[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Chi Cà

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Solanum)
Chi Cà
Cà kiểng (Solanum seaforthianum)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Solanales
Họ (familia)Solanaceae
Phân họ (subfamilia)Solanoideae
Tông (tribus)Solaneae
Chi (genus)Solanum
L.[1]
Phân chi

Bassovia
Leptostemonum
Lyciosolanum
Solanum

(xem thêm trong bài)
Danh pháp đồng nghĩa

Androcera Nutt.
Aquartia Jacq.
Artorhiza Raf.
Bassovia Aubl.
Battata Hill
Bosleria A.Nelson
Ceranthera Raf.
Cliocarpus Miers
Cyphomandra Mart. ex Sendtn.
Diamonon Raf.
Dulcamara Moench
Lycopersicon Mill.
Melongena Mill.
Normania Lowe
Nycterium Vent.
Ovaria Fabr.
Parmentiera Raf. (non DC.: preoccupied)
Petagnia Raf.
Pheliandra Werderm.
Pseudocapsicum Medik.
Scubulus Raf.
Solanastrum Fabr.
Solanocharis Bitter
Solanopsis Bitter

Triguera Cav.

Chi Cà (danh pháp: Solanum) là chi thực vật có hoa lớn và đa dạng.

Các loài thuộc chi Cà phân bố trong các môi trường sống tự nhiên khác nhau, có thể là các loài hằng niên hoặc lưu niên, thân leo, cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ. Nhiều loài trước đây thuộc các chi riêng rẽ như Lycopersicon (cà chua) hay Cyphomandra nay đã được gộp thành các phân chi hoặc các đoạn (section) thuộc chi Cà (Solanum). Vì vậy, đến nay chi Cà có khoảng 1.500 đến 2.000 loài.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên khoa học của chi này do Gaius Plinius Secundus (23-79) đặt ra đầu tiên cho một loài thực vật gọi là strychnos, có thể là loài S. nigrum (lu lu đực) hiện nay. Solanum có thể có nguồn gốc từ một từ Latinsol, nghĩa là "mặt trời", tức chỉ quả của loài này như là "quả mặt trời". Một giả thuyết khác là Solanum bắt nguồn từ solare, nghĩa à "làm dịu" hoặc solamen, nghĩa là "dễ chịu", đề cập đến tác dụng của loài này khi ăn vào cơ thể.[2]

Tên tiếng Việt của chi này được lấy theo tên các loài cà, được trồng phổ biến ở Việt Nam.

Sử dụng làm thực phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết các bộ phận của các loài thuộc chi Cà chứa độc tố đối với người (có thể không độc đối với động vật), đặc biệt là các phần màu xanh cũng như quả xanh. Tuy nhiên, nhiều loài lại cho quả, lá hoặc củ ăn được. Ba loài thuộc chi Cà được trồng, thu hoạch và tiêu thụ nhiều nhất ở quy mô toàn cầu gồm:

Trong đó, cà chua và khoai tây là hai trong số ba loài có "giá trị sản xuất"[3] (giá trị năng suất quy ra USD, tính trên thời gian canh tác) cao nhất. Theo thống kê năm 1984, cà chua có giá trị sản xuất đạt 25,30 USD/ha/ngày, đứng sau cải bắp đạt 27,50 USD/ha/ngày, xếp thứ ba là khoai tây với 12,60 USD/ha/ngày, cao hơn rất nhiều so với các loài đứng sau như khoai lang (6,70 USD/ha/ngày), lúa (3,40 USD/ha/ngày).[4]

Một số loài có giá trị kinh tế ở các khu vực trên thế giới, như S. aethiopicum, S. quitoense, S. torvum (cà dại hoa trắng), S. muricatum...

Như các loài khác trong chi, cà chua, khoai tây, và cà tím đều chứa độc tố trong lá và thân cây.[5][6] Có nhiều trường hợp dùng lá cà chua làm trà đã gây ra tử vong[7]. Trong khoai tây, vỏ khoai cũng chứa độc tố.

Trồng làm cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài chủ yếu được trồng làm cảnh gồm có:

Dùng làm thuốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Dù nhiều loài thuộc chi Cà chứa độc tố, nhưng một số loài lại được dùng trong y học cổ truyền trong nhiều cộng đồng dân cư. Chẳng hạn, S. chrysotrichum có hiệu quả tốt khi dùng để chữa trị viêm da.[9]

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài thuộc chi Cà là nguồn thức ăn của ấu trùng một số loài thuộc bộ Cánh vẩy (bướmngài).

Hệ thống

[sửa | sửa mã nguồn]

Chi Cà do Carl Linnaeus đặt ra vào năm 1753.[10]

Danh sách dưới đây dựa trên cách phân loại truyền thống, kèm theo một số lưu ý.[10] Nhiều phân chi hoặc tổ có thể chưa chính xác; một số loài cần được xác minh lại.

Phân tích dữ liệu về trình tự DNA có thể giúp việc phân loại chính xác hơn.

