[go: up one dir, main page]

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

(Đổi hướng từ UNICEF)

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc viết tắt là UNICEF (tiếng Anh: United Nations International Children's Emergency Fund) là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946.

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
United Nations
Children's Emergency Fund
صندوق الأمم المتحدة للطفولة
联合国儿童基金会
Fonds des Nations unies pour l'enfance
Детский фонд Организации Объединённых Наций
Fondo de Naciones Unidas
para la Infancia
Biểu trưng
Loại hìnhQuỹ
Tên gọi tắtUNICEF
Lãnh đạoCatherine M. Russell
Hiện trạngĐang hoạt động
Thành lập11 tháng 12 năm 1946
Trang webUNICEF Official website
Trực thuộcECOSOC

Năm 1953, Liên Hợp Quốc thay tên của nó từ Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: United Nations International Children's Emergency Fund) mà được biết dưới tên tiếng Việt là Cơ quan Cứu trợ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, nhưng nó vẫn được gọi tắt theo từ chữ đầu UNICEF bắt nguồn từ tên cũ.[1]

Lịch sử

sửa

Hoạt động

sửa

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đã thực hiện một số hoạt động sau[2]:

2001 Chiến dịch "Nói 'Đồng Ý' cho trẻ em" – Một phong trào toàn cầu khuyến khích mọi người tạo thay đổi cho thế giới bằng cách lưu tâm đến trẻ em. Hàng triệu người ghi tên hứa sẽ thực thi công tác tìm cách nâng cao đời sống trẻ em.
1996 Chiến tranh và trẻ em – Bản báo cáo của Machel: "Tác hại của chiến tranh vũ khí đối với trẻ em" - do UNICEF bảo trợ.
1990 "Hội nghị Quốc tế về trẻ em" – Lần đầu tiên trong lịch sử, các giới lãnh đạo các quốc gia họp tại tòa nhà Liên Hợp Quốc tại New York đề xướng kế hoạch 10 năm cho vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục cho trẻ em.
1989 Quy ước về "nhân quyền của trẻ em" – Bắt đầu có hiệu lực từ tháng 9 năm 1990. Quy ước này được thế giới công nhận nhanh nhất và sâu rộng nhất trong lịch sử các loại quy ước về nhân quyền.
1987 Cuộc khảo cứu "Thay đổi kinh tế và bộ mặt nhân loại" - khiến thế giới phải lưu tâm đến vấn đề bảo vệ phụ nữ và trẻ em đối phó với các tác hại của thay đổi kinh tế tại các quốc gia nghèo.
1982 "Cách mạng về sự sống còn và phát triển của trẻ em" – UNICEF phát động phong trào để cứu háng triệu trẻ em hàng năm. "Cách mạng" dựa vào 4 nguyên tắc giản đơn: theo dõi sức lớn trẻ em, nước uống, sữa mẹ và tiêm ngừa miễn nhiễm
1981 Chấp hành quy tắc "Sữa mẹ" – Khuyến khích người mẹ cho con bú sữa mẹ hầu làm giảm một số các chứng bệnh trẻ em.
1979 Năm Quốc tế Trẻ Em
1965 UNICEF được trao tặng Giải Nobel Hòa bình cho công việc khích lệ tình thương tương trợ giữa các quốc gia.
1961 Giáo dục – Thúc đẩy và giúp đỡ các quốc gia về vấn đề giáo dục trẻ em.
1959 Tuyên bố về "Quyền Trẻ Em" – Liên Hợp Quốc tuyên bố về "Quyền Trẻ Em" - mọi trẻ em có quyền được bảo vệ, giáo dục, chăm lo sức khỏe, chỗ ở và dinh dưỡng.
1954 Tài tử Danny Kaye được chọn làm "Đại sứ thiện chí cho UNICEF". Bộ phim "Trọng Trách Trẻ Em" của ông ta về công tác của UNICEF tại Á Châu được hơn 100 triệu người xem.
1953 UNICEF trở thành một bộ phận thường trực của Liên Hợp Quốc – UNICEF bắt đầu chiến dịch bài trừ bệnh yaws, một chứng bệnh tàn phá cơ thể hàng trăm triệu trẻ em nhưng có thể chữa bằng thuốc penicillin.
1946 Chiến dịch "Thực phẩm cho châu Âu" – Sau Thế Chiến Thứ Hai, trẻ em tại châu Âu bị nạn đói và bệnh tật lan tràn. Liên Hợp Quốc thành lập quỹ UNICEF vào tháng 12 năm 1946 để cứu trợ thực phẩm, quần áo cho chúng.

