Carl XVI Gustaf
Carl XVI Gustaf | |||||
---|---|---|---|---|---|
Vua Carl XVI Gustaf vào năm 2023 | |||||
Vua Thụy Điển | |||||
Tại vị | 15 tháng 9 năm 1973 (51 năm, 69 ngày) | ||||
Đăng quang | 19 tháng 9 năm 1973 | ||||
Thủ tướng | Olof Palme Thorbjörn Fälldin Ola Ullsten Thorbjörn Fälldin Olof Palme Ingvar Carlsson Carl Bildt Ingvar Carlsson Göran Persson Fredrik Reinfeldt Stefan Löfven | ||||
Tiền nhiệm | Gustaf VI Adolf | ||||
Người kế vị đương nhiên | Thái nữ Victoria | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 30 tháng 4, 1946 Cung điện Haga, Solna, Thụy Điển | ||||
Phối ngẫu | Vương hậu Silvia | ||||
Hậu duệ | Thái nữ Victoria, Nữ Công nước xứ Västergötland Vương tử Carl Philip, Công tước xứ Värmland Vương nữ Madeleine, Nữ Công tước xứ Hälsingland và Gästrikland | ||||
| |||||
Vương tộc | Nhà Bernadotte | ||||
Hoàng gia ca | Kungssången | ||||
Thân phụ | Gustaf Adolf của Thụy Điển | ||||
Thân mẫu | Sibylla xứ Sachsen-Coburg và Gotha | ||||
Tôn giáo | Giáo hội Thụy Điển | ||||
Chữ ký |
Carl XVI Gustaf (tên thánh: Carl Gustaf Folke Hubertus, sinh ngày 30 tháng 4 năm 1946) là vua Thụy Điển từ ngày 15 tháng 9 năm 1973, khi ông của ông là Gustaf VI Adolf qua đời. Ông là con trai duy nhất của Gustaf Adolf, Công tước xứ Västerbotten và Công nương Sibylla của Saxe-Coburg và Gotha. Cha của ông đã bị tử nạn trong một vụ rơi máy bay vào chiều ngày 26 tháng 1 năm 1947 tại sân bay Copenhagen, Đan Mạch.
Hiện tại, Carl XVI Gustaf là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thụy Điển, vượt qua Vua Magnus IV, người đã trị vì Thụy Điển trong suốt 44 năm 222 ngày và qua đời vào năm 1374.[1]
Người kế vị ông sẽ là Thái nữ Victoria, Nữ Công nước xứ Västergötland - con trưởng của ông và Vương hậu Silvia - sau khi Nghị viện Thụy Điển sửa đổi Luật Kế vị, một dự luật giao quyền kế vị cho cả Hoàng tử và Công chúa của vương thất Thụy Điển. Theo sự thay đổi này, ngai vàng sẽ truyền cho người con trưởng không kể nam nữ của Quốc vương Thụy Điển.
Thời thơ ấu và giáo dục
[sửa | sửa mã nguồn]Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]Carl Gustaf sinh ngày 30 tháng 4 năm 1946 lúc 10:20[2]tại Cung điện Haga ở Solna, quận Stockholm, Thụy Điển dưới thời trị vì của ông cố Quốc vương Gustaf V, là con út và là con trai duy nhất trong một gia đình có 5 người con. Cha của ông là Vương tôn Gustaf Adolf, Công tước xứ Vasterbotten con trai cả của Thái tử Gustaf (sau là Quốc vương Gustaf VI Adolf) và mẹ ông là Công chúa Sibylla của Saxe-Coburg và Gotha (chắc của Victoria của Anh).[3] Chào đời với tư cách là con trai duy nhất của đương kim quân chủ tương lai, từ khi mới sinh ra ông đứng thứ 3 trong hàng kế vị ngai vàng Thụy Điển chỉ sau ông nội và cha, và đứng thứ nhất khi ông nội lên ngôi Quốc vương vào năm 1950. Ông được làm lễ rửa tội tại Nhà nguyện Hoàng gia vào ngày 7 tháng 6 năm 1946 bởi Erling Eidem, Tổng giám mục của Uppsala. Cha mẹ đỡ đầu của ông gồm Thái tử Christian (sau là Frederick IX của Đan Mạch), Công chúa Ingrid (sau là Vương hậu Ingrid ), Thái tử Alexander (sau là Olav V của Na Uy), Công chúa Juliana (sau là Juliana của Hà Lan ), Gustaf V, ông nội và bà (Gustaf VI Adolf và Vương hậu Louise Mountbatten), Friedrich Josias, Hoàng tử của Saxe-Coburg và Gotha và Bá tước Folke Bernadotte.[4]
Thái tử Thụy Điển
[sửa | sửa mã nguồn]Vào ngày 26 tháng 1 năm 1947 tại Sân bay Copenhagen cha của ông, Gustaf Adolf từ Amsterdam đến Stockholm qua Copenhagen được thông báo là đã thiệt mạng trên chuyến bay tên Douglas DC-3.[5]Carl Gustaf khi đó mới chưa đầy 1 tuổi thay mặt cha mình tiến lên thứ 2 trong hàng kế vị ngai vàng chỉ sau ông nội lúc đó là Thái tử Gustaf. Năm 1950, Quốc vương Gustaf V (ông cố của Carl Gustaf) qua đời, con trai ông trở thành Quốc vương của Thụy Điển với tên gọi Gustaf VI Adolf ở tuổi 68 và Carl Gustaf tiến lên đứng thứ nhất trong dòng kế vị ngai vàng. Ông nhận danh hiệu Thái tử Thụy Điển với tư cách là cháu trai của một Quốc vương khi đó ông mới 4 tuổi.[6]
Giáo dục
