ đã miễn cưỡng và sợ những người mới đến từ châu Âu, nhưng những người khác không đồng ý với xu hướng này. Đạo luật Nhập tịch năm 1903 đã bị bãi bỏ năm 1920 bởi Đạo luật Quốc tịch. Để tăng cường Chính sách của Úc Trắng, do đó tăng cường Đạo luật hạn chế nhập cư năm 1901, chính phủ đã quyết định thắt chặt các quy tắc liên quan đến sử dụng lao động nhập cư (lao động hợp đồng). Năm 1905, Đạo luật Di dân Hợp đồng đã được thông qua với mục đích dẫn đến một tình huống khi phần lớn người nhập cư sẽ là người Anh hoặc người châu Âu. Cho đến khi Thế chiến I bùng nổ, số người nhập cư đến Úc ngày càng tăng: có khoảng 150.000 người nhập cư được hỗ trợ. Chính quyền muốn giải quyết chúng trong các khu vực trống rỗng và không có dân cư. Một số lượng lớn người nhập cư đến Úc trong khoảng thời gian từ 1910 đến 1913, trong khi đến cuối cuộc chiến hầu như không có người nhập cư nào được chấp nhận (cho đến năm 1919). Như Michele Langfield đã nhận xét: Tuy nhiên, thời kỳ chiến tranh đã phục vụ để củng cố các quan điểm trước đây về quy mô, thành phần và phân bố dân số tương lai của Úc: rằng chủ yếu là người Anh, rằng những người không phải là người châu Âu nên bị từ chối nhập cảnh, và người nhập cư nên được hướng dẫn đến nông thôn hơn là thành thị. Chiến tranh cũng củng cố mối quan hệ của Hoàng gia Anh và dẫn đến kế hoạch phân phối lại dân số của Đế chế thông qua một loạt các dự án nhập cư và phát triển sau chiến tranh. Vấn đề hạn chế nhập cư trở nên cấp bách khi Thế chiến thứ nhất nổ ra. Năm 1914, Đạo luật Phòng ngừa Chiến tranh đã được thông qua, cho phép Thống đốc - để bảo vệ an ninh công cộng và bảo vệ đất nước - áp dụng các biện pháp tập trung vào việc cấm người nước ngoài vào Úc hoặc trục xuất họ. Hơn nữa, một số hạn chế về vận chuyển tiền và hàng hóa ra khỏi đất nước đã được ban hành. Nhóm người Ấn Độ tiếp theo trùng hợp với người Afghanistan đến Úc từ những năm 1860, nhưng với một dòng chảy đặc biệt xảy ra vào những năm 1890. Là đối tượng người Anh, người Ấn Độ mong đợi một sự tiếp nhận tốt hơn ở Úc. Khi Dự luật hạn chế nhập cư trước quốc hội, một số người Ấn Độ đã kêu gọi cả Chính phủ Anh và Úc sửa đổi để cho họ đối xử ưu đãi với lý do quốc tịch Anh, nhưng kháng cáo của họ không thành công. Rất ít người Ấn Độ ngồi trong bài kiểm tra chính tả, vì hầu hết những người nhập cư sớm này không biết chữ bằng ngôn ngữ của họ và chắc chắn không thể viết các từ theo yêu cầu của bài kiểm tra. Hồ sơ cho thấy một số người Ấn Độ đã ở Úc trước khi luật pháp phân biệt đối xử với họ và, được đưa vào trước Đạo luật hạn chế nhập cư, một số trong số này có thể có được giấy chứng nhận cư trú - có hiệu lực, miễn kiểm tra ngôn ngữ, sau đó đi lại giữa Úc và Ấn Độ. Giấy chứng nhận miễn trừ kiểm tra chính tả đã thu được với giá 1 bảng Anh với cùng điều kiện như những người ngoài hành tinh khác: bắt buộc phải in tay và bảo lãnh cho việc khởi hành; và cho mỗi chuyến thăm, người ngoài hành tinh phải tạo ra hai tài liệu tham khảo từ các 61 chủ nhân người Úc của mình. Một số người Ấn Độ đã cố gắng đến trước năm 1901 coi mình là người may mắn. Imam Rane, người sinh năm 1916, nhớ lại: Cha tôi đã đi trên chiếc thuyền cuối cùng trước Đạo luật hạn chế nhập cư năm 1901. Con tàu được cho là đến Queensland nhưng khi tàu cập cảng Melbourne, tất cả đều được bảo phải xuống và đất tại Melbourne. Vì vậy, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, thông qua một phiên dịch viên, hỏi anh ta tên của anh ta. Cha tôi nói, "Tôi là Fateh Deen, và họ nói," Tên khác của bạn là gì?, Và ông nói, "Tôi chưa có tên nào khác. Họ nói, "Có quá nhiều Deens, Fazal Deen và Billy Deen và Muhammad Deen nặng. Và họ nói, "Đẳng cấp của bạn là gì? Hay Ông nói," Tôi là Rane,. Họ nói, „Đánh vần nó. Cha tôi nói, "Tôi có thể đánh vần tiếng Anh. Vì vậy, họ nói, "Được rồi, chúng tôi sẽ gọi bạn là Rane, Rane. Đó là cách mà điều đó xảy ra. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Chính phủ Liên bang đã đồng ý rằng người Ấn Độ đã cư trú vĩnh viễn ở Úc có thể mang theo vợ con (những người cũng được Chính phủ Ấn Độ chứng nhận). Trong thực tế, bằng chứng giai thoại cho thấy rằng người Ấn Độ đã không mang theo gia đình của họ cho đến những năm 1950. Ví dụ, vào năm 1930, Sher Mohamad, cố gắng đưa gia đình anh ta thất bại vì anh ta không sở hữu một tài sản và không đủ điều kiện để hỗ trợ gia đình anh ta. Vào một ngày sau đó, ông được phép đưa con trai đến Úc để giúp đỡ trong công việc kinh doanh của mình. Năm 1925, người Ấn Độ đã nhận được quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử Liên bang và quyền hưởng lương hưu cũ và không hợp lệ, nhưng những quyền này đã bị từ chối đối với người Afghanistan và những người châu Á khác vì họ không phải là chủ thể của Anh. Người Ấn Độ ở Queensland và Tây Úc đã nhận được quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tiểu bang muộn hơn nhiều, vào năm 1930 và 1935. Ở Tây Úc, vì họ là đối tượng người Anh, người Ấn Độ tiếp tục giành được 'Quyền của người khai thác' với sự chấp thuận của Bộ trưởng. Với việc thông qua Đạo luật bảo tồn công nghiệp chuối năm 1921, những hạn chế đối với người trồng Ấn Độ 'cư trú hợp pháp' ở Queensland cũng được bị thu hồi. Nhưng một sự miễn trừ tương tự không được dự tính đối với việc làm của người Ấn Độ trong ngành mía đường. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, một số người Hồi giáo ở Úc phải đối mặt với những hạn chế giống như người Đức và người Công giáo Ailen hoặc cộng sản đã làm khi Chính phủ Úc nghĩ rằng họ có thể đe dọa an ninh đối với Úc. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất khi Đế quốc Anh đang có chiến tranh với Đế quốc Ottoman, người Đức và Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman đã bị tuyên bố kẻ thù là người ngoài hành tinh. Kẻ thù ngoài hành tinh có nghĩa là một người không phải là đối tượng người Anh sở hữu quốc tịch của một quốc gia có chiến tranh với Hoàng đế Anh. Trong số những người Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman được coi là kẻ thù trong Thế chiến thứ nhất, mặc dù chỉ có một số ít trong số họ. Chỉ có một sự giam cầm của Thổ Nhĩ Kỳ được ghi nhận trong thời kỳ chiến tranh. Tuy nhiên, một số người Hồi giáo 62 Ấn Độ - cảm tình viên của Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman - đã chịu sự giám sát của Chính phủ Liên bang Cuộc chiến với Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế chiến 1 đã tác động sâu sắc đến thế giới Hồi giáo, nơi coi Abdul Hamid, Quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ, là nhà lãnh đạo tinh thần thế tục của họ. Ông là người bảo vệ những nơi linh thiêng của người Hồi giáo, Mecca và Medina ở Ả Rập Saudi. Đối với một số người Hồi giáo, tin tức rằng Úc đang có chiến tranh chống lại Thổ Nhĩ Kỳ đã gây sốc và họ coi sự tham gia của Úc là một ‟khủng khiếp. Vào tháng 1 năm 1915, hai người Hồi giáo, một người Afghanistan, Gool Mahomed và một người Ấn Độ, Mullah Abdullah đã thúc đẩy một phần bởi sự tuyệt vọng tinh thần và một phần vì lý do kinh tế, tấn công một đoàn tàu đông đúc với 1.200 người trên tàu ở Broken Hill, New South Wales. Người Hồi giáo nổ súng, khiến 11 người thương vong, bốn người chết và bảy người bị thương. Cuối cùng, cảnh sát bắn chết người Hồi giáo. Nhưng vụ việc đã đổ lỗi cho người Thổ Nhĩ Kỳ - kẻ thù hiện tại. Đối với