Các ngày lễ quốc tế về trẻ em

sửa

Các ngày lễ quốc tế và năm hành động về trẻ em, trong đó phần lớn do Liên Hợp Quốc ban hành trong các Nghị quyết được Đại hội đồng thông qua.[3]

Ngày Tên ngày lễ Tên tiếng Anh Văn bản
1/06 Ngày Quốc tế Thiếu nhi Children's Day Ngoài LHQ
4/06 Ngày Quốc tế của Trẻ em vô tội và là Nạn nhân bị xâm lược International Day of Innocent Children Victims of Aggression A/RES/ES-7/8
12/06 Ngày Thế giới chống Lao động Trẻ em World Day Against Child Labour A/RES/ES-7/8
11/10 Ngày Quốc tế Trẻ em gái International Day of the Girl Child A/RES/66/170
20/11 Ngày Thiếu nhi Thế giới Universal Children's Day 836(IX), 12/1954
Năm:
1979 Năm Quốc tế Thiếu nhi International Year of the Child

Ban điều hành

sửa

Hàng năm vào tháng Tư hoặc tháng Năm, Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) bầu từ các thành viên Liên Hợp Quốc từ năm khu vực, để chọn ra các thành viên của Ban điều hành UNICEF.[4]

Thành viên mới được bầu bắt phục vụ từ đầu năm dương lịch với nhiệm kỳ ba năm. Mỗi năm chỉ bầu một số lượng nhất định thành viên mới vào Ban chấp hành, để đảm bảo tính liên tục của kinh nghiệm điều hành. Phân phối lượng ủy viên cho 5 khu vực, nêu trong bảng.

Các thành viên Ban điều hành UNICEF gần đây:[4]

Nhiệm kỳ Châu Phi (8) Châu Á (7) Mỹ Latin &
Caribe(5)
Đông Âu (4) Tây Âu & các
nước khác (12)
2016-18   Botswana
  Cameroon
  Ethiopia
  Libya
  Sierra Leone
  Ấn Độ
  Iran
    Nepal
  El Salvador   Bosna và Hercegovina   Andorra
  Đan Mạch
  Luxembourg
  Thụy Sĩ
2015-17   Burkina Faso
  Eritrea
  Bangladesh
  Trung Quốc
  Hàn Quốc
  Antigua và Barbuda
  Colombia
  Belarus
  Estonia
  Úc
  Canada
  Phần Lan
  Tây Ban Nha
2014-16   Zambia   Papua New Guinea   Cuba
  Panama
  Nga   Đức
  Nhật Bản
  Hà Lan
  Ý
  New Zealand
  Anh Quốc
2013-15   Cộng hòa Trung Phi
  Cộng hòa Dân chủ Congo
  Djibouti
  Ai Cập
  Ghana
  Iran
  Ấn Độ
  Thái Lan
  Guyana   Bulgaria   Bỉ
  Đan Mạch
  Pháp
  Hoa Kỳ
2012-14   Cabo Verde
  Gambia
  Kenya
  Trung Quốc
  Indonesia
  Qatar
  Hàn Quốc
  Antigua và Barbuda
  Cuba
  El Salvador
  Haiti
  Albania   Áo

Giám đốc điều hành

sửa
Giám đốc Từ Nhiệm kỳ
Anthony Lake   Hoa Kỳ 2010-...
Ann Veneman   Hoa Kỳ 2005–2010
Carol Bellamy   Hoa Kỳ 1995–2005
James Grant   Hoa Kỳ 1980–1995
Hebry R. Labouisse   Hoa Kỳ 1965–1979
Maurice Pate   Hoa Kỳ 1946–1965

