Nam Hoa Kỳ
Miền Nam Hoa Kỳ (tiếng Anh: Southern United States) còn được biết phổ biến như American South, Dixie, Down South hay đơn giản là the South—bao gồm một vùng lớn rõ rệt nằm trong đông nam và trung-nam Hoa Kỳ. Vì di sản lịch sử và văn hoá độc đáo của vùng gồm có người bản thổ Mỹ; các khu định cư châu Âu xưa kia có vết tích di sản Tây Ban Nha, Anh Quốc, Pháp; tầm quan trọng của hàng ngàn người nô lệ châu Phi; sự gia tăng tỉ lệ dân số lớn người Mỹ gốc châu Phi, sự lệ thuộc vào sức lao động nô lệ, và di sản của Liên minh miền Nam sau Nội chiến Hoa Kỳ nên miền Nam Hoa Kỳ đã hình thành nên phong tục, thể loại âm nhạc, văn chương, và ẩm thực riêng biệt cho mình.
Trong vài thập niên vừa qua, miền Nam đã trở nên công nghiệp hoá và đô thị hoá hơn, hấp dẫn di dân quốc tế và nội địa. Khi nhiều phần của miền Nam nằm trong số các khu vực phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ thì chúng cũng phát triển nền văn hoá mới.
Địa lý
sửaNhư định nghĩa của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ,[4] vùng Nam Hoa Kỳ gồm có 16 tiểu bang và Đặc khu Columbia. Dân số tổng cộng cho vùng được ước tính là 109.083.752 người vào năm 2006. Ba mươi sáu phần trăm dân số Hoa Kỳ sống trong vùng Nam Hoa Kỳ. Vùng đông dân nhất của quốc gia. Cục điều tra dân số phân chia vùng này thành ba đơn vị nhỏ hơn hay còn gọi là phân vùng:
- Các tiểu bang Nam Đại Tây Dương: Florida, Georgia, Bắc Carolina, Nam Carolina, Virginia, Tây Virginia, Maryland, Washington, D.C., và Delaware
- Các tiểu bang Trung Đông Nam: Alabama, Kentucky, Mississippi và Tennessee
- Các tiểu bang Trung Tây Nam: Arkansas, Louisiana, Oklahoma và Texas
Các thuật từ khác có liên quan đến miền Nam gồm có:
- Old South: thường là các thuộc địa ban đầu ở miền nam: Virginia, Delaware, Maryland, Georgia, Bắc Carolina, và Nam Carolina.[5]
- New South: thường bao gồm các tiểu bang Nam Đại Tây Dương.
- Solid South: vùng do Đảng Dân chủ kiểm soát từ năm 1877 đến năm 1964. Bao gồm ít nhất tất cả 11 cựu tiểu bang trong Liên minh miền Nam.
- Nam Appalachia: Cao nguyên Cumberland của Kentucky và Tennessee, Nam Ohio, Tây Bắc Carolina, Tây Maryland, Tây Virginia, Thung lũng Shenandoah và Dãy núi Blue Ridge của Virginia, và đông bắc Georgia.
- Đông Nam Hoa Kỳ: thường bao gồm Bắc Carolina, Nam Carolina, Virginia, Tennessee, Kentucky, Tây Virginia, Georgia, Alabama, Mississippi, và Florida
- Deep South: có nhiều định nghĩa khác nhau, thường bao gồm Louisiana, Alabama, Mississippi, Georgia, và Nam Carolina. Đôi khi những phần đất của các tiểu bang kề cận được tính vào (một phần Đông Texas, các khu vực châu thổ Arkansas và Tennessee, và các phần đất của Florida như vùng cán chảo và trung bắc của tiểu bang).
- Gulf South: có nhiều định nghĩa, thường bao gồm các vùng duyên hải Vịnh Mexico của Florida, Louisiana, Mississippi, Texas và Alabama.
- Upper South: Kentucky, Virginia, Tây Virginia, Tennessee, và Bắc Carolina.[6]
- Dixie: có nhiều định nghĩa, nhưng thông thường nhất có liên hệ với 11 tiểu bang thuộc Cựu Liên minh miền Nam.
- Trung Nam: cũng còn được biết là Trung Nam Hoa Kỳ.
- Border South: Missouri, Kentucky, Maryland, và Delaware là các tiểu bang không ly khai khỏi Hoa Kỳ để gia nhập Liên minh miền Nam. Tây Virginia được thành lập bởi những người ở phía tây Virginia chống đối việc ly khai khỏi Liên bang.
Định nghĩa phổ biến nhất về thuật từ "Miền Nam" thì không chính thức lắm và thường có liên quan với việc các tiểu bang ly khai trong Nội chiến Hoa Kỳ để thành lập Liên minh miền Nam. Các tiểu bang này chia sẻ chung lịch sử và văn hóa mà vẫn còn hiện hữu cho đến ngày nay.
Về mặt tự nhiên, miền Nam là một vùng đa dạng và rộng lớn có nhiều vùng khí hậu gồm có khí hậu ôn hòa, cận nhiệt đới, nhiệt đới và khô cằn – mặc dù miền Nam thường được xem là nóng và ẩm ướt có mùa hè dài và mùa đông ôn hòa ngắn, nhưng nó khá ấm áp hơn các vùng phía bắc của nó (và thường thường có các chỉ số nóng cao nhất quốc gia). Nhiều thứ cây trồng phát triển dễ dàng trên đất và có thể phát triển mà không sợ giá rét ít nhất là sáu tháng trong năm. Một số khu vực trong miền Nam, đặc biệt là Đông nam, có quang cảnh thiên nhiên phong phú với sự hiện diện của nhiều loại cây cỏ như cây sồi, mộc lan. Môi trường phổ biến khác của Nam Hoa Kỳ là bayou và đầm lầy của Duyên hải Vịnh Mexico, đặc biệt tại Louisiana và Texas. Miền Nam là nạn nhân của loài cây leo kudzu, phát triển rất nhanh bao phủ phần lớn đất và giết chết các loài thảo mộc khác. Kudzu là vấn nạn lớn đặc biệt là tại những vùng dưới chân đồi của Mississippi, Alabama, và Georgia.[7]
Các thành phố lớn Nam Hoa Kỳ
sửaHạng | Thành phố | Tiểu bang và/hay Lãnh thổ | 1 tháng 7 năm 2007 Ước tính dân số |
---|---|---|---|
1 | Houston | Texas | 2.208.180 |
2 | San Antonio | Texas | 1.328.984 |
3 | Dallas | Texas | 1.266.372 |
4 | Jacksonville | Florida | 805.605 |
5 | Austin | Texas | 743.074 |
6 | Fort Worth | Texas | 681.818 |
7 | Memphis | Tennessee | 674.028 |
8 | Charlotte | Bắc Carolina | 671.588 |
9 | El Paso | Texas | 606,913 |
10 | Nashville | Tennessee | 590.807 |
Các vùng đô thị chính tại Nam Hoa Kỳ
sửaGhi chú
sửa- ^ Wilson, Charles & William Ferris Encyclopedia of Southern Culture ISBN 978-0-8078-1823-7; Univ. of Pennsylvania Telsur Project Telsur Map of Southern Dialect
- ^ Vance, Rupert Bayless, Regionalism and the South, Univ. of North Carolina Press, 1982, pg. 166 "West Virginia is found to have its closest attachment to the Southeast on the basis of agriculture and population."
- ^ David Williamson (ngày 2 tháng 6 năm 1999). “UNC-CH surveys reveal where the 'real' South lies”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2007.
- ^ U.S. Census Bureau: Official Map.
- ^ Johnston, Mary. "Pioneers of the Old South, A Chronicle of English Colonial Beginnings." Accessed ngày 19 tháng 5 năm 2007.
- ^ "United States: The Upper South." Encyclopædia Britannica, Inc.
- ^ Britton, Kerry O.; Orr, David; Sun, Jianghua (2002), “Kudzu”, trong Van Driesche, R. (biên tập), Biological Control of Invasive Plants in the Eastern United States, USDA Forest Service, FHTET-2002-04, Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2009, truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2008
Tham khảo
sửa- Cash, Wilbur J. The Mind of the South (1941),
- Richard N. Current (1987). American History: A Survey 7th ed. New York: Alfred A. Knopf. ISBN 0-394-31549-9.
- Flynt, J. Wayne Dixie's Forgotten People: The South's Poor Whites (1979). deals with 20th century.
- David M. Katzman. “Black Migration”. The Reader's Companion to American History. Houghton Mifflin Company.
- James Grossman (1996). “Chicago and the 'Great Migration'”. Illinois History Teacher. 3 (2). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2009.
- Grady McWhiney. In Cracker Culture: Celtic Ways in the Old South (1988)
- Mary Odem "Global Lives, Local Struggles: Latin American Immigrants in Atlanta'" Lưu trữ 2007-08-24 tại Wayback Machine Southern Spaces 2006
- John O. Allen and Clayton E. Jewett (2004). Slavery in the South: A State-by-State History. Greenwood Press. ISBN 0-313-32019-5.
- Rayford Logan (1997). The Betrayal of the Negro from Rutherford B. Hayes to Woodrow Wilson. New York: Da Capo Press. ISBN 0-306-80758-0.
- William B. Hesseltine (1936). A History of the South, 1607-1936. Prentice-Hall.
- George Sanchez "Latinos, the American South, and the Future of U.S. Race Relations Lưu trữ 2007-08-24 tại Wayback Machine" Southern Spaces 2007
- Robert W. Twyman. and David C. Roller biên tập (1979). Encyclopedia of Southern History. LSU Press. ISBN 0-8071-0575-9.
- Winders, Jamie. "Latino Migration and Nashville, Tennessee, Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine" Southern Spaces 2004.
- Charles Reagan Wilson and William Ferris biên tập (1989). Encyclopedia of Southern Culture. University of North Carolina Press. ISBN 0-8078-1823-2.
Liên kết ngoài
sửa- DocSouth: Documenting the American South - numerous online text, image, and audio collections
- Center for the Study of the American South Lưu trữ 2007-10-16 tại Wayback Machine - an academic center devoted to the study of "southern history, literature, and culture as well as ongoing social, political, and economic issues"
- Dixie's dead, long live the South
- Southern Arts Federation
- Southern Spaces—an open-access peer-reviewed scholarly journal examining the spaces and places of the American South.