người Hồi giáo Ấn Độ ở Ấn Độ và ở Úc, Chiến tranh thế giới thứ nhất đặt ra hai vấn đề nan giải. Ở Ấn Độ, nhiều người Hồi giáo ủng hộ Quốc vương Thổ Nhĩ Kỳ và Đế chế Ottoman vì lý do tâm linh, trong khi những người khác chiến đấu trong quân đội Anh. Quốc vương Ottoman, cho đến khi ông qua đời năm 1924, tuyên bố đại diện cho tất cả người Hồi giáo. Do đó, nhiều người Hồi giáo Ấn Độ đã thông cảm với Quốc vương. Năm 1919, khi Anh đang hủy bỏ Khilafat, các nhà lãnh đạo Hồi giáo Ấn Độ đã phản đối nó dưới hình thức một phong trào chính trị được gọi là Phong trào Khilafat. Dưới sự lãnh đạo của Ali Brothers, Maulana Muhammad Ali và Maulana Shaukat Ali, người Hồi giáo Ấn Độ đã phát động Phong trào Khilafat và cố gắng cứu Đế chế Ottoman khỏi sự tàn phá. Ấn tượng chung của người Hồi giáo Ấn Độ là các cường quốc phương Tây đang tiến hành một cuộc chiến chống lại Hồi giáo trên khắp thế giới để cướp đi tất cả sức mạnh và ảnh hưởng của nó. Đế chế Ottoman là cường quốc Hồi giáo duy nhất duy trì được quyền lực và người Hồi giáo Ấn Độ muốn cứu quyền lực chính trị Hồi giáo khỏi sự tuyệt chủng. Do đó, trong thời chiến, một số người Hồi giáo Ấn Độ ở Úc đã bị theo dõi. Ví dụ, vào tháng 9 năm 1916, Buna Khan, một người canh gác các lính cứu hỏa Ấn Độ trên tàu hơi nước P & O, đã bị nghi ngờ gửi thư liên quan đến cuộc chiến với người Thổ Nhĩ Kỳ ở Ai Cập thông qua một trong những người lính cứu hỏa. Sher Khan và Marm Deen cũng bị nghi ngờ là tội phản quốc khi họ đang lên kế hoạch gửi hỗ trợ tiền tệ cho Quốc vương Ottoman. Vào ngày 27 tháng 2 năm 1917, Quân đoàn Tình báo Úc đã báo cáo về các nghi phạm Hồi giáo: Những người Ấn giáo nói trên [Sher Khan và Marm Deen] được cho là sẽ rời Ấn Độ vào tuần tới (người ta cho rằng họ đang lấy một khoản tiền lớn (khoảng 1000 bảng Anh) (họ được cho là không tốt. Buna Khan [cũng] được cho là không trung thành và nỗ lực để gửi tiền đến Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ quan Hải quan và Tiêu thụ đặc biệt đã tìm kiếm Sher Khan và Marm Deen trên tàu Medina và 63 gửi báo cáo cho Cơ quan Tình báo Úc, trong đó họ tuyên bố rằng họ không thể tìm thấy bất kỳ lý do nào khiến hai người Ấn giáo không đến Ấn Độ. Vào ngày 8 tháng 3 năm 1917, Percy Whitlam, Nhà sưu tập Văn phòng Hải quan, Hải quan và Tiêu thụ đặc biệt, Victoria, đã gửi một bản ghi nhớ cho Trung úy WS Sproule, Bộ Tổng Tham mưu, Quân khu 3, Quân khu 3, Khu phố trưởng, Victoria, nói rằng Sher Khan có 1.250 dự thảo được ban hành từ Ngân hàng Thương mại Melbourne cho Ngân hàng Quốc gia Bombay và Marm Deen cũng có hai dự thảo, £ 500 và £ 800, được phát hành từ Ngân hàng Thương mại Melbourne cho Ngân hàng Quốc gia Bombay. Do đó, Quân đoàn Tình báo Úc đã khuyên "Chính phủ Ấn Độ hãy để mắt đến họ" Giống như tất cả những người ngoài hành tinh khác, người Mã Lai đã phải đăng ký trong Thế chiến thứ nhất. Ví dụ, Mohamad Din bin Haji Hassan, một thợ lặn, đến Broome năm 1915. Ngành công nghiệp ngọc trai Broome chủ yếu phụ thuộc vào thợ lặn không gian dưới nước của Malaysia. Lặn không gian dưới nước được thực hiện trong một không gian hạn chế được theo dõi thông qua môi trường trên không, trong khi cản trở tiếp cận thẳng đứng với mặt nước mở. Đơn đăng ký Hassan tiết lộ rằng theo Quy định phòng ngừa chiến tranh (Đăng ký người nước ngoài), năm 1916, người Mã Lai phải đăng ký. Tương tự như vậy, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Úc nhận thấy rằng một số người Malaysia đến Úc khi còn là sinh viên đại học có thể đã liên kết với Đảng Cộng sản Mã Lai và do đó có thể gây ra mối đe dọa an ninh cho Úc. Đảng Cộng sản Mã Lai, do cộng sản dân tộc Trung Quốc lãnh đạo và thống trị, ban đầu là một đồng minh của người Anh chống lại sự chiếm đóng của Nhật Bản ở Malaya trong Thế chiến thứ hai. Nhưng sau chiến tranh, nó bắt đầu một cuộc chiến tranh du kích chống lại sức mạnh thực dân Anh. Tình trạng khẩn cấp ở Malaysia được tuyên bố vào ngày 18 tháng 6 năm 1948. Năm 1951, Chính phủ Malay và Anh đã tìm kiếm sự giúp đỡ của Úc để ngăn chặn cuộc nổi loạn. Tình trạng khẩn cấp ở Malaysia là cuộc chiến duy nhất mà phương Tây giành được trước chủ nghĩa cộng sản. Vào tháng 8 năm 1957, người Anh đã trao cho Malaya độc lập và đất nước này được gọi là Malaysia. Trường hợp khẩn cấp ở Malaysia có tác động đến một sinh viên người Malaysia, M. A. Hassam, người đã đến Úc để học thêm vào năm 1940. Hassam đến học tại Tây Úc theo học bổng của Chính phủ Anh. Có một số lo ngại từ dịch vụ an ninh ở Perth khi Hassam hai lần thi trượt và sau đó tiếp nhận khoa học thay vì kỹ thuật 198 N. Kabir, mà ban đầu anh dự định học. Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng 1 năm 1945, một cuộc điều tra an ninh cho thấy Hassam là một người yêu chuộng hòa bình. Anh ta có không có lợi ích chính trị. Anh ta làm quen với một sinh viên Trung Quốc, nhưng không quá thân thiện. Do đó, chính quyền đã nhẹ nhõm vì Hassam không liên kết với cộng sản. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Subash Chandra Bose theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ đứng về phía các thế lực của phe Trục và thành lập Quân đội Quốc gia Ấn Độ chống Anh. 64 Quân đội này cũng được gọi là Azad Hind Fauj. Trong chiến tranh, Bose sống ở Đức và ủng hộ nền độc lập của Ấn Độ thông qua Đài phát thanh Berlin. Sau đó, ông chuyển đến Nhật Bản và tiếp tục phong trào đòi độc lập của Ấn Độ. Kết quả là, Chính phủ Liên bang nghi ngờ rằng các tù nhân chiến tranh Ấn Độ sống trong trại Nhật Bản có thể đã bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng Bose. Do đó, các hoạt động của Fazal Deen, như giải trí cho các tù nhân chiến tranh Ấn Độ từng ở trong các trại Nhật Bản, được coi là những kế hoạch có chủ đích chống lại Úc, vốn là đồng minh của Anh. Hơn nữa, những bình luận phê bình của Deen Viking về nước Úc trắng đã thêm vào sự ngờ vực của Chính phủ Úc. Do đó, trong trường hợp này, không phải đức tin Hồi giáo Deen hay cũng không phải màu sắc góp phần vào sự giám sát của anh ta, đó chỉ là mối đe dọa an ninh mà anh ta nghĩ là đang đặt ra thông qua các bình luận và hoạt động đáng ngờ của mình. Hầu hết các tài liệu và báo cáo của chính phủ gọi tất cả người Ấn Độ là "Người Ấn giáo" (người Ấn giáo). Một số giấy tờ di trú ghi lại tên của người nộp đơn, 'đẳng cấp' hoặc 'gia tộc' của họ như "Hindoo" hoặc "Mohammedan" và các chi tiết cá nhân của người nhập cư và dân tộc thiểu số khác. , vấn đề 'màu sắc' vẫn còn đáng kể, như Imam Rane nhớ lại: Chỉ những người đàn ông và con trai dưới 21 tuổi mới được phép đến Úc. Phụ nữ không bao giờ ra khỏi đây. Phụ nữ không bao giờ đi ra ngoài. Tôi đoán lý do là vậy. họ không muốn dân số, dân số da màu tăng lên. Người Ấn Độ - Hồi giáo, Ấn giáo, đạo Sikh - làm nghề buôn bán, bán hàng rong, cắt mía hoặc trồng cây bụi mặc dù một số người trong số họ ban đầu làm nghề lái lạc đà. Tổng số người Ấn Độ là 2.000. Người Ấn Độ thường xuyên rập khuôn. Hầu như người Ấn Độ nhập cư là nam giới, tham gia lao động nam tính, khác biệt với người Úc về màu sắc, ngôn ngữ, tôn giáo, trang phục và mức sống, hầu hết người Ấn Độ nhập cư đủ điều kiện tự động trên mọi tính toán để được loại trừ, cùng với người Trung Quốc. Một người bán hàng rong Ấn Độ ở New South Wales đã bị buộc tội vì những người phụ nữ cô đơn sợ hãi mua đồ của anh ta, và một số công nhân nông trại Ấn Độ ở phía bắc New South Wales bị cáo buộc là sữa bị ô nhiễm và cũng khiến tiền lương bị giảm 3.2.2. Những ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người nhập cư gốc Âu tại Australia giai đoạn 1901-1945 Lịch sử 'phân biệt chủng tộc' của Úc đã được khám phá rộng rãi về mặt đối xử và kinh nghiệm của người bản địa và nỗi sợ hãi về 'cuộc xâm lược châu Á' đã dẫn đến học thuyết sáng lập quốc gia về Chính sách Úc trắng vào năm 1901. Nhưng những lịch sử này hiếm khi được liên kết với những ám ảnh về sự phù hợp chủng tộc da trắng. Tương tự như vậy, tầm quan trọng của học bổng đối với các khía cạnh chủng tộc của phong trào phụ nữ phương Tây chủ yếu tập trung vào các công trình của phụ nữ da trắng về mối quan hệ của họ đối với chủng tộc của người khác, điều này có thể được sử dụng để củng cố địa vị của phụ nữ da trắng và sự 65 thúc đẩy văn minh của phong trào phụ nữ phương Tây liên quan đến những người được coi là thấp kém về chủng tộc. Cả hai xu hướng này chắc chắn là hiển nhiên ở Úc. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận sôi nổi về sự phù hợp chủng tộc màu trắng, hiển nhiên trong phong trào Phụ nữ Úc từ ít nhất là đầu những năm 1900, cho đến nay, vẫn chưa nhận được nhiều sự chú ý. Từ những năm 1910 đến những năm 1930, phong trào Phụ nữ rất quan tâm đến các vấn đề nhập cư, nhưng có lẽ không phải theo cách chúng ta mong đợi. Các hoạt động của họ không tập trung vào sự cần thiết phải loại trừ người di cư châu Á hoặc người di cư khác. Họ cho rằng Chính sách Úc trắng đang hoạt động hiệu quả để ngăn chặn điều này (và thực tế là như vậy). Thay vào đó, hoạt động của họ tập trung vào nhu cầu di cư gia tăng từ Anh và thậm chí chủ yếu hơn, về nhu cầu sàng lọc nghiêm ngặt và xét nghiệm y tế để đảm bảo chỉ những người di cư da trắng chất lượng cao mới được thừa nhận. Để hiểu cơ sở của hoạt động này, rất hữu ích khi xem xét các điều khoản của Đạo luật hạn chế nhập cư (1901), cơ sở trung tâm của chính sách của Úc Trắng. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với điều khoản đầu tiên và khét tiếng nhất của Đạo luật, được thiết kế như một rào cản đối với nhập cư không phải người da trắng. Điều này đã cấm việc nhập cư của: „Bất kỳ người nào khi được yêu cầu làm như vậy bởi một sĩ quan đều không viết ra chính tả và ký tên trước sự hiện diện của viên chức một đoạn dài năm mươi từ bằng ngôn ngữ châu Âu do sĩ quan điều khiển: (a) bất kỳ người nào có khả năng trở thành người buộc tội đối với tổ chức công cộng hoặc tổ chức từ thiện theo ý kiến của Bộ trưởng hoặc của một viên chức; (b) bất kỳ người ngốc hoặc người mất trí; (c) bất kỳ người nào mắc một bệnh truyền nhiễm hoặc truyền nhiễm của một nhân vật ghê tởm hoặc nguy hiểm; (d) bất kỳ người nào trong vòng ba năm bị kết án về tội vi phạm, không phải là một hành vi phạm tội chính trị đơn thuần và đã bị kết án tù trong một năm hoặc lâu hơn, và đã không được ân xá; (e) bất kỳ gái mại dâm hoặc người sống trong nghề mại dâm của người khác” Đương nhiên, họ rất quan tâm đến việc khuyến khích và cung cấp hỗ trợ, bảo vệ, và cơ hội cho phụ nữ di cư. Họ cũng nhấn mạnh rằng việc lựa chọn và giám sát phụ nữ di cư cần phải được thực hiện bởi chính phụ nữ Úc. Do đó, Ủy ban Di trú và Nhập cư do Hội đồng Phụ nữ Quốc gia Queensland thành lập năm 1910 có liên quan đặc biệt đến phúc lợi của các cô gái nhập cư Anh ra đời với tư cách là người giúp việc gia đình. Họ rất muốn khuyến khích những người di cư như vậy, vì sự thiếu hụt help sự giúp đỡ tốt là một nguồn gây khó chịu cho phụ nữ trung lưu vào thời điểm này, nhưng họ cũng lo ngại không kém rằng những người nhập cư như vậy nên được lựa chọn và giám sát đúng mức. Những gì họ muốn, họ lập luận, là những 66 người nội địa được đào tạo tốt hơn là những người ngớ ngẩn không ngừng đến. Năm 1911, họ cân nhắc việc gửi một nhóm phụ nữ đến Anh để chọn những cô gái phù hợp làm người di cư. Cũng trong khoảng thời gian đó, Hội đồng New South Wales đã thành lập một ủy ban tương tự cũng bày tỏ quan điểm rằng những người phụ nữ được chọn để gửi đi ở đây không được chọn một cách khôn ngoan. Và do đó, họ đã thông qua các nghị quyết rằng một ủy ban bao gồm các thành viên nữ được thành lập ở London để chọn người nhập cư, đó là tất cả phụ nữ di cư được thông qua bởi một nữ tiến sĩ. Cả hai ủy ban đã theo đuổi các chương trình nghị sự này thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong những năm sau Thế chiến thứ nhất, và cả hai đã tham gia chặt chẽ với Liên minh định cư mới, được thành lập vào đầu những năm 1920, nhằm tìm cách hỗ trợ những người di cư mới sau khi đến Úc. Các nhóm khác cũng nổi lên để hỗ trợ nguyên nhân. Ở Nam Úc, những lo ngại về vấn đề nhập cư đã dẫn đến việc cải tổ Hội đồng Phụ nữ Quốc gia năm 1921, khi Phu nhân Hackett, nữ thị trưởng, triệu tập một cuộc họp 'để thảo luận về các điều kiện của Úc ảnh hưởng đến việc nhập cư của phụ nữ phục vụ chiến tranh Anh'. Việc nhập cư của các cô gái và phụ nữ từ Anh vẫn là một trọng tâm của Hội đồng Nam Úc. Các Hiệp hội Dân sinh Phụ nữ ở Tây Úc, chi nhánh của Liên đoàn Nữ Cử tri Úc, cũng rất quan tâm đến vấn đề nhập cư. Đầu những năm 1920, một số thành viên của nó đã thành lập Hội đồng phụ trợ nhập cư dành cho phụ nữ, họ tìm cách hỗ trợ người di cư mới, cả về mặt thực tế và bằng cách cung cấp các sự kiện giải trí và xã hội tại nhà trọ cung cấp cho họ3 Các ủy ban này xử lý gần như độc quyền với nhập cư Anh. Câu hỏi về di cư không phải màu trắng chỉ phát sinh hiếm khi, và được hành xử riêng. Năm 1924, một trong những chủ đề được đề xuất thảo luận tại hội nghị quốc gia Úc là „Cần có một cuộc điều tra quốc tế đầy đủ, không thiên vị và khoa học về các vấn đề phát sinh từ sự tiếp xúc giữa người phương Đông và phương Tây với sự tham khảo đặc biệt về di cư. Và vào năm 1925, Hội đồng Nam Úc đã thông qua một nghị quyết phản đối số lượng người nhập cư không mong muốn đến Úc từ các nước Nam Âu. Nhưng mối quan tâm chính là với việc tăng số lượng người di cư Anh đến nước này. Ở Tây Úc, sự thành lập Hội đồng phụ trợ nhập cư của phụ nữ được thúc đẩy bởi sự hiểu biết rằng, 'Đối với Khối thịnh vượng chung, vấn đề lớn nhất là dân số, và mối nguy hiểm đối với các khu vực trống của Khối thịnh vượng chung là một mối đe dọa khiến nó phải bắt buộc nỗ lực cho những người có người di cư từ Anh'. Vào năm 1924, Ủy ban New South Wales đã báo cáo ý kiến của mình rằng: 'nhập cư, liên quan đến New South Wales, đang ở mức thấp và chúng tôi hy vọng rằng việc rê bóng sẽ phát triển thành một dòng chảy ào ạt trong năm tới. Năm sau, họ lưu ý rằng khoảng 12.000 người di cư đã đến tiểu bang trong hai 3 Jane Carey (2009), Creating White Australia, Sydney University Press, University of Sydney, New South Wales, Australia, tr.201 67 năm qua, 80% trong số đó là người Anh. Và điều đó, trong khi vài người Scandinavi đã đến nhà nước, „một số miền Bắc Ý đến, những người đã phải chịu sự kiểm tra y tế trước khi bắt tay. Đương nhiên, các nhóm này vẫn đặc biệt quan tâm đến việc tăng số lượng phụ nữ di cư. Năm 1926, Ủy ban New South Wales chủ trương 'một nỗ lực thống nhất về phía phụ nữ Úc, để thu hút phụ nữ Vương quốc Anh tại đây. Đến năm 1927, Ủy ban Di trú Nam Úc vui mừng báo cáo rằng các cô gái sẵn sàng làm công việc gia đình hiện đang được cung cấp các đoạn miễn phí (những điều này trước