[go: up one dir, main page]

Cổng thông tin:Bóng đá

Trang chính   Cổng dự án   Thảo luận dự án
Cổng thông tin bóng đá
Bóng đá


Bóng đá (hay còn gọi là túc cầu, đá bóng, đá banh; tiếng Anh-Anh: association football hoặc ngắn gọn là football, tiếng Anh-Mỹ: soccer) là một môn thể thao đồng đội được chơi với quả bóng hình cầu giữa hai đội bao gồm 11 cầu thủ mỗi bên. Môn thể thao này có khoảng hơn 250 triệu người chơi ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến môn này trở thành môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Môn này chơi trên một mặt sân hình chữ nhật được gọi là sân bóng đá với một khung thành ở mỗi đầu. Mục tiêu là ghi bàn vào khung thành đối phương. Đội nào có số bàn thắng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

Bóng đá được chơi theo một bộ luật gọi là Luật bóng đá. Quả bóng có chu vi 68–70 cm (27–28 in). Hai đội thi nhau đưa bóng vào khung thành đội đối thủ (giữa cột dọc và dưới xà ngang), qua đó ghi bàn. Các cầu thủ không được phép dùng tay hoặc chạm tay vào bóng khi đang chơi, ngoại trừ thủ môn trong vòng cấm. Những cầu thủ khác chủ yếu dùng chân để tấn công hoặc chuyền bóng, nhưng cũng có thể sử dụng bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể ngoại trừ bàn tay và cánh tay. Đội nào ghi nhiều bàn thắng hơn vào cuối trận là đội chiến thắng; nếu cả hai đội ghi được số bàn thắng bằng nhau, tỷ số hòa được công nhận hoặc trận đấu sẽ bước vào hiệp phụ hay loạt sút luân lưu tùy theo thể thức thi đấu. Mỗi đội được dẫn dắt bởi một đội trưởng, người chỉ có trách nhiệm chính thức theo quy định của Luật bóng đá: đại diện cho đội của họ tung đồng xu trước khi bắt đầu trận đấu hoặc đá luân lưu.

Bóng đá thế giới được điều hành bởi Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA; tiếng Pháp: Fédération Internationale de Football Association), tổ chức các kỳ World Cup cho cả nam và nữ bốn năm một lần. Giải vô địch bóng đá nam thế giới bắt đầu diễn ra kể từ năm 1930, ngoại trừ năm 1942 và 1946 đã bị hủy bỏ do Chiến tranh thế giới thứ hai. Khoảng 190–200 đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu trong các trận đấu vòng loại thuộc phạm vi từng liên đoàn châu lục để giành được một suất tham dự vòng chung kết. Vòng chung kết, được tổ chức bốn năm một lần, có sự tham gia của 32 đội tuyển quốc gia tranh tài trong thời gian bốn tuần (con số này tăng lên 48 đội vào năm 2026). Đây là giải đấu bóng đá nam danh giá nhất thế giới cũng như là sự kiện thể thao có lượng người xem và theo dõi nhiều nhất trên thế giới, vượt qua Thế vận hội Mùa hè. Tương tự, Giải vô địch bóng đá nữ thế giới được tổ chức lần đầu kể từ năm 1991 mặc dù môn thể thao này đã được chơi bởi phụ nữ kể từ khi nó tồn tại. Kỷ lục có 1,12 tỷ người xem giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019 tại Pháp.

Những giải đấu danh giá nhất của các câu lạc bộ châu Âu là UEFA Champions LeagueUEFA Women's Champions League, thu hút lượng khán giả truyền hình đông đảo trên toàn thế giới. Trận chung kết của giải nam, trong những năm gần đây, là sự kiện thể thao thường niên được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Năm giải bóng đá vô địch quốc gia nam hàng đầu châu Âu là Premier League (Anh), La Liga (Tây Ban Nha), Bundesliga (Đức), Serie A (Ý) và Ligue 1 (Pháp). Thu hút hầu hết các cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, mỗi giải đấu có tổng chi phí tiền lương vượt quá 600 triệu bảng/763 triệu euro/1,185 tỷ đô la Mỹ. (Đọc thêm...)

Bài viết chọn lọc
Logo Giải vô địch bóng đá châu Âu 2012 bằng hoa
Giải vô địch bóng đá châu Âu năm 2012 (hay còn gọi là Euro 2012) là giải bóng đá vô địch châu Âu lần thứ 14, do Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tổ chức. Vòng chung kết được tổ chức tại Ba LanUkraina từ ngày 8 tháng 6 đến 1 tháng 7 năm 2012. Đây là lần đầu tiên, hai quốc gia này đăng cai giải đấu sau khi được lựa chọn bởi Ủy ban điều hành UEFA vào năm 2007.

