Bộ Âu thạch nam
Bộ Âu thạch nam | |
---|---|
Hoa đỗ quyên (Rhododendron simsii) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Asterids |
Bộ (ordo) | Ericales Dumort., 1829 |
Các họ | |
Xem văn bản. |
Bộ Âu thạch nam hay bộ Đỗ quyên (danh pháp khoa học: Ericales) là một bộ thực vật hai lá mầm lớn và đa dạng. Trong một số sách giáo khoa về thực vật học gọi là họ đỗ quyên là lấy theo tên của chi Đỗ quyên (Rhododendron) thuộc họ Ericaceae, nhưng tại Wikipedia lấy theo tên chi Âu thạch nam (Erica) cũng thuộc họ Ericaceae. Bộ này chứa nhiều loại cây từ cây thân gỗ, cây bụi, dây leo và cây thân thảo. Cùng với các loài thực vật tự dưỡng thì bộ Ericales còn có cả các loài thực vật thiếu diệp lục sống cộng sinh cùng nấm (ví dụ Sarcodes sanguinea) và thực vật ăn thịt (ví dụ chi Sarracenia).
Nhiều loài có 5 cánh hoa, thường mọc cùng nhau.
Nấm rễ là một tính chất đặc biệt, thường gắn liền với bộ Ericales. Thực vậy, sự cộng sinh với nấm ở rễ là rất phổ biến trong các đại diện của bộ này, và thậm chí người ta còn tìm thấy có ba loại nấm chỉ có thể thấy ở bộ Ericales (gọi là ericoid, arbutoid và monotropoid mycorrhiza). Ngoài ra, vài họ trong bộ này còn đáng chú ý vì khả năng tích lũy nhôm rất cao của chúng (Jansen và những người khác, 2004).
Ericales là một bộ phổ biến rộng khắp. Các khu vực phân bổ của các họ dao động rất lớn - trong khi một số họ chỉ sinh trưởng ở vùng nhiệt đới thì một số họ khác lại tồn tại chủ yếu ở vùng cận bắc cực hay khu vực ôn đới. Toàn bộ bộ này chứa trên 8.000 loài (APG II ước tính là 25 họ, còn APG III ước tính là 22 họ (3 họ Maesaceae, Myrsinaceae và Theophrastaceae gộp lại trong họ Primulaceae), 346 chi và 11.515 loài)[1], trong đó riêng họ Âu thạch nam (Ericaceae) chiếm từ 2.000-4.000 loài (theo các nguồn ước tính khác nhau).
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Có lẽ loài cây quan trọng nhất trong bộ này là cây chè (Camellia sinensis) từ họ Chè (Theaceae). Bộ này cũng chứa một số loại cây cho quả ăn được, chẳng hạn cây kivi (Actinidia deliciosa), hồng (chi Diospyros) và một số loài cây ăn quả nhiệt đới khác. Nhiều loài trong bộ này cũng được trồng làm cây cảnh vì có hoa sặc sỡ.
Phát sinh chủng loài
[sửa | sửa mã nguồn]Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ phát sinh chủng loài của bộ Âu thạch nam với các bộ khác trong nhánh Cúc như sau:
Asterids |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Các họ sau là điển hình trong các phân loại mới nhất:
- Họ Actinidiaceae (họ kivi, đằng lê)
- Họ Balsaminaceae (họ bóng nước)
- Họ Clethraceae
- Họ Cyrillaceae
- Họ Diapensiaceae
- Họ Ebenaceae (họ hồng)
- Họ Ericaceae (họ Âu thạch nam, đỗ quyên)
- Họ Fouquieriaceae
- Họ Lecythidaceae
- Họ Marcgraviaceae
- Họ Mitrastemonaceae
- Họ Pentaphylacaceae
- Họ Ternstroemiaceae (thường được gộp trong họ Chè (Theaceae), như là phân họ Ternstroemioideae, chẳng hạn như trong Takhtadjan (1997)). Tuy nhiên, trong APG III thì nó được gộp trong họ Pentaphylacaceae.
- Họ Polemoniaceae (họ lá thang, thiên nam tú cầu hay hoa móng rồng)
- Họ Primulaceae (họ anh thảo)
- Họ Maesaceae (đơn nem). APG III coi là phân họ Maesoideae trong họ anh thảo mở rộng.
- Họ Myrsinaceae (họ xay). APG III coi là phân họ Myrsinoideae trong họ anh thảo mở rộng.
- Họ Theophrastaceae. APG III coi là phân họ Theophrastoideae trong họ anh thảo mở rộng.
- Họ Roridulaceae
- Họ Sapotaceae (họ hồng xiêm)
- Họ Sarraceniaceae (họ nắp ấm Tân thế giới)
- Họ Sladeniaceae
- Họ Styracaceae (họ bồ đề)
- Họ Symplocaceae (họ dung)
- Họ Tetrameristaceae
- Họ Pellicieraceae (thường gộp trong họ Tetrameristaceae)
- Họ Theaceae (họ chè)
Các họ này tạo thành một nhóm cơ sở của nhóm Cúc (asterid). Trong hệ thống Cronquist cũ thì bộ Ericales là một nhóm nhỏ hơn, được đưa vào trong phân lớp Dileniidae. Nó bao gồm các họ sau:
- Họ Ericaceae
- Họ Cyrillaceae
- Họ Clethraceae
- Họ Grubbiaceae
- Họ Empetraceae
- Họ Epacridaceae
- Họ Pyrolaceae
- Họ Monotropaceae
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- B. C. J. du Mortier (1829). Analyse des Familles de Plantes: avec l'indication des principaux genres qui s'y rattachent, 28. Imprimerie de J. Casterman, Tournay.
- S. Jansen, T. Watanabe, P. Caris, K. Geuten, F. Lens, N. Pyck, E. Smets (2004). The Distribution and Phylogeny of Aluminium Accumulating Plants in the Ericales. Plant Biology (Stuttgart) 6, 498-505. Thieme, Stuttgart. (Có bản trực tuyến: DOI | Tóm tắt Lưu trữ 2007-09-30 tại Wayback Machine)
- W. S. Judd, C. S. Campbell, E. A. Kellogg, P. F. Stevens, M. J. Donoghue (2002). Plant Systematics: A Phylogenetic Approach, xuất bản lần thứ hai các trang 425-436 (Ericales). Sinauer Associates, Sunderland, Massachusetts. ISBN 0-87893-403-0.
- E. Smets, N. Pyck (Feb 2003). Ericales (Rhododendron). Trong: Nature Encyclopedia of Life Sciences. Nature Publishing Group, London. (Có sẵn trực tuyến: ELS Site Lưu trữ 2011-05-13 tại Wayback Machine)