đây chỉ dành cho người di cư nam). Do đó, ủy ban hy vọng rằng những cải cách này có nghĩa là dòng người phụ nữ phù hợp di cư đến bờ biển Úc có thể được tăng lên rất nhiều Năm 1923, Hội đồng New South Wales một lần nữa kêu gọi rằng việc lựa chọn di cư phụ nữ nên được thực hiện bởi phụ nữ Úc được trả tiền cho mục đích này. Hội đồng Queensland cũng giải quyết vào năm 1923 rằng cần có sự lựa chọn đúng đắn của những người có thẩm quyền ở Vương quốc Anh về những cô gái được gửi đến Úc để những người phụ nữ Úc tốt nhất được bổ nhiệm cho mục đích. Đây là một vấn đề được tất cả các hội đồng trên cả nước theo đuổi vào những năm 1930. Một nghị quyết được thông qua tại hội nghị quốc gia năm 1938 kêu gọi chính phủ Liên bang nên thuê một nữ văn phòng có trách nhiệm ở nước ngoài để khuyến khích và khuyến nghị phụ nữ nhập cư thuộc loại tốt cho Úc. Tuy nhiên, bên cạnh mong muốn gia tăng dân số da trắng thông qua nhập cư, là nỗi sợ rằng, trong thời kỳ bị kết án, Úc có thể trở thành bãi rác cho các thành phần thấp nhất của xã hội Anh. Các cuộc gọi cho việc bổ nhiệm các nữ giáo sư và nữ văn phòng nhập cư đã đi đôi với các cuộc tranh luận về các cuộc kiểm tra y tế nghiêm ngặt hơn và các cuộc kiểm tra khác để loại trừ những người di cư không mong muốn. Do đó, Hội đồng New South Wales năm 1921 đã đề xuất sự cần thiết phải 'kiểm tra nghiêm ngặt hơn đối với phụ nữ nhập cư, cuộc kiểm tra này được tiến hành bởi các bác sĩ nữ, và một sự căng thẳng đặc biệt được đặt ra là cần thiết phải loại trừ các trường hợp bệnh lao và hoa liễu'. của Hội đồng Phụ nữ Quốc gia Nam Úc đã bày tỏ điều đó trong địa chỉ hàng năm của bà vào năm 1926: Những người có thể chất và tâm lý yếu không có khả năng thích nghi dễ dàng ở một vùng đất xa lạ vì lý do này là trách nhiệm của chúng tôi. cũng như với những người mong muốn định cư thành công ở Úc rằng cần phải có một tiêu chuẩn nhất định về sức khỏe và tâm lý. Cùng với sự tham gia rộng rãi hơn của các phong trào phụ nữ với thuyết ưu sinh, và phản ánh các quy định rõ ràng của Đạo luật hạn chế nhập cư, ngày càng có sự nhấn mạnh về sự cần thiết phải bảo vệ chống lại mối đe dọa chủng tộc từ những người di cư bị tâm thần. Năm 1929, Hội đồng New South Wales đã viết thư cho chính phủ để xác định số lượng người nhập cư hiện đang sống trong nhà tù tâm thần của bang, và loại điên loạn mà họ phải chịu đựng. Họ hài lòng nhất khi phát hiện ra rằng những thống kê này đã được chứa trong các 68 báo cáo thường niên của bộ. Năm 1932, họ đã thông qua một nghị quyết yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt hơn về các điều kiện tinh thần, thể chất và sự phù hợp chung với Úc] để được thực hiện. Các Hiệp hội Dịch vụ Phụ nữ Tây Úc trước đó đã lập luận vào năm 1925 rằng cần phải có thêm sự giám sát đối với các khiếm khuyết về tinh thần, và ủng hộ mạnh mẽ vào năm 1927, cần phải ngăn chặn các cô gái không có tinh thần được gửi đi chăm sóc y tế nghiêm ngặt hơn Đến năm 1923, Trường đã mở rộng đáng kể công việc, phản ánh mức độ hỗ trợ mà họ đã thu được. Đến giai đoạn này, họ đã vận hành 30 Trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em và thuê 11 y tá và bảy nhân viên y tế danh dự. Người ta đã tuyên bố rằng tổng số người tham dự tại các trung tâm này là 22.372, và ngoài ra các y tá của họ đã thực hiện 19.700 chuyến thăm nhà. Vào năm 1930, con số này đã tăng lên với 70.7706 và 38.471 lượt ghé thăm nhà. Và đến năm 1935, tuyên bố rằng hiệp hội đã liên lạc với hầu hết mọi em bé được sinh ra tại tiểu bang năm đó. Mục tiêu chính được tuyên bố vào năm 1924 là nhằm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và xây dựng một chủng tộc khỏe mạnh và mạnh mẽ hơn. Mục đích này đã được mở rộng vào năm sau khi báo cáo của Hiệp hội quan sát thấy công việc giúp các bà mẹ giữ cho bản thân và em bé của họ có tầm quan trọng lớn nhất đối với Nhà nước. Nó làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, số tù nhân tại Bệnh viện, Nhà dành cho Người mù, Điếc và Câm, v.v., và giúp xây dựng một chủng tộc mạnh khoẻ và cường tráng hơn. Một cơ sở chính của các hoạt động phong trào Phụ nữ trong khu vực này xoay quanh các chiến dịch dành cho trẻ em. Điều này được coi là có ý nghĩa sâu rộng. Khi chi nhánh New South Wales của Liên đoàn cử tri phụ nữ Úc đóng khung vấn đề tại cuộc họp thường niên năm 1928, tài trợ cho trẻ em sẽ dẫn đến tăng sản lượng; giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ, hiệu quả cao hơn và thúc đẩy rộng hơn một chủng tộc khỏe mạnh hơn. Năm 1929, một bài báo trên tờ Dawn đã liên kết các chiến dịch phong trào của phụ nữ về làm mẹ, nuôi con, tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh, hòa bình thế giới, trợ cấp hưu trí và quốc tịch của phụ nữ đã kết hôn là vấn đề sống còn của cuộc bầu cử sắp tới và kêu gọi độc giả quay trở lại những ứng cử viên đồng hành cùng phụ nữ Úc trong cuộc chiến vĩ đại để giữ gìn và cải thiện chủng tộc. Là một phạm trù, người Do Thái vượt qua hai diễn ngôn chính về chính sách dân số của Úc: chủng tộc và quốc gia. Chủng tộc đã được sử dụng để phân định giới hạn văn hóa của quốc gia khi nó đang được hình thành. Như Ien Ang và tôi đã tranh luận ở nơi khác, chính sách của Úc trắng 'trong trường hợp đầu tiên, là một chính sách dân tộc và phản ánh các quốc gia mới tìm kiếm một bản sắc dân tộc trong một nền văn hóa châu Âu và sự đồng nhất chủng tộc có trụ sở tại Anh (chắc chắn ngụ ý loại trừ của chủng tộc / văn hóa khác). ' Trong khoảng thời gian cuối những năm 1960, khi Úc bắt đầu mở cửa cho những nhóm người bị loại trừ một cách kiên quyết nhất trong kỷ nguyên của chính sách Úc trắng - Người châu Á - nhà thiết yếu 69 về mặt sinh học đã nhường chỗ cho nhà tương đối văn hóa của dân tộc. Đồng thời, việc thực hành xác định người di cư theo lý lịch quốc gia vẫn tiếp tục. Trong cả hai thời đại lớn này, thời đại đồng hóa và đa văn hóa, người Do Thái đã không phù hợp với các phạm trù được sử dụng. Ví dụ, trong khi người Do Thái ngày càng bị phân biệt chủng tộc trong các diễn ngôn phổ biến, và đôi khi là chính phủ, từ giữa thế kỷ XIX, điều tra dân số Úc đã liên tục phân loại người Do Thái theo tôn giáo của họ. Kết quả là, tất cả các ước tính về số lượng người Do Thái ở Úc đều phụ thuộc vào những người cho Do Thái giáo là tôn giáo của họ Mức độ đồng hóa cao của người Do Thái Anh-Úc, và thiếu người Do Thái nói chung như một chủng tộc, được phản ánh trong mức độ giao thoa cao trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu của thế kỷ XX. Năm 1911, 27% người chồng Do Thái ở Úc có vợ không phải là người Do Thái và 13% người vợ Do Thái có chồng không phải là người Do Thái. Năm 1921, những con số này đã tăng lên 29% và 16% tương ứng.4 Người Do Thái Úc bị đồng hóa đến mức họ đã đưa lên các giá trị đồng nhất của văn hóa dân tộc Úc đồng hóa và nghĩ rằng người Do Thái châu Âu là khác nhau. Năm mươi năm sau, vị trí của Anh-Do Thái Úc dường như rất giống với điều được tán thành bởi Walter D. Benjamin trong lá thư của ông gửi cho Biên niên sử Do Thái Luân Đôn năm 1891, cho rằng, khi người Do Thái Úc bị đồng hóa, nghĩ về Do Thái giáo chỉ là một tôn giáo, sau đó họ cũng nghĩ mình phân biệt chủng tộc là 'trắng'. Vấn đề với việc mô tả người Do Thái là một chủng tộc là một số người được chấp nhận là đã đồng hóa và đã kết hôn. Nếu điều này là như vậy thì họ cũng phải là 'người da trắng', theo thuật ngữ chủng tộc của Úc. Chính sự mơ hồ này đã làm cơ sở cho nhận xét này, một lần nữa từ năm 1938, từ Chi nhánh Điều tra Liên bang: “Về thể loại, văn hóa và tiêu chuẩn kinh tế, những người Do Thái [Đức] này tạo thành một quốc gia hoàn toàn khác với người Do Thái ở đây đã tạo ra một số cảm giác chống Do Thái: Ba Lan và những người Do Thái phương Đông khác ở Carlton [Melbourne] chẳng hạn. Về ngoại hình và cách cư xử, họ khá giống người Đức hơn người Do Thái, [và] cũng áp dụng tương tự với văn hóa và đạo đức kinh doanh của họ.” Ngoài việc chuyển từ màu trắng sang màu, chủng tộc còn bị pha trộn phức tạp với ngôn ngữ và văn hóa. Xuất hiện trên một chuẩn mực Úc-Anh kết hợp phân biệt thị giác với định giá ngôn ngữ tiếng Anh và thực tiễn văn hóa Anh-Úc, đồng hóa được coi là chỉ có thể đối với những người không thay đổi quá nhiều trong ba loại này trong đó có sự khác biệt về bất kỳ loại nào trong ba loại này một sự khác biệt được đề xuất có thể được tìm thấy ở hai người kia. Do đó, ví dụ, vào những năm 1930, mặc dù là người châu Âu, người Ý và đặc biệt là người Ý ở miền Nam, những người không được coi là đủ tương tự như chuẩn mực của Anh/châu Âu được chính phủ cho phép; vì vậy không được xem xét bởi dân số nói chung. Họ có một ngôn 4 The colour of Jews, p.57 70 ngữ khác, một số thực hành văn hóa rất khác nhau như ẩm thực và phiên bản Công giáo của họ, và họ được coi là đủ tối để được gọi là người da màu. Năm 1934 'đã xảy ra các cuộc bạo loạn chống Địa Trung Hải tại Kalgoorlie, trong đó một số người đã thiệt mạng. Từ đầu những năm 1930, sự phân biệt chủng tộc của người Do Thái giống như người Semite đã trở thành một hệ tư tưởng có ảnh hưởng. Vào tháng 6 năm 1933, một bản ghi nhớ nội các đã được chuẩn bị cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên quan đến đơn xin của một cư dân Úc để được phép mang đến Úc anh trai và vợ và đứa con của anh ta 'thuộc chủng tộc Do Thái'. Ở đây, dường như, chủng tộc được sử dụng theo cách sử dụng của Đức Quốc xã. Khi những năm 1930 phát triển, chính phủ Úc ngày càng lo lắng hơn về số lượng người Do Thái nộp đơn xin đến Úc. Năm 1936, Trợ lý Bộ trưởng T. H. Garrett của Bộ Nội vụ đã phản đối rằng, 'Người Do Thái với tư cách là một người nhập cư không mong muốn vì lý do họ không hòa nhập; nói chung, họ bảo vệ bản sắc của họ là người Do Thái.' Đức quốc xã đã phân biệt chủng tộc đối với tất cả người Do Thái, bắt đầu với người Do Thái bị đồng hóa cao của Đức và Áo, và chuyển sang người Do Thái Yiddish bị biến dạng và không hiện đại của Pale. Sự phân biệt chủng tộc của người Do Thái trong nửa cuối thập niên 1930 của chính phủ Úc đã diễn ra một cách mơ hồ và trong bối cảnh di cư gây tranh cãi. Ở đây, nó đã được xem xét, sự phân biệt chủng tộc của Đức Quốc xã nói rõ theo những cách phức tạp với sự thay đổi của bài diễn văn Úc về việc chủng tộc đánh dấu những người có thể bị đồng hóa. Đồng thời, sự thừa nhận ở Úc rằng người Do Thái tiếp tục duy trì một mức độ riêng biệt dẫn đến một mối lo ngại để hạn chế số lượng nhập cư. Một tác động của chủ nghĩa bành trướng của Đức Quốc xã là gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn Do Thái liên quan đến người Do Thái thuộc nhiều quốc tịch. Kể từ khi chính phủ Úc coi là hiện đại hóa, và thường bị đồng hóa theo nhiều cách khác nhau, người Do Thái ở các nước Tây Âu dễ bị đồng hóa hơn người Yiddish, Ba Lan và Nga, Do Thái của Pale và vì họ muốn hạn chế số lượng người Do Thái vào Úc bằng mọi cách, Chính phủ dần dần bị ép buộc về một lời hùng biện của chủng tộc. Tuy nhiên, người Do Thái quan tâm là châu Âu và Đông Âu. Trong bài diễn văn về chủng tộc của người Úc, người Do Thái châu Âu được cho là người Do Thái da trắng và người Đông Âu cũng vậy, nếu trắng hơn. Kết quả là, trong khi người Do Thái bị phân biệt chủng tộc một cách chiến lược, họ dường như chưa được tô màu, cho thấy một lần nữa, trong bối cảnh diễn ngôn về chủng tộc của Úc, người Do Thái vừa 'trắng' vừa 'không trắng'. Lần đầu tiên chuyển sang một cuộc thảo luận về những nỗ lực chiến tranh thế giới thứ hai của Sephardim để di cư sang Úc, chúng tôi thấy, một nỗ lực để phân biệt người Do Thái 'da trắng', 'người châu Âu' với người Do Thái 'da màu', 'Asiatic'. Trong quá trình này, sự phân biệt chủng tộc của một số người Do Thái là "màu" và những người khác là "người da trắng" đã đặt câu hỏi về cơ sở để mô tả người Do Thái là một nhóm đơn nhất. Tất nhiên, điều này tạo ra một lịch sử rất khác thường của người Do Thái, 71 theo một cách nào đó, có nguồn gốc từ châu Âu nhưng nó không phải là điều mà người dân Úc lo lắng, ngoại trừ một số nhóm chống Do Thái nhất định hoặc chính phủ Úc. Có lẽ một lý do cho điều này là sự vướng mắc lịch sử gần gũi của người di cư Anh và Do Thái Những năm 1920 chứng kiến sự ra đời của người Hồi giáo châu Âu - người Albani. Nói về nhu cầu của người lao động châu Âu, một phóng viên chính thức tuyên bố: „Úc yêu cầu những người định cư da trắng sẵn sàng sống xa xôi và những người nhập cư và dân tộc thiểu số, những người có kinh nghiệm trong các hoạt động nông nghiệp và mục vụ, như người Albani có sở hữu. Người Albani định cư trong ngành nông nghiệp và công nghiệp đường ở Mareeba và Cairns, Queensland, ngành nông nghiệp ở Shepparton, Victoria, khu vực vườn chợ của Fremantle, và ngành nông nghiệp ở York và Morana ở Tây Úc. Theo điều tra dân số năm 1933, có 770 người Albani ở Úc, với 766 nam và bốn nữ. Những người đàn ông Albania đã về nhà vào giai đoạn sau để kết hôn hoặc đưa vợ đến Úc. Các bang có dân số Albania lớn nhất, theo thứ tự là Queensland, Victoria và Tây Úc; New South Wales và Nam Úc có rất ít. Một phụ nữ sinh ra ở Úc, Xhevahire Emin (Joan Emin sinh năm 1941) nhớ lại lịch sử gia đình của mình: Cha tôi đến đây vào năm 1924, đầu tiên, ông đã dọn dẹp ở vùng York, và sau đó ông đi dọn dẹp miền Nam, và mua 250 mẫu đất ... chỉ là bụi cây, mà cha đã tự dọn dẹp, và xây dựng một loại nhà, và bắt đầu trồng rau, khoai tây là chủ yếu, ông đã trồng ... khoai tây dưới Hội đồng Khoai tây. Vì vậy, ông đã trồng chúng bằng diện tích. Có một cảm giác tình bạn giữa các dân tộc thiểu số, không phân biệt tôn giáo. Ví dụ, người Albani đã giúp người Hy Lạp trong quá trình định cư tại Úc. Như Xhevahire Emin nhớ lại: Cha tôi đã dọn đất chỉ bằng rìu, rất nhiều bằng tay; Cuối cùng, cha tôi đã mua một con ngựa kéo và ông đã làm rất nhiều việc với nó, và sau đó khi ông đưa hai đứa con trai lớn của mình ra ngoài, chúng cũng giúp đỡ trong việc dọn dẹp. Và rồi, cuối cùng, mọi người trong cộng đồng, họ đã [biết] nhau và họ cũng sẽ đến và giúp đỡ, và hầu hết thời gian anh ta sẽ đến các bến cảng ở Bunbury, và anh ta sẽ đón những người muốn ở lại Úc và anh sẽ đưa họ ra nông trại và họ sẽ ở lại. Tôi nghĩ rằng nếu họ ở đây một hoặc hai năm hoặc một cái gì đó, họ có thể ở lại mọi lúc. Họ có nguồn gốc từ Hy Lạp, và họ sẽ chỉ làm việc cho thực phẩm của họ, và họ sẽ giúp cha tôi dọn dẹp và trồng khoai tây, cho đến khi họ nộp đơn xin cư trú, và sau đó họ đi theo con đường của họ, chủ yếu là trong các nhà hàng. Ở Bunbury, họ đã đi vào các doanh nghiệp như nhà hàng. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Ý xâm chiếm Albania và tuyên chiến với quân Đồng minh, người Albani được xếp vào nhóm „kẻ thù ngoài hành tinh. Theo quy định của Quốc gia, tất cả người ngoài hành tinh của kẻ thù được yêu cầu phải đăng ký tại đồn cảnh sát. Nhiều người trong số họ được cho là gây ra mối đe dọa phát xít. Người Albani ở Queensland bị ảnh hưởng xấu nhất. Một phụ nữ Albania ở Queensland kể lại rằng khi những người lính đến nhận cha cô, ông đã trốn trong bụi rậm. Nhưng những người lính đã đưa chú út cô ra thay. 72 Về chú thực tập sinh của cô, người được phỏng vấn nhớ lại: Tất cả những gì họ làm là làm việc ở những trang trại ngoài kia. Đó là tất cả những gì ông nói về nó. Họ đã được giám sát. Họ không kiếm được tiền. Chúng tôi không thông báo nơi anh ta được đưa. Anh ấy không liên lạc với gia đình chúng tôi. Chúng tôi đã không nhận được bất kỳ lá thư từ anh ấy trong khoảng thời gian đó. Những trường hợp này cho thấy rằng không phải tất cả người Albani đều đặt ra mối đe dọa tiềm tàng trong Thế chiến thứ hai. Trong số những người không được thực tập, nhiều người quyết định làm rõ tình trạng của họ và trở thành đối tượng người Anh. Tuy nhiên, các đơn đã được giữ lại, trong khi các nhà chức trách cố gắng quyết định xem các ứng viên có tham gia vào bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào hay không. Ví dụ, Xhafer Kodra nộp đơn xin nhập tịch vào năm 1943, và trong Báo cáo về Đơn xin Nhập tịch, người nộp đơn được hỏi liệu anh ta thuộc chủng tộc châu Âu (da trắng) và có thể đọc hoặc viết một cách trôi chảy hoặc hiểu tiếng Anh một cách hợp lý. Có bất kỳ hồ sơ về hành vi của anh ấy trong chiến tranh và tại sao anh ấy muốn nhập tịch? Nhận xét về cách ứng xử của người nộp đơn là anh ta là một Công dân chăm chỉ, ít nói, và anh ta Đã tuân thủ các quy định, và anh ta muốn nhập tịch cho Thường trú nhân và toàn quyền công dân. Các chính sách đã thoải mái hơn nhiều ở các tiểu bang khác. Tại Victoria, một số người Albani làm việc cho Hội đồng Việc làm Đồng minh xây dựng lại các con đường, trong khi những người khác phải báo cáo cho đồn cảnh sát mỗi tuần. Ở Tây Úc, một số công việc nhất định như chặt và xử lý củi, nông nghiệp nói chung và công việc nông nghiệp đã được Hội đồng Việc làm Đồng minh giao cho người Albani. Tuy nhiên, người Albani nhập tịch đã được miễn trừ khỏi những áp đặt như vậy. Ví dụ, vào ngày 21 tháng 4 năm 1943, Hội đồng Việc làm Đồng minh đã chỉ thị rằng Demir Fehim, 'sẽ thực hiện dịch vụ chặt và xử lý củi, nông nghiệp nói chung và công việc nông nghiệp và các công việc khác do đó được chỉ đạo bởi Bảo tồn Rừng, Tây Úc, và các sĩ quan của nó. Sau đó, những nhiệm vụ này không được giao cho Fehim vì Hội đồng nhận thấy rằng vào ngày 15 tháng 2 năm 1943, anh ta đã nhập tịch, trở thành một chủ thể của Anh. Mặt khác, một số người Albani được miễn thực tập vì lao động của họ rất cần thiết vào thời điểm đó. Chẳng hạn, cả Zalo Hajrulla và Nezer Hodo đều đăng ký vào ngày 15 tháng 4 năm 1942 tại Sở cảnh sát York và cả hai đều tuyên bố miễn thực tập vì họ là những người làm vườn ở chợ Giống như có một cảm giác tình bạn giữa các dân tộc thiểu số châu Á, như người Ấn Độ, người Afghanistan, người Mã Lai và người thổ dân, có vẻ như cũng có ý thức về mối quan hệ họ hàng giữa các dân tộc thiểu số châu Âu. Tuy nhiên, mặc dù họ là người châu Âu, người Albani đã gặp phải sự kháng cự từ cộng đồng rộng lớn như người Hy Lạp và người Ý vì "dân tộc" của họ, như được nêu trong đơn khiếu nại sau đây của người Albani gửi đến văn phòng nhập cư vào năm 1925: Chúng tôi phải chịu sự bất ổn Sự ngược đãi của người dân Sydney, những người đã ném đá chúng tôi bằng đá, bẩn thỉu và rau thối gọi chúng tôi là 73 'Yoguslav Dagoes'. Chúng tôi bị buộc phải đi trốn, chịu đựng đói khát và khó khăn. Bốn thành viên của chúng tôi đã thuê một ngôi nhà nhỏ ở Broken Hill, một ngày bị người Anh tấn công bằng đá .... Ngày hôm sau, các tờ báo xuất bản các bài báo với tiêu đề „Ném đá Yoguslavs vào loại nặng. Tại sao lại bắt bớ? Chủ yếu là vì những người di cư bao gồm nhiều người Hy Lạp, Bulgari, Thổ Nhĩ Kỳ, người Ý và người Albani không biết cách cư xử ở nước ngoài. Người dân Úc, một quốc gia trẻ tuổi, không phân biệt được các quốc tịch khác nhau của những người di cư và gọi tất cả họ là „Yoguslav Dagoes. Không nơi nào trên thế giới có người di cư của chúng ta chìm xuống mức thấp như ở Úc Giống như tất cả các dân tộc thiểu số khác, người Albani bị ảnh hưởng xấu bởi cuộc suy thoái năm 1929, khi công việc ngày càng trở nên khó khăn. Suy thoái đã ảnh hưởng đến khu vực nông thôn, và dẫn đến rất nhiều phong trào trong các tầng lớp lao động. Khi trầm cảm ngày càng sâu, nhiều người đàn ông chuyển đến các mỏ vàng để làm việc. Người Úc thất nghiệp và người Nam Âu (bao gồm cả người Albani) cũng chuyển sang các mỏ vàng và một số sự đối nghịch nảy sinh giữa hai nhóm người đàn ông làm việc trong hầm mỏ. Cái chết của một người Úc vào cuối tuần Ngày Quốc khánh Úc ở Người nhập cư & Dân tộc thiểu số đã kích động nhiều ngày bạo loạn ở Kalgoorlie và Boulder. Một số cơ sở của „người ngoài hành tinh thậm chí bị cướp phá hoặc đốt cháy. Do sự suy thoái và sự thù địch ngày càng tăng của người Anh và người Úc, nhiều người Albani rời Tây Úc trong những năm 1930 và định cư ở Queensland và Victoria. Mặt khác, người Hồi giáo ở Queensland cũng phải chịu nhiều khó khăn trong cuộc Đại khủng hoảng. Đại khủng hoảng đã tác động đến toàn bộ dân số Úc. Vào ngày 16 tháng 5 năm 1932, báo cáo cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc đã đạt mức 30%. Sự sụp đổ của giá cả thế giới trong nông nghiệp đã khiến nhiều nông dân lâm vào cảnh túng quẫn và họ đã quay trở lại với nghề nông, chỉ ăn những gì họ trồng. Những người đàn ông về các khoản thanh toán duy trì thường được sử dụng để làm nhục các công trình công cộng. Một số người đàn ông thất nghiệp được đưa ra khỏi gia đình của họ và bị đưa vào các trại lao động được điều hành với kỷ luật quân đội. Ở các thành phố, ăn xin và bán hàng rong đã trở nên phổ biến, cũng như các vụ trục xuất, phá sản và bán các vật có giá trị trong gia đình. Chủ cửa hàng và nhà sản xuất chịu đựng cùng với tầng lớp lao động, đã thấy thị trường của họ giảm hoặc biến mất hoàn toàn. Trong hoàn cảnh, sự đau khổ về kinh tế của hầu hết các dân tộc thiểu số nhập cư nghiêm trọng hơn trong xã hội rộng lớn hơn Cuối cùng, với sự phát triển của các hình thức vận chuyển mới hơn vào những năm 1930, những nỗ lực của người Afghanistan không còn cần thiết nữa. Nhưng các thợ lặn ngọc trai Malaysia ở Tây Úc và những người lao động không có người Java ở Queensland đã được giữ lại để làm việc trong ngành lặn ngọc trai và ngành công nghiệp đường, vì lao động như 74 vậy là khan hiếm. Vì những người này sống ở những nơi xa xôi, màu sắc của họ ít có khả năng gây ra mối đe dọa đối với chính sách Úc trắng. Bên cạnh đó, vì lý do kinh tế, tiêu chí „màu sắc bị bỏ qua trong một số trường hợp. Người Albani - Hồi giáo châu Âu - đã được chào đón ở Úc. Chủng tộc của họ không phải là một rào cản, nhưng văn hóa và ngôn ngữ nước ngoài của họ tạo thành một trở ngại cho sự đồng hóa của họ với xã hội rộng lớn hơn. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một số người trong số họ đã bị tống giam và thực hiện các công việc được giao do Hội đồng Công trình Đồng minh áp đặt, không phải vì họ là người Hồi giáo mà vì họ bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia. Do đó, trong khi các yếu tố khác nhau - màu sắc, ngôn ngữ và an ninh quốc gia - khiến nhóm tôn giáo này bị thiếu thốn trong thời kỳ Úc Trắng, Hồi giáo không bao giờ là một tiêu chí của sự phân biệt đối xử. 75 KẾT LUẬN Là quốc gia duy nhất chiếm trọn 1 lục địa chiếm hơn 5% diện tích đất liền của thế giới, Australia đồng thời là vùng đất cổ xưa nhất, bằng phẳng nhất, khô cằn nhất, và trải rộng trên nhiều khu vực địa khí hậu phong phú nhất trong số các quốc gia hiện đại (nation) trên thế giới. Trải qua ba giai đoạn lịch sử phát triển chính của lục địa, Australia đã bước từ một xã hội tiền thực dân với nền văn hoá của cộng đồng cư dân bản địa thiên về gốc nông nghiệp, thiên về tính âm, trọng tình trọng đức trọng quan hệ sang nền văn hoá phương Tây hiện đại với văn hoá Anh là gốc, là trung tâm, chi phối đời sống kinh tế - văn hoá – chính trị xã hội của cả lục địa suốt một thời gian dài sau đó; rồi bước vào một kỷ nguyên độc lập của nhà nước non trẻ Khối Thịnh vượng chung Australia với đại đa số bộ phận dân cư là người da trắng, đặc biệt là người Anh với ưu thế hơn hẳn xã hội thị tộc phụ hệ chuyển tiếp hậu kỳ công xã nguyên thuỷ của cộng đồng cư dân bản địa về trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Bức tranh tộc người của lục địa Australia được phác thành từ ba mảng chính: mảng cộng đồng cư dân bản địa với nền văn hoá vật chất và tinh thần mang đậm bản sắc nông nghiệp du canh du cư do bị cô lập với sự phát triển kinh tế - giao thương – giao lưu văn hoá cùng các nền văn minh khác trên thế giới suốt một thời gian dài nên đã bị xâm lược; cùng với mảng tranh thứ hai là mảng cộng đồng di dân gốc Á sở hữu nền văn hoá mang đậm bản sắc nông nghiệp định canh định cư và gắn liền với chế độ quân chủ chuyên chế hàng ngàn năm và mang theo hàng loạt những kĩ thuật, đức tính, thành tựu văn minh rực rỡ của phương Đông truyền thống; cả hai mảng cộng đồng cư dân bản địa và mảng cộng đồng di dân gốc Á đều chịu chung số phận lúc đầu bị chồng lấn lên bởi mảng tranh thứ ba là cộng đồng di dân gốc Âu với nền văn minh công nghiệp hiện đại mang đậm bản sắc thương nghiệp bằng đường hàng hải, bị đặt trước nguy cơ những cuộc khủng hoảng thừa do sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa quá nhanh mạnh sau cách mạng khoa học kĩ thuật nên phải xúc tiến mở rộng thuộc địa, và giải quyết vấn đề an ninh cho các chuỗi hệ thống thuộc địa chiến lược khác nhau trên thế giới. Tuy không thể giữ vị thế độc tôn, chiếm ưu thế về mọi mặt để quyết định vận mệnh phát triển chung của toàn lục địa Australia ngay từ những ngày đầu bắt đầu quá trình chính trị của 6 khu thuộc địa như cộng đồng cư dân gốc Anh, nhưng cộng đồng cư dân bản địa và cộng đồng di dân gốc Á đã không ngừng vươn lên, phấn đấu trở thành những lao động da màu có giá trị lao động cao, năng suất cạnh tranh đáng kể so với lao động da trắng trên các lĩnh vực từ mía đường, trồng chuối, mò ngọc trai, cưỡi lạc đà đến đào vàng, khai thác than, … Xuất thân từ tầng lớp quý tộc thượng lưu ở Anh từ bỏ điền trang sang Úc tổ chức thành những kẻ chiếm đất công, dần dần họ đã trở thành hệ thống các địa chủ có liên kết chặt chẽ với nhau trên một vùng đất đai rộng lớn. Chính họ đã thúc đẩy việc sử dụng lao động da màu giá rẻ, nhưng cũng chính họ lại lo sợ và tìm mọi cách ngăn chặn sự giao lưu văn hoá với cộng 76 đồng cư dân bản địa thông qua vai trò của những người phụ nữ trong các gia đình địa chủ chiếm đất công da trắng. Từ đây, không chỉ nền kinh tế Úc chính thức phát triển theo guồng xoay của chủ nghĩa tư bản thế giới mà tinh thần dân tộc chủ nghĩa của Úc cũng dần được hình thành bởi chính con cháu những địa chủ chiếm đất công, gắn liền với tư tưởng phân biệt chủng tộc vì mục đích bảo tồn văn hoá cũng như lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội đối với cộng đồng cư dân gốc Anh. Trong khi đó, ngành công nghiệp mía đường ra đời từ khi mía đường được Hạm đội Đệ Nhất mang đến Úc vào cuối thế kỷ XVIII cũng đã ngày càng phát triển rộng rãi tại các vùng nhiệt đới phương Bắc điển hình như Queensland. Trong quá trình phát triển đó, ngành công nghiệp mía đường đã không chỉ tạo ra mớ cảm xúc hỗn độn trong cộng đồng di dân gốc Anh giữa lo sợ và thù địch, căm ghét cộng đồng di dân gốc Á mà còn vấp phải hai luồng chống đối quan trọng việc sử dụng lao động da màu, đặc biệt là lao động từ các đảo Thái Bình Dương: luồng phản đối vì lợi ích kinh tế, thu nhập, đời sống sinh kế của cộng đồng di dân gốc Anh bị suy giảm nghiêm trọng, và luồng phản đối vì lí do nhân đạo, nhân quyền đối với cộng đồng di dân gốc Á bị cưỡng bức, ngược đại một cách vô nhân tính. Sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Úc gắn liền với tư tưởng phân biệt chủng tộc đã bắt đầu ra đời từ những cuộc cạnh tranh thu nhập, sinh kế trong các khu đào vàng, những mối làm ăn, buôn bán, cửa hàng, cửa hiệu của người Hoa, phát triển dần qua thời gian sau những cuộc hôn nhân đa chủng tộc giữa người Anglo-Saxon với người bản địa Australoid cũng như với người Hoa Mongoloid. Từ chỗ chỉ đơn giản là chống người Hoa nhập cư buôn bán, lao động phá giá và làm suy yếu đời sống kinh tế của cộng đồng di dân gốc Anh thông qua các đạo luật đánh thuế lao động đào vàng gốc Hoa, các chuyến viếng thăm và giao hữu cricket giữa Anh và các khu thuộc địa của Anh tại Úc, …; dần dần chủ nghĩa dân tộc Úc gắn với tư tưởng phân biệt chủng tộc định hình rõ nét hơn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, văn học nghệ thuật, … Sự ra đời của Đảng Lao động Úc cũng như các hiệp hội thương mại, các tổ chức dân tộc chủ nghĩa như Hiệp hội Những người bản xứ Australia, … cho thấy một giai đoạn mới trong quá trình chính trị xã hội ở Úc đã mở ra với ngập tràn những phong trào đòi quyền bình đẳng, tự do kinh doanh và thành lập một tổ chức thống nhất về tài chính cũng như quốc phòng để đảm bảo đưa toàn bộ lục địa Úc vượt qua cơn khủng hoảng suy thoái kinh tế cuối thế kỷ XIX cũng như mối đe doạ an ninh từ chủ nghĩa quân phiệt Nhật đã đánh bại đế chế Mãn Thanh ở châu Á và đang có xu hướng bành trướng xuống phương Nam. Chính sách Nước Úc Trắng đã góp phần đề cao tinh thần dân tộc chủ nghĩa lấy văn hoá Anh làm gốc, hướng về Anh như mẫu quốc, quê hương thực sự của mình, đến nỗi tên gọi 77 Hoàng gia đã trở thành tên gọi được sử dụng phổ biến nhất cho các quán ăn, nhà hàng, tiệm rượu, cửa hiệu ra đời vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên toàn nước Úc. 78 PHỤ LỤC 79 Source: Chinese Southern Diaspora Studies, Volume 6, 2013 80 81 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Sách 1. Phạm Thị Minh Châu (2014), Đặc trưng và loại hình của văn hoá Australia, Tiểu luận giữa kỳ hệ cử nhân tài năng môn Các đặc trưng và loại hình văn hoá Phương Đông, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 2. Garry Disher (1999), Australia Xưa và Nay, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 3. Geofrey Serle (2000), Giá trị tinh thần Australia, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Gia Khang – Kiến Văn (2011), Trí tuệ dân tộc Úc, Nhà xuất bản Thời đại, Thành phố Hồ Chí Minh 5. Vũ Thu Hằng (2005), Diện mạo văn hóa của cộng đồng người Hoa ở Australia trong quá trình thích nghi và hội nhập, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Trịnh Huy Hóa (2002), Australia: đối thoại với các nền văn hóa, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Dương Huệ Linh (2008), Qúa trình thích nghi và sự thích nghi văn hoá của cộng đồng người Hoa ở Australia, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 8. Vũ Tuyết Loan (1998), Ôxtrâylia ngày nay, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 9. Trần Cao Bội Ngọc (2013), Văn hóa của dân tộc bản địa ở Australia từ truyền thống đến hiện đại, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Trần Cao Bội Ngọc (2006), Văn hoá thổ dân Úc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 11. Trần Cao Bội Ngọc (2005), Văn hóa truyền thống của thổ dân Úc, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Văn Tài (2004), Những vấn đề địa lý Australia, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 13. Bùi Khánh Thế (1999), Nghiên cứu về Australia, Kỷ yếu hội thảo khoa học lần thứ 2 của Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 83 14. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam (cái nhìn hệ thống – loại hình), Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 15. Nguyễn Văn Tiệp (2001), Các cộng đồng cư dân, dân tộc và mối quan hệ lịch sử văn hoá Australia, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 16. Nguyễn Lý Trọng Tín (2016), Tìm hiểu sự thích nghi của cộng đồng cư dân bản địa trong tiến trình lịch sử Australia, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Đặng Nghiêm Vạn (2000), Dân tộc học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Tạp chí 18. Vũ Tuyết Loan (2006), “Vài nét về nghệ thuật thổ dân Ôxtrâylia”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. Số 1, Tr. 75 - 79. Tiếng Anh Sách 19. Carey J.L – Mclisky (2009), Introduction: Creating White Australia: new perpectives on race, whiteness and history, Sydney University Press, Sydney, Australia 20. Jane Carey – Claire McLisky (2009), Creating White Australia, Sydney University Press, New South Wales, Australia, p.195-213 21. Leigh Boucher (2006), ‘Whiteness’ before ‘White Australia’?, Historicising Whiteness Conferrence: Transnational Perpective on the Construction of an Identity, University of Melbourne, p.16-25 Tạp chí 22. Alanna Kamp (2013), “Chinese Australian Women in White Australia: Utilising Available Sources to Overcome the Challenge of Invisibility”, Chinese Southern Diaspora Studies, vol 06/2013 23. Ana Dragojlovic (2015), “Haunted by Miscegeneration: Gender, the White Australia Policy and the Construction of Indisch Family Narratives”, Journal of Intercultural Studies, vol 36, no 1, p.54-70 24. Anthony Moran (2005), “White Australia, Settler Nationalism, and Aboriginal Assimilation”, Australian Journal of Politics and History, vol 51, no 02/2005, p.168-193 25. Arindam Das (2016), “White(washing) Australia and Nationalism Theory of Earnest Gellner”, The Journal of European Association for Studies of Australia, vol.07, no.01/2016, p.50-60 84 26. Bedassa Tadesse – Roger White (2007), “Immigration Policy, Cultural Pluralism, and Trade: Evidence from the White Australia Policy”, Pacific Economic Review, vol 12, no 04, p.489-509 27. Catriona Elder (2003), “Invaders, Illeagals and Aliens: Imagining Exclusion in a White Australia”, Law Text Culture, Vol 07, no.01, article 10, p.221-250 28. Catriona Elder (1999), “What is the white in white Australia?: A reading of A.O.Neville‟s Australia‟s coloured minority”, The Olive Pink Society Bulletin, p.28-33 29. Churchill – Baltra-Ulloa – Moore (2012), “Race, class and gender in White Australia”, Difficult conversations, p.21-28 30. Clemence Due (2008), “ „Who are Strangers?‟: Absorbing Sudanese Refugees Into A White Australia”, ACRAWSA e-journal, vol.04, no.01/2018, p.02-14 31. Emanuela Appetiti (1999), “Black and White Australia, 1770-1970, A History of Dispossession”, Revista de Indias, vol LIX, no 217 32. Elkin (1945), “Re-thinking the White Australia Policy”, The Australian Quarterly, vol 17, no 03, p.6-34 33. Frost (2002), “Heritage, Nationalism, Identity: The 1861-62 England Cricket Tour of Australia”, The International Journal of the History of Sport, vol 19, no 4, p.55-69 34. Jia Gao (2011), “Politics of Different Kind: Chinese in Immigration Litigation in the Post White Australia Era”, Cosmopolitan Civil Societies Journal, vol 3, no , p.103-120 35. Jon Stratton (1996), “The Colour of Jews, Race, and the White Australia Policy”, Journal of Australian Studies, no.20, p.50-65 36. Juliet Pietsch – Jen Tsen Kwok (2017), “The political representation of AsianAustralian Populations since the End of White Australia”, Aapi Nexus, vol.15, no.1-2, p.109136 37. Karina Paulina Marczuk (2017), “The origins of immigration to Australia, 17871914”, Arhivele Olteniel, no 31, p.39-50 38. Katharine Betts (2012), “Transforming a White Australia: Issues of Racism and Immigration by LM Jayasuriya”, Australian Universities‟review, Multicultural muddles, vol 54, no 02/2012 39. Lisa Law (2011), “The ghosts of White Australia: Excavating the pasts of Rusty‟s Market in tropical Cairns”, Continuum: Journal of Media & Cultural Studies, vol.25, no.05, p.669-681 40. Louise Metcalfe (2007), “The impact of White Australia on the development of Australian national identity in the period between 1880 and 1914”, The Making of Australia, p.02-09 85 41. Margaret Allen (12/05/2011), “Shadow Letters and the Karnana Letter: Indians Negotiate the White Australia Policy 1901-1921”, Life Writing, vol 08, no 02, p.187-202 42. Myra Willard (1967), “History of the White Australia Policy to 1920”, Frank Cass & Co.Ltd, Melbourne, p.1-18 43. Nahid Kabir (2006), “Muslims in a White Australia: Colour or Religion?”, Immigrants & Minorities, vol 24, no 02, p.193-223 44. Patricia O‟Brien (2009), “Remarking Australia „s colonial culture?: White Australia and it‟s Papuan Frontler 1901-1940”, Australian Historical Studies, no 04, p.96-112 45. Stefanie Affeldt (2014), “Consuming Whiteness: Australian Racism and the „White Sugar‟ Campaign, Racism Analysis, no 04/2014, p.499-514 46. Stefanie Affeldt (2017), “The Burden of White Sugar: Producing and Consuming Whiteness in Australia”, Studia Anglica Postaniensia, vol.52, no.04, p.439-466 47. Nguyen Van Tiep, Some issues on Australian anthropology: culture and society, Publishing House Vietnam National University, Ho Chi Minh City Tài liệu điện tử 48. Civillawinfor (2008), “Chính sách và mối quan hệ giữa chính sách với pháp luật trong hoạt động lập pháp”, Thông tin pháp luật dân sự, <url: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/09/16/1673/>, truy cập ngày 21/03/2019 49. Kate Bagnall (2018), "Potter v. Minahan: Chinese Australians, the law and belonging in White Australia", History Australia, <url: https://dol.org/10.1080/14490854.2018.1485503>, truy cập ngày 25/03/2019 50. Micaela Hambrett (11/11/2018), “Greek cafes, like the Rose Marie in Orange, served food and fantasy that changed cultural face of Australia”, ABC News, <url: https://www.abc.net.au/news/2018-11-11/history-of-the-rose-marie-cafe-and-australias-greekdiaspora/10474156>, truy cập ngày 21/03/2019 51. Nguyễn Anh Phương (2015), “Chính sách – Chính sách công – Khoa học chính sách”, Chính sách, <url: http://chinhsach.vn/chinh-sach-chinh-sach-cong-va-khoa-hoc-chinhsach/>, truy cập ngày 21/03/2019