Euro 2012 cũng là vòng chung kết cuối cùng có 16 đội tuyển tranh tài (kể từ Euro 2016 trở đi, sẽ có 24 đội vào vòng chung kết). Vòng sơ loại bao gồm 51 đội tuyển tham dự từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011. Giải được tổ chức tại 8 sân vận động, trong đó có 5 sân là được xây mới. Ngoài các sân vận động, hai nước chủ nhà còn đầu tư rất lớn vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như đường sắt và đường bộ, theo yêu cầu của UEFA.

Danh sách chọn lọc
Chân dung Pelé, tác giả của danh sách.
FIFA 100 là bản danh sách "những cầu thủ vĩ đại nhất còn sống" được lựa chọn bởi tiền đạo người Brasil Pelé (người được mệnh danh là "Vua Bóng Đá"). Ra mắt vào ngày 4 tháng 3 năm 2004 tại buổi lễ Gala tại Luân Đôn, FIFA 100 đánh dấu một phần của lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), tổ chức điều hành bóng đá toàn cầu.

Con số 100 là để chỉ lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của FIFA chứ không phải những cầu thủ được lựa chọn, số cầu thủ thực được lựa chọn là 125; Pelé được đề nghị lựa chọn ra 50 cầu thủ đang chơi bóng và 50 cầu thủ đã giải nghệ, cho tròn 100 cầu thủ, nhưng ông cảm thấy quá khó để hạn chế chỉ 50 cầu thủ đã giải nghệ. Danh sách bao gồm 123 cầu thủ nam và 2 cầu thủ nữ. Vào thời điểm FIFA 100 được lựa chọn, 50 cầu thủ vẫn còn đang chơi bóng và 75 thì đã giải nghệ.

Nhân vật chọn lọc
Terry năm 2009
John George Terry (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1980) là một huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh thi đấu ở vị trí trung vệ. Anh là cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Chelsea và từng là đội trưởng của đội bóng Chelsea cũng như đội tuyển Anh. Terry được bầu là Hậu vệ xuất sắc nhất năm của Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu hai lần vào năm 2005 và 2008, Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Hiệp hội Cầu thủ Chuyên nghiệp Anh năm 2005, và có tên trong danh sách FIFPro World XI 5 mùa giải liên tiếp, từ 2005 đến 2009. Ngoài ra, anh còn là cầu thủ đội tuyển Anh duy nhất có mặt trong đội hình tiêu biểu của Giải bóng đá vô địch thế giới 2006. Anh là một huyền thoại tại câu lạc bộ bóng đá Chelsea.

Năm 2007, Terry trở thành đội trưởng đầu tiên nâng cao chiếc cúp FA trên sân vận động Wembley mới sau khi Chelsea giành chiến thắng 1-0 trước Manchester United trong trận chung kết. Anh cũng là cầu thủ đầu tiên ghi bàn thắng trên sân vận động này khi đánh đầu mở tỉ số 1-0 trong trận giao hữu quốc tế với Brasil.

Hình ảnh chọn lọc
Các cầu thủ Chelsea bên cạnh chức vô địch Ngoại hạng Anh 2006
Các cầu thủ Chelsea bên cạnh chức vô địch Ngoại hạng Anh 2006
Tác giả: Người dùng Flickr Ray Boosen

Arjen RobbenPetr Čech của câu lạc bộ Chelsea F.C. giương cao chức vô địch giải Ngoại hạng Anh vào cuối mùa bóng 2005-06. Đây là mùa giải thứ hai liên tiếp Chelsea giành danh hiệu này.

Bạn có biết?
Cùng chung sức
Những việc cần làm
Những việc cần làm
  • Thêm mã {{chủ đề|Bóng đá}} vào đề mục "Xem thêm" của những bài viết liên quan đến bóng đá.
  • Tag mã {{Dự án Bóng đá}} vào trang thảo luận của những bài viết liên quan đến bóng đá.
  • Hợp tác với những thành viên khác tại Wikipedia:Dự án/Bóng đá và các tiểu dự án bóng đá liên quan khác...
Nội dung chọn lọc+chất lượng cao

Bài viết chọn lọc

Danh sách chọn lọc

Chủ điểm chọn lọc

6 bài viết
Danh sách chọn lọc Câu lạc bộ vô địch cúp châu Âu
Danh sách chọn lọc Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions League
Danh sách chọn lọc Cúp UEFA và Europa League
Danh sách chọn lọc Siêu cúp châu Âu
Danh sách chọn lọc UEFA Intertoto Cup
Danh sách chọn lọc UEFA Cup Winners' Cup

Bài viết tốt

Các chủ đề bóng đá
Chủ đề thể thao
Dự án Wikimedia liên quan

Các dự án chị em của Wikimedia Foundation cũng cung cấp thông tin hữu ích:

Wikibooks
Tủ sách

Commons
Kho hình ảnh

Wikinews 
Tin tức

Wikiquote 
Danh ngôn

Wikisource 
Văn thư

Wikiversity
Học liệu

Wiktionary 
Từ điển

Wikidata 
Cơ sở dữ liệu