[sửa | sửa mã nguồn]Carl Gustaf mắc chứng khó đọc, sau này con gái ông Thái nữ Victoria và con trai ông là Vương tử Carl Philip cũng mắc chứng khó đọc giống cha.[7][8] Carl Gustaf tiếp nhận một nền giáo dục tư nhân trong chính Cung điện Vương thất Thụy Điển, sau đó ông được gửi đến Trường Broms và đi học nội trú tại Trường Sigtunaskolan Humanistiska Läroverket ở Sigtuna, Thụy Điển và học tại Đại học Uppsala với Đại học Stockholm. Ở tuổi 20 ông tham gia Quân đội Thụy Điển, Hải quân Hoàng gia và Không quân Thụy Điển, khoảng thời gian tại đây ông tham gia một chuyến đi vòng quanh thế giới bằng con tàu HSwMS Älvsnabben (M01) của Hải quân Thụy Điển.[9]
Khi còn trẻ Carl Gustaf từ lâu là một người ủng hộ phong trào Hướng Đạo ở Thụy Điển. Để chuẩn bị cho vai trò là nguyên thủ quốc gia, Carl Gustaf đã theo một chương trình nghiên cứu rộng rãi về hệ thống tòa án, các tổ chức và thể chế xã hội, công đoàn và hiệp hội người sử dụng lao động, đồng thời dành thời gian để nghiên cứu Riksdag, Chính phủ Thụy Điển và Bộ Ngoại giao. Ông cũng đã dành thời gian tại Phái bộ Thụy Điển tại Liên hợp quốc và Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA), ngoài ra Carl Gustaf đã có một khoảng thời gian làm việc tại một ngân hàng ở London và tại văn phòng Đại sứ quán Thụy Điển tại Anh, Phòng Thương mại Thụy Điển tại Pháp. Carl Gustaf từng thay mặc ông nội tham dự Triển lãm Thế giới tại Osaka, Nhật Bản.
Hôn nhân và Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Carl Gustaf kết hôn với Silvia Sommerlath, một người phụ nữ mang hai dòng máu Đức và Brazil, sau khi gặp nhau tại Thế vận hội Mùa hè 1972 ở Munich cặp đôi quyết định kết hôn. Đám cưới được tổ chức vào ngày 19 tháng 6 năm 1976 tại Nhà thờ Hoàng gia Stockholm, do Tổng giám mục Uppsala chủ trì.[10] Nhóm nhạc ABBA đã góp mặt tại lễ cưới với bài hát Dancing Queen như một lời tri ân gửi đến Vương hậu tương lai của họ.[11]
Vua Carl Gustaf và Vương hậu Silvia có ba người con lần lượt đứng thứ nhất, thứ tư và thứ tám trong hàng kế vị ngai vàng Thụy Điển:
- Thái nữ Victoria, Nữ công tước xứ Västergötland (sinh năm 1977)
- Vương tử Carl Philip, Công tước xứ Värmland (sinh năm 1979)
- Vương nữ Madeleine, Nữ công tước của Hälsingland và Gästrikland (sinh năm 1982)
Danh hiệu và Tước hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Ngày 30 tháng 4 năm 1946 - ngày 7 tháng 6 năm 1946: Vương tằng tôn Carl Gustaf của Thụy Điển Điện hạ
- Ngày 7 tháng 6 năm 1946 - ngày 29 tháng 10 năm 1950: Vương tằng tôn Carl Gustaf của Thụy Điển Điện hạ, Công tước xứ Jämtland
- Ngày 29 tháng 10 năm 1950 - 15 tháng 9 năm 1973: Vương thái tôn của Thụy Điển Điện hạ, Công tước xứ Jämtland
- Ngày 15 tháng 9 năm 1973 - nay: Quốc vương của Thụy Điển Bệ hạ
Phả hệ
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “""King Carl XVI Gustaf now Sweden's longest-reigning monarch"". 26/4/2018. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022”.
- ^ “Rudberg, Erik, biên tập. (Năm 1947). Svenska dagbladets årsbok 1946 (bằng tiếng Thụy Điển). Stockholm: Svenska Dagbladet . P. 43. TỰ TIN 283647”.
- ^ “"Công chúa Sibylla của Saxe-Coburg và Gotha - Nữ công tước xứ Västerbotten"”.
- ^ Anno. [19]82 (in Swedish). Malmö: Corona. 1983. p. 39. ISBN 91-85556-16-5. SELIBR 3759331.
- ^ “"Hoàng tử và ngôi sao opera thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay" . Công dân Ottawa . Associated Press . 14 tháng 3 năm 1954”.
- ^ Gustaf, Carl (1 tháng 12 năm 1979). “Opening Address by His Majesty King Carl XVI Gustaf of Sweden”. Clinical Science. 57 (s5): 1s–1s. doi:10.1042/cs057001s. ISSN 0144-9664.
- ^ “Toinis metod hjälpte Carl Philip”.
- ^ Med Drottningholmsom lekplats". Dagens Nyheters bilaga (bằng tiếng Thụy Điển).
- ^ Biography – Sveriges Kungahus
- ^ “Swedish Monarch Marries German as 150,000 Turn Out”.
- ^ “(tiếng Tây Ban Nha) Rodolfo Vargas Rubio. "El Manifiesto"”.
- (tiếng Thụy Điển)Ordenskalender 1969 & 1975, Riksmarskalksämbetet, Stockholm.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tổ tiên của Silvia, Vương hậu Thụy Điển
- Hoàng gia Thụy Điển Lưu trữ 2010-07-22 tại Wayback Machine - Trang mạng chính thức
- UNSG Ban Ki-Moon Lays Wreath Honouring Dag Hammarskjold of ngày 1 tháng 10 năm 2009 and UN Secretary-General with King Carl XVI Gustaf of Sweden