Phân chi Bassovia

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ Allophylla

Tổ Cyphomandropsis

Tổ Pachyphylla

Phân chi Leptostemonum

[sửa | sửa mã nguồn]
Solanum palinacanthum
Quả của loài S. atropurpureum
Hoa của loài S. robustum
Hoa của loài S. wendlandii
Quả của loài S. pyracanthum

Tổ Acanthophora

Tổ Androceras

  • Loạt Androceras
  • Loạt Violaceiflorum
  • Loạt Pacificum

Tổ Anisantherum
Tổ Campanulata
Tổ Crinitum
Tổ Croatianum
Tổ Erythrotrichum

Tổ Graciliflorum[cần kiểm chứng]
Tổ Herposolanum

Tổ Irenosolanum

Tổ Ischyracanthum
Tổ Lasiocarpa

Tổ Melongena

Tổ Micracantha

Tổ Monodolichopus
Tổ Nycterium
Tổ Oliganthes

Tổ Persicariae

Tổ Polytrichum
Tổ Pugiunculifera
Tổ Somalanum
Tổ Torva

Phân chi Lyciosolanum

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân chi Solanum sensu stricto

[sửa | sửa mã nguồn]
Cà lông Solanum erianthum
Hoa của S. laxum
Quả của loài S. pimpinellifolium
Khoai tây S. tuberosum
Hoa của cà dại hoa trắng S. torvum
Quả của loài S. villosum

Tổ Afrosolanum
Tổ Anarrhichomenum

Tổ Archaesolanum

Tổ Basarthrum

Tổ Benderianum
Tổ Brevantherum

Tổ Dulcamara

Tổ Herpystichum
Tổ Holophylla

Tổ Juglandifolia

Tổ Lemurisolanum
Tổ Lycopersicoides

Tổ Lycopersicon

Tổ Macronesiotes
Tổ Normania
Tổ Petota

Tổ Pteroidea
Tổ Quadrangulare
Tổ Regmandra
Tổ Solanum

Một số loài khác đáng chú ý

[sửa | sửa mã nguồn]
S. furcatum
Hoa của loài S. umbelliferum

Các loài từng được xếp vào chi Cà

[sửa | sửa mã nguồn]
Lycianthes rantonnetii và các loài cùng chi của nó từng được xếp vào chi Cà

Các loài từng được xếp vào chi Cà, nay đã chuyển sang các chi khác:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Solanum L.”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 1 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ Quattrocchi, U. (2000). CRC World Dictionary of Plant Names. 4 R-Z. USA: Taylor and Francis. tr. 2058. ISBN 978-0-8493-2678-3.
  3. ^ “Nghiên cứu phát triển sản xuất khoai tây tại Lâm Đồng (1979-1999): Thành tựu và tiềm năng”. Trang thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2013. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  4. ^ E. Horton, Douglas (1987). Potatoes: Production, Marketing, and Programs for Developing Countries. International Potato Center. tr. 24. ISBN 978-0-8133-7197-9.
  5. ^ Donald G. Barceloux (2008). Medical Toxicology of Natural Substances: Foods, Fungi, Medicinal Herbs, Plants, and Venomous Animals. John Wiley & Sons. tr. 79.
  6. ^ Barceloux, D. G. (2009). “Potatoes, Tomatoes, and Solanine Toxicity (Solanum tuberosum L., Solanum lycopersicum L.)”. Disease-a-Month. 55 (6): 391–402. doi:10.1016/j.disamonth.2009.03.009. PMID 19446683.
  7. ^ Mcgee, H. (ngày 29 tháng 7 năm 2009). “Accused, Yes, but Probably Not a Killer”. The New York Times. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2010.
  8. ^ RHS A-Z encyclopedia of garden plants. United Kingdom: Dorling Kindersley. 2008. tr. 1136. ISBN 1405332964.
  9. ^ Herrera-Arellano, A.; Jiménez-Ferrer, E.; Vega-Pimentel, A. M.; Martínez-Rivera, M. de L.; Hernández-Hernández, M.; Zamilpa, A.; Tortoriello, J. (2004). “Clinical and mycological evaluation of therapeutic effectiveness of Solanum chrysotrichum standardized extract on patients with Pityriasis capitis (dandruff). A double blind and randomized clinical trial controlled with ketoconazole”. Planta Medica. 70 (6): 483–488. doi:10.1055/s-2004-827145. PMID 15241887.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ a b “Solanum Phylogeny”. Solanaceae Source. Natural History Museum. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2009.
  11. ^ Tepe, E. J.; Ridley, G.; Bohs, L. (2012). “A new species of Solanum named for Jeanne Baret, an overlooked contributor to the history of botany” (pdf). PhytoKeys. 2012 (8): 37–47. doi:10.3897/phytokeys.8.2101. PMC 3254248.
  12. ^ a b Anderson, G. J.; Martine, C. T.; Prohens, J.; Nuez, F. (2006). “Solanum perlongistylum and S. catilliflorum, New Endemic Peruvian Species of Solanum, Section Basarthrum, Are Close Relatives of the Domesticated Pepino, S. muricatum”. Novon: A Journal for Botanical Nomenclature. 16 (2): 161–167. doi:10.3417/1055-3177(2006)16[161:SPASCN]2.0.CO;2. ISSN 1055-3177.
  13. ^ Ochoa, C. M. (2006). Solanum tergosericeum (Solanaceae sect. Basarthrum): A new species from Peru” (PDF). Phytologia. 88 (2): 212–215. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]