[go: up one dir, main page]

Emo /ˈm/ là một phong cách nhạc rock có đặc điểm là phần lời tình cảm. Nó đầu đầu giữa thập niên 1980 từ phong trào hardcore punk tại Washington, D.C., nơi nó được biết đến như "emotional hardcore" và "emocore", tiên phong bởi các ban nhạc như Rites of SpringEmbrace (tạm gọi làn sóng đầu tiên). Vì phong cách này được các ban nhạc punk rock đáp lại, ý nghĩa và âm nhạc của emo thay đổi, kết hợp với pop punkindie rock, các ban nhạc đầu thập niên 1990 đã đúc kết phong cách này là JawbreakerSunny Day Real Estate (làn sóng thứ hai). Khoảng giữa thập niên 1990, nhiều nghệ sĩ emo xuất hiện ở TrungTrung Tây Hoa Kỳ, và nhiều hãng thu âm độc lập bắt đầu chuyên biệt hóa phong cách.

Emo bắt đầu trở thành xu hướng đầu thập niên 2000 với sự thành công của Jimmy Eat WorldDashboard Confessional, và tiểu thể loại "screamo" xuất hiện. Nhờ thành công này, các ban nhạc emo được ký hợp đồng với hãng đĩa lớn và phong cách này được "sản xuất" thương mại.[1] Cuối những năm 2000, emo bắt đầu đi xuống. Vài ban nhạc rời bỏ emo, số còn lại tan rã. "Emo revival"[2][3][4][5] xuất hiện vào thập niên 2010, các ban nhạc tạo nên các âm thanh và mỹ học emo thập niên 1990 và đầu 2000. Các nhánh khác của emo là emo popemoviolence (kết hợp screamo với powerviolence).

Những năm gần đây, thuật ngữ "emo" bị các nhà phê bình và báo giới dùng sai cho một loạt các loại nghệ sĩ mà phong cách âm nhạc khác hẳn emo. Ngoài âm nhạc, "emo" còn được dùng để miêu tả các phong cách thời trang, văn hóa liên quan. Emo thường được gắn với những đặc điểm giàu cảm xúc, nhạy cảm, nội tâm, và lo lắng.[6][7][8] Nó cũng được cho là có liên quan đến các hành vi như buồn bã, tự hại mình, và tự sát.[9][10]

Lịch sử

sửa

Tiền thân

sửa

Thập niên 1980, nhiều ban nhạc DC hardcore được thành thập. Đa số trong đó là hardcore punk với số ít hơn chơi post-hardcore (giống post-punk, post-hardcore mang nặng tính giai điệu và thử nghiệm hơn). Các nhóm hardcore punk như Minor Threat,[11] The Faith,[12] Black Flag,[13]Hüsker Dü[14] đã ảnh hưởng lên nhiều nhóm emocore.

Bắt đầu: thập niên 1980

sửa

Tái định nghĩa: đầu thập niên 1990

sửa

Nhạc ngầm (underground): giữa thập niên 1990

sửa

Thành công độc lập: cuối thập niên 1990 và đầu 2000

sửa

Thành công đại chúng: thập niên 2000

sửa

Giảm độ phổ biến: thập niên 2010

sửa

Emo revival: thập niên 2010

sửa

"Emo revival"[2][3][4][5] là sự phát triển của emo thập niên 2010 lấy nguồn cảm hứng và mỹ học của emo thập niên 1990 và đầu 2000. Đây chủ yếu là một làn sóng ngầm, một số ban nhạc thuộc "emo revival" là The World Is a Beautiful Place & I Am No Longer Afraid to Die,[2][4][5] A Great Big Pile of Leaves,[2] Pianos Become the Teeth,[5] Empire! Empire! (I Was a Lonely Estate),[2] Touché Amoré,[2][4] The Hotelier, FoxingInto It. Over It..[2][4]

Những nhóm có hướng đi thiên về hardcore punk gồm Pine,[15] Title Fight,[16] Such Gold[17][18]Small Brown Bike.[19]

Thời trang và tiểu văn hóa

sửa
 
Hai bạn trẻ emo một nam và một nữ đang ở cạnh nhau

Emo là một tiểu văn hóa riêng biệt khởi nguồn từ giới âm nhạc emo thành phố San Diego, nước Mỹ vào giữa thập niên 1990. Các ban nhạc và các bạn trẻ thuộc làng nhạc này thường được gọi với cái tên "Spock rock", ám chỉ mái tóc nhuộm đen duỗi thẳng của họ.[20] Thời điểm này, mốt thời trang emo là cắt tỉa gọn gàng và có xu hướng theo phong cách geek chic,[21] phổ biến với các bộ trang phục như cặp kính gọng dày, áo len gilê và áo len cardigan. Sau khi album "New Noise" của ban nhạc Refused được phát hành năm 1998, mốt tóc rủ xuống đã trở nên thịnh hành.[20]