Đại sứ thiện chí quốc tế

sửa

Đại sứ thiện chí quốc tế đang còn hoạt động

  1. Katy Perry,   Hoa Kỳ, tháng 12 năm 2013[5]
  2. Biyouna,   Algérie, tháng 11 năm 2012
  3. Serena Williams,   Hoa Kỳ, tháng 9 năm 2011[6]
  4. Liam Neeson,   Ireland, tháng 3 năm 2011[7]
  5. Kim Yuna,   Hàn Quốc, tháng 7 năm 2010[8]
  6. Lionel Messi,   Argentina, tháng 3 năm 2010[9]
  7. Orlando Bloom,   Anh Quốc, tháng 10 năm 2009[10]
  8. Maria Guleghina,   Ukraina, tháng 2 năm 2009[11]
  9. Myung-whun Chung,   Hàn Quốc, tháng 4 năm 2008[12]
  10. Ishmael Beah,   Sierra Leone, tháng 11 năm 2007[13]
  11. Simon Rattle,   Anh Quốc, tháng 11 năm 2007[14]
  12. Dàn nhạc Berliner Philharmoniker,   Đức, tháng 11 năm 2007[14]
  13. Gavin Rajah,   Nam Phi, tháng 8 năm 2007[15]
  14. Queen Rania of Jordan,   Jordan, tháng 1 năm 2007[16]
  15. David Beckham,   Anh Quốc, tháng 8 năm 2005[17]
  16. Amitabh Bachchan,   Ấn Độ, tháng 4 năm 2005[18]
  17. Danny Glover,   Hoa Kỳ, tháng 9 năm 2004[19]
  18. Lang Lang,  Trung Quốc, tháng 5 năm 2004[20]
  19. Jackie Chan,   Hồng Kông, tháng 4 năm 2004[21]
  20. Ricky Martin,   Puerto Rico, tháng 11 năm 2003[22]
  21. Shakira,   Colombia, tháng 10 năm 2003[23]
  22. Whoopi Goldberg,   Hoa Kỳ, tháng 9 năm 2003[24]
  23. Angélique Kidjo,   Bénin, tháng 7 năm 2002[25]
  24. Femi Kuti,   Nigeria, tháng 6 năm 2002[26]
  25. Sebastião Salgado,   Brasil, tháng 4 năm 2001[27]
  26. Mia Farrow,   Hoa Kỳ, tháng 9 năm 2000[28]
  27. Susan Sarandon,   Hoa Kỳ, tháng 12 năm 1999[29]
  28. Maxim Vengerov,   Nga, tháng 7 năm 1997[30]
  29. Judy Collins,   Hoa Kỳ, tháng 9 năm 1995[31]
  30. Vanessa Redgrave,   Anh Quốc, tháng 6 năm 1995[32]
  31. Leon Lai,   Hồng Kông, tháng 7 năm 1994[33]
  32. Nana Mouskouri,   Hy Lạp, tháng 10 năm 1993[34]
  33. Roger Moore,   Anh Quốc, tháng 8 năm 1991[35]
  34. Harry Belafonte,   Hoa Kỳ, tháng 3 năm 1987[36]
  35. Tetsuko Kuroyanagi,   Nhật Bản, tháng 2 năm 1984[37]

Các nước và vùng có cơ quan UNICEF

sửa

Các nước và vùng lãnh thổ có cơ quan UNICEF

  1.   Andorra: UNICEF Comitè d'Andorra ws
  2.   Úc: UNICEF Australia ws
  3.   Áo: UNICEF Österreich ws
  4.   Bỉ: UNICEF Belgium ws
  5.   Canada: UNICEF Canada ws
  6.   Cộng hòa Séc: Český výbor pro UNICEF ws
  7.   Đan Mạch: UNICEF Danmark ws
  8.   Estonia: UNICEF Eesti ws
  9.   Phần Lan: Suomen UNICEF ws
  10.   Pháp: UNICEF France ws
  11.   Đức: UNICEF Deutschland ws
  12.   Hy Lạp: UNICEF ws
  13.   Hồng Kông: Hong Kong Committee for UNICEF ws
  14.   Hungary: UNICEF Magyar Bizottság ws
  15.   Iceland: UNICEF Ísland ws
  16.   Indonesia: UNICEF Indonesia ws
  17.   Ireland: UNICEF Ireland ws
  18.   Israel: Israeli Fund for UNICEF ws
  19.   Ý: Comitato Italiano per l'UNICEF Onlus ws
  20.   Nhật Bản: UNICEF ws
  21.   Hàn Quốc: Korean Committee for UNICEF ws
  22.   Litva: Lithuanian National Committee for UNICEF ws
  23.   Luxembourg: UNICEF ws
  24.   Hà Lan: UNICEF the Netherlands ws
  25.   New Zealand: UNICEF New Zealand ws
  26.   Na Uy: UNICEF Norge ws
  27.   Ba Lan: UNICEF Polska ws
  28.   Bồ Đào Nha: UNICEF ws
  29.   San Marino: National Committee for UNICEF of San Marino
  30.   Slovakia: SV pre UNICEF ws
  31.   Slovenia: UNICEF Slovenija ws
  32.   Tây Ban Nha: UNICEF Comité Español ws
  33.   Thụy Điển: UNICEF Sverige ws
  34.   Thụy Sĩ: UNICEF ws
  35.   Thổ Nhĩ Kỳ: UNICEF Türkiye Milli Komitesi
  36.   Anh Quốc: UNICEF United Kingdom
  37.   Hoa Kỳ: U.S. Fund for UNICEF
  38.   Việt Nam: UNICEF Việt Nam

