[go: up one dir, main page]

Họ Khỉ Cựu Thế giới

(Đổi hướng từ Cercopithecidae)

Khỉ Cựu Thế giới là tên thường gọi của một họ thuộc Bộ Linh trưởng tên là Cercopithecidae. Đây là họ linh trưởng lớn nhất, với 24 chi và 138 loài hiện đã được công nhận. Các chi khỉ Cựu Thế giới bao gồm khỉ đầu chó (chi Papio) và khỉ maca (chi Macaca). Các loài khỉ Cựu Thế giới khác là khỉ talapoin, khỉ guenon, khỉ colobus đen trắng, chà vá (chi Pygathrix), khỉ vervet, khỉ tim chảy máu, khỉ mangabey (một nhóm các chi), khỉ ngón cái ngắn, khỉ mặt chó, khỉ surili (Presbytis). Về mặt phát sinh, chúng có quan hệ gần gũi với loài vượn hơn là với khỉ Tân Thế giới. Chúng chuyển hướng từ một tổ tiên chung của loài khỉ Tân Thế giới khoảng 55 triệu năm trước.

Họ Khỉ Cựu Thế giới[1]
Thời điểm hóa thạch: Oligocene–Gần đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primates
Phân bộ (subordo)Haplorrhini
Phân thứ bộ (infraordo)Simiiformes
Tiểu bộ (parvordo)Catarrhini
Liên họ (superfamilia)Cercopithecoidea
Gray, 1821[2]
Họ (familia)Cercopithecidae
Gray, 1821[3]
Chi điển hình
Cercopithecus
Linnaeus, 1758
Các phân họ

Cercopithecinae - 12 chi
Colobinae - 11 chi

Chi chị em: Hominoidea

Hai loài thuộc chi Miopithecus là khỉ Cựu Thế giới bé nhất, với chiều dài đầu-thân 34–37 cm và nặng 0,7-1,3 kg. Lớn hơn cả là khỉ mặt chó đực, dài chừng 70 cm, nặng đến 50 kg.[4] Khỉ Cựu Thế giới đa dạng về đặc điểm khuôn mặt: một số có mõm, một số mũi tẹt; nhiều loài có dải màu trên mặt. Hầu hết các loài có đuôi, nhưng chúng không dùng để cầm nắm.

Khỉ Cựu Thế giới ngày nay là loài bản địa ở châu Phi và châu Á, sống ở nhiều môi trường khác nhau: từ rừng mưa nhiệt đới, xavan, rừng cây bụi đến môi trường núi cao. Chúng cũng từng có mặt khắp châu Âu trong quá khứ; dù ngày nay chỉ còn Macaca sylvanusGibraltar. Không rõ quần thể này là loài bản địa ở Gilbraltar, hay là do con người mang tới.

Khỉ ngón cái ngắn Nilgiri tại vườn quốc gia Periyar, Kerala, Ấn Độ

Một số loài khỉ Cựu Thế giới sống trên cây như khỉ Colobus đen trắng; số khác sống trên mặt đất, chẳng hạn như khỉ đầu chó. Hầu hết chúng ăn tạp, nhưng ưa ăn thực vật hơn. Đa số kiếm ăn theo cơ hội, ăn trái cây, nhưng cũng ăn tất cả những gì có sẵn (hoa, lá, củ, côn trùng, ốc sên, động vật có vú nhỏ[4] và cả thức ăn mà con người cho chúng).

Phân loại

sửa
 
Cercocebus torquatus non.
 
Semnopithecus hypoleucos
 
Trachypithecus johnii

Cercopithecidae gồm hai phân họ, CercopithecinaeColobinae.

Chú thích

sửa
  1. ^ Groves, Colin (16 tháng 11 năm 2005). Wilson D. E. và Reeder D. M. (chủ biên) (biên tập). Mammal Species of the World . Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins. tr. 152–178. ISBN 0-801-88221-4.
  2. ^ Gray, J.E. (1821). “On the natural arrangement of vertebrose animals”. London Medical Repository. 15 (1): 296–310.
  3. ^ Gray, J.E. (1821). “On the natural arrangement of vertebrose animals”. London Medical Repository. 15 (1): 296–310.
  4. ^ a b Brandon-Jones, Douglas & Rowell, Thelma E. (1984). Macdonald, D. (biên tập). The Encyclopedia of Mammals. New York: Facts on File. tr. 370–405. ISBN 0-87196-871-1.

Tham khảo

sửa