Chịu ảnh hưởng từ các thành viên ban nhạc Eighteen Visions, dân emo vào đầu thập niên 2000 ngày càng gia tăng thử nghiệm với mái tóc của họ, tận dụng các lớp tóc dày, phủ hai bên bất đối xứng và cắt tóc dùng đến lưỡi dao cạo. Cắt tóc kiểu Bob và A-Line cũng thông dụng.[20] Một bài báo trên Honolulu Advertiser tháng 1 năm 2002 đã so sánh phong cách này với nghệ sĩ Fred Rogers, chỉ ra những khác biệt giữa hai phong cách emo và goth hay hip hop bao gồm: áo len cổ tim, sơ mi trắng và quần jean ôm vừa, vén gấu.[21] Báo Advertiser mô tả mốt thời trang emo với áo len, áo bó sát, kính gọng sừng (giống kiểu của nam nghệ sĩ Buddy Holly đã đeo), tóc nhuộm đen và quần jean không li.[21]

Mốt thời trang emo từ giữa cho đến cuối thập niên 2000 gồm có quần jean ôm dáng, áo thun bó sát (thường là ngắn tay, và thường đi kèm với tên của các ban nhạc emo), thắt lưng có vít cấy, giày sneaker hiệu Converse, lắc tay hiệu Vans và màu đen.[22][23] Kính gọng dày và gọng sừng vẫn còn hợp mốt,[22] cũng như mốt kẻ mắtsơn móng tay màu đen đã trở nên thịnh hành ở giữa thập niên 2000.[24][25] Mặt nổi tiếng nhất của mốt thời trang emo chính là kiểu tóc: duỗi thẳng nhiều lớp, thường là màu đen tuyền với những lọn tóc mái dài che phủ phần mặt,[23] vốn được gọi là mốt.[23] Mốt thời trang emo hay bị nhầm lẫn với tiểu văn hóa goth[26]scene.[27]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Greenwald, pp. 140–141.
  2. ^ a b c d e f g DeVille, Chris. “12 Bands To Know From The Emo Revival”. Stereogum. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ a b Ducker, Eric. “A Rational Conversation: Is Emo Back?”. NPR. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2013.
  4. ^ a b c d e Gormelly, Ian. “Handicapping the Emo Revival: Who's Most Likely to Pierce the Stigma?”. Chart Attack. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2013.
  5. ^ a b c d Cohen, Ian. “Your New Favorite Emo Bands: The Best of Topshelf Records' 2013 Sampler”. Pitchfork. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2013.
  6. ^ La Gorce, Tammy (ngày 14 tháng 8 năm 2007). “Finding Emo”. The New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2007.
  7. ^ Bunning, Shane (ngày 8 tháng 6 năm 2006). “The attack of the clones: an emo-lution in the fashion industry”. Newspace, University of Queensland, School of Journalism and Communication. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2007. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  8. ^ Stiernberg, Bonnie (ngày 13 tháng 3 năm 2007). “What is emo?”. The Daily illini. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2007. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  9. ^ Sands, Sarah (ngày 16 tháng 8 năm 2006). “EMO cult warning for parents”. The Daily Mail. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  10. ^ Walsh, Jeremy (ngày 18 tháng 10 năm 2007). “Bayside takes Manhattan”. Queens Time Ledger. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2007. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  11. ^ Greenwald pg 12
  12. ^ “Subject to Change 12" EP”. Kill from the Heart. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2015.
  13. ^ Cooper, Ryan. “Post-Hardcore - A Definition”. About.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2015.
  14. ^ “Rites of Spring | Biography”. AllMusic.
  15. ^ “Pine, The”. Discogs.
  16. ^ “Title Fight”. AllMusic. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013.
  17. ^ Such Gold - Allmusic
  18. ^ “Misadventures - Such Gold”. AllMusic.
  19. ^ The River Bed - Small Brown Bike: Allmusic
  20. ^ a b c Stewart, Ethan (25 tháng 5 năm 2021). “From Hardcore to Harajuku: the Origins of Scene Subculture”. PopMatters. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2021.
  21. ^ a b c Rath, Paula (8 tháng 1 năm 2002). “Geek chic look is clean cut”. The Honolulu Advertiser. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2016.
  22. ^ a b Adler & Adler 2011, tr. 171.
  23. ^ a b c Poretta, JP (3 tháng 3 năm 2007). “Cheer up Emo Kid, It's a Brand New Day”. The Fairfield Mirror. Bản gốc lưu trữ 12 Tháng Ba năm 2007. Truy cập 8 Tháng Ba năm 2007.
  24. ^ Shuster, Yelena (17 tháng 7 năm 2008). “Black Bangs, Piercings Raise Eyebrows in Duma”. The Moscow Times. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2017.
  25. ^ Thomas-Handsard, Artemis (6 tháng 12 năm 2016). “10 Emo Songs for People Who Don't Know Shit About "Emotional Hardcore". L.A. Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
  26. ^ “How are goths and emos defined?”. BBC News. 4 tháng 4 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2018.
  27. ^ Caroline Marcus "Inside the clash of the teen subcultures" Lưu trữ tháng 7 5, 2018 tại Wayback Machine Sydney Morning Herald March 30, 2008

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Emo