Xem thêm

sửa
* Lê Huỳnh Đức, Đại sứ Thiện Chí UNICEF tại Việt Nam

Tham khảo

sửa
  1. ^ About UNICEF. Retrieved 15/05/2015.
  2. ^ UNICEF. WHAT WE DO. Lưu trữ 2015-05-24 tại Wayback Machine Retrieved 15/05/2015.
  3. ^ United Nations Observances, International Days. Retrieved 01/07/2015.
  4. ^ a b UNICEF Election to the Executive Board. Retrieved 15/05/2015.
  5. ^ “Katy Perry is UNICEF's newest Goodwill Ambassador”. UNICEF. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2013.
  6. ^ “Tennis ace Serena Williams appointed UNICEF's newest Goodwill Ambassador” (Thông cáo báo chí). New York: UNICEF. ngày 20 tháng 9 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  7. ^ Niles, Chris (ngày 29 tháng 3 năm 2011). “Liam Neeson becomes UNICEF's newest Goodwill Ambassador”. New York: UNICEF. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  8. ^ “Yuna Kim”. UNICEF. ngày 18 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  9. ^ “Leo Messi”. UNICEF. ngày 19 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  10. ^ “Orlando Bloom”. UNICEF. ngày 14 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  11. ^ “Maria Guleghina”. UNICEF. ngày 8 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  12. ^ “Myung-Whun Chung”. UNICEF. ngày 11 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  13. ^ “Ishmael Beah”. UNICEF. ngày 19 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  14. ^ a b “Berliner Philharmoniker”. UNICEF. ngày 5 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  15. ^ “Gavin Rajah”. UNICEF. ngày 5 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  16. ^ “HM Queen Rania”. UNICEF. ngày 24 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  17. ^ “David Beckham”. UNICEF. ngày 14 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  18. ^ “Amitabh Bachchan”. UNICEF. ngày 24 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  19. ^ “Danny Glover”. UNICEF. ngày 29 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  20. ^ “Lang Lang”. UNICEF. ngày 23 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  21. ^ “Jackie Chan”. UNICEF. ngày 12 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  22. ^ “Ricky Martin”. UNICEF. ngày 24 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  23. ^ “Shakira Mebarak”. UNICEF. ngày 15 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  24. ^ “Whoopi Goldberg”. UNICEF. ngày 28 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  25. ^ “Angélique Kidjo”. UNICEF. ngày 13 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  26. ^ “Femi Kuti”. UNICEF. ngày 29 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  27. ^ “Sebastião Salgado”. UNICEF. ngày 29 tháng 4 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  28. ^ “Mia Farrow”. UNICEF. ngày 2 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  29. ^ “Susan Sarandon”. UNICEF. ngày 13 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  30. ^ “Maxim Vengerov”. UNICEF. ngày 21 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  31. ^ “Judy Collins”. UNICEF. ngày 29 tháng 4 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  32. ^ “Vanessa Redgrave”. UNICEF. ngày 2 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  33. ^ “Leon Lai”. UNICEF. ngày 1 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  34. ^ “Nana Mouskouri”. UNICEF. ngày 13 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  35. ^ “Sir Roger Moore”. UNICEF. ngày 2 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  36. ^ “Harry Belafonte”. UNICEF. ngày 31 tháng 8 năm 2010.
  37. ^ “Tetsuko Kuroyanagi”. UNICEF. ngày 21 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.

Liên kết ngoài

sửa