Sterkfontein
Sterkfontein là một tập hợp các hang động đá vôi đặc biệt liên quan đến nhân chủng học-Cổ sinh vật học nằm ở Mulderdrift, gần thị trấn Krugersdorp thuộc tỉnh Gauteng, cách thành phố Johannesburg khoảng 40 kilômét (25 mi) về phía tây bắc, Nam Phi. Các địa điểm khảo cổ của Swartkrans và Kromdraai nằm trong cùng một khu vực. Sterkfontein là một Di sản Quốc gia Nam Phi và được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2000. Khu vực nó nằm được gọi chung là Cái nôi của nhân loại.[1][2] Hang Sterkfontein cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã bao gồm cả loài tò vò Belonogaster petiolata, một loài có sự hiện diện làm tổ lớn trong hang.
Sterkfontein, Cái nôi của nhân loại | |
---|---|
Vị trí | Gauteng, Nam Phi |
Tọa độ | 26°00′57″N 27°44′05″Đ / 26,0157°N 27,7346°Đ |
Thành lập | Di sản thế giới từ năm 2000 |
Một số hóa thạch họ Người sớm được tìm thấy ở đây trong vài thập kỷ qua. Những hóa thạch này được cho là của các chi Australopithecus, Homo và Paranthropus.
Lịch sử
sửaNó nằm trong một khu vực quần thể hang động đá vôi có tên "Cái nôi của loài người".Việc khai quật các hang động bắt đầu vào cuối thập niên 1890 bởi những người thợ mỏ khai thác đá vôi bỗng tìm thấy các hóa thạch và khiến các nhà khoa học chú ý.
Mãi cho đến năm 1936, học sinh của giáo sư Raymond Dart và Tiến sĩ Robert Broom từ Đại học Witwatersrand bắt đầu một cuộc khai quật. Rồi cũng trong năm ấy, các hang động Sterkfontein mang lại cho các nhà khảo cổ một loài mới, họ đặt tên cho loài này là Australopithecus africanus, loài này cũng một tổ tiên của con người. Họ tạm dừng trong khai quật trong Thế chiến II, nhưng sau khi chiến tranh, tiến sĩ Broom tiếp tục khai quật. Năm 1947, ông đã tìm thấy hộp sọ gần như hoàn toàn của một người phụ nữ. Ban đầu Broom đặt tên cho loài này là Plesianthropus transvaalensis (có nghĩa: Người đàn ông đến từ Transvaal), nhưng nó được biết đến nhiều hơn dưới cái tên: bà Pless. Bà Pless được ước tính có tuổi thọ từ thời kỳ Pliocen.
Năm 1997, lại một bộ xương của một họ người đầu tiên đã được tìm thấy trong các hang động bởi Ronald J. Clarke. Bộ xương này được đặt tên Little Foot (chân nhỏ), kể từ khi các bộ phận đầu tiên được tìm thấy vào năm 1995, Litte Foot được ước tính có tuổi thọ từ 3.300.000 năm trước. cuộc khai quật tiếp tục cho đến ngày nay và bây giờ thấy tổng số 500 Họ Người, làm cho Sterkfontein nổi tiếng nhất trong quần thể hang động đá vôi có tên "Cái nôi của loài người".
Năm 2000, UNESCO đã công nhận "Cái nôi của loài người" là Di sản thế giới.
Hình ảnh
sửa-
Các nhà khảo cổ ở phía trên lối vào Sterkfontein.
-
Lối vào hang động Silberberg chứa hóa thạch Little Foot
-
Hồ ngầm trong hang Sterkfontein, nơi một thợ lặn đã bỏ mạng tại đó
-
Một cái nhìn xuống hồ trong hang động
Tài liệu tham khảo
sửa- ^ “Sterkfontein Caves, Zwartkrans, Krugersdorp District 9/2/233/0004”. South African Heritage Resources Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2013.
- ^ “Fossil Hominid Sites of South Africa”. UNESCO World Heritage Centre. 7 tháng 11 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2018.
Tham khảo
sửa- Balter, Michael (ngày 14 tháng 3 năm 2014). “'Little Foot' Fossil Could Be Human Ancestor”. Science. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2018.
- Bruxelles, Laurent; Clarke, Ronald J.; Maire, Richard; Ortega, Richard; Stratford, Dominic (2014). “Stratigraphic analysis of the Sterkfontein StW 573 Australopithecus skeleton and implications for its age”. Journal of Human Evolution. 70: 36–48. doi:10.1016/j.jhevol.2014.02.014. ISSN 0047-2484. PMID 24698198.
- Curnoe, D. (2010). “A review of early Homo in southern Africa focusing on cranial, mandibular and dental remains, with the description of a new species (Homo gautengensis sp. nov.)”. HOMO – Journal of Comparative Human Biology. 61 (3): 151–177. doi:10.1016/j.jchb.2010.04.002. PMID 20466364.
- Herries, A.I.R.; Hopley, P.J.; Adams, J.W.; Curnoe, D.; Maslin, M.A. (tháng 12 năm 2010). “Letter to the editor: Geochronology and palaeoenvironments of Southern African hominin-bearing localities—A reply to Wrangham et al., 2009. 'Shallow-water habitats as sources of fallback foods for hominins'”. American Journal of Physical Anthropology. 143 (4): 640–646. doi:10.1002/ajpa.21389. PMID 20872806.
- Herries, Andy I.R.; Shaw, John (2011). “Palaeomagnetic analysis of the Sterkfontein palaeocave deposits: Implications for the age of the hominin fossils and stone tool industries”. Journal of Human Evolution. 60 (5): 523–539. doi:10.1016/j.jhevol.2010.09.001. ISSN 0047-2484. PMID 21392817.
- Herries, Andy I. R.; Pickering, Robyn; Adams, Justin W.; Curnoe, Darren; Warