Aperanat
'Aper-'Anati | |
---|---|
Aperanat, Aper-Anat, Aper-en-a-ti, User-Anat (?) | |
Con dấu bọ hung của 'Aper-'Anati được làm từ đá steatite bóng. London, bảo tàng Petrie.[1][2][3] | |
Heka-chasut | |
Vương triều | Khoảng thời gian không rõ (Vương triều không chắc chắn, có thể là vương triều thứ 15, hoặc là vương triều thứ 16) |
Tiên vương | Semqen (Ryholt) hoặc Anat-her (von Beckerath) |
Kế vị | Sakir-Har (Ryholt) hoặc Semqen (von Beckerath) |
'Aper-'Anati (cũng được viết là Aper-Anat và Aperanat) là một vị vua của Hạ Ai Cập trong Chuyển tiếp thứ Hai vào khoảng giữa thế kỷ 17 TCN. Theo như Jürgen von Beckerath, ông là vị vua thứ hai của vương triều thứ 16 và là một chư hầu của các vị vua Hyksos thuộc vương triều thứ 15.[5] Quan điểm này gần đây đã bị Kim Ryholt bác bỏ. Trong nghiên cứu vào năm 1997 về thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của mình, Ryholt lập luận rằng các vị vua thuộc vương triều thứ 16 đã cai trị một vương quốc Thebes độc lập vào khoảng năm 1650–1580 TCN.[4] Do đó, Ryholt coi 'Aper-'Anati là một vị vua Hyksos thuộc giai đoạn đầu vương triều thứ 15, có lẽ là vị vua thứ hai của vương triều. Sự giải thích này đã thuyết phục được một số nhà Ai Cập học, như là Darrell Baker và Janine Bourriau,[6][7] nhưng lại bị những người khác như Stephen Quirke bác bỏ.[8]
'Aper-'Anati chỉ được biết đến nhờ vào một con Dấu hình bọ hung, ngày nay nằm tại bảo tàng Petrie.[1][9] Trên con dấu bọ hung này, tước hiệu của ông được ghi lại là Heka-chasut, nó được dịch là "Vua của những vùng đất ngoại bang" và là nguồn gốc của từ Hyksos. Đặc biệt hơn, tước hiệu này được các vị vua Hyksos đầu tiên của vương triều thứ 15 sử dụng. Dựa vào bằng chứng này, Ryholt đã đề xuất một cách không dứt khoát rằng 'Aper-'Anati là vị vua thứ hai của vương triều thứ 15,[4] nhưng lại chỉ ra rằng sự đồng nhất này là không chắc chắn.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Flinders Petrie: Scarabs and cylinders with names (1917), available copyright-free here, pl. XXI, n. 15.1
- ^ Scarab of 'Aper-'Anati, catalog of the Petrie Museum
- ^ Scarab seal of Aperanat on Digital Egypt
- ^ a b c Kim Ryholt: The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c.1800–1550 BC, Carsten Niebuhr Institute Publications, vol. 20. Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1997, excerpts available online here.
- ^ Jürgen von Beckerath: Handbuch der ägyptischen Königsnamen, Münchner ägyptologische Studien, Heft 49, Mainz: P. von Zabern, 1999, ISBN 3-8053-2591-6
- ^ Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, p. 60–61
- ^ Janine Bourriau, Ian Shaw (editor): The Oxford history of ancient Egypt, chapter The Second Intermediate Period, Oxford University Press, Oxford 2003, ISBN 0-19-280458-8, [1]
- ^ Stephen Quirke, Marcel Maree (editor): The Second Intermediate Period Thirteenth - Seventeenth Dynasties, Current Research, Future Prospects, Leuven 2011, Paris — Walpole, MA. ISBN 978-9042922280, p. 56, n. 6
- ^ Geoffrey Thorndike Martin: Egyptian administrative and private-name seals, principally of the Middle Kingdom and Second Intermediate Period, Griffith Institute 1971, ISBN 978-0900416019, see p. 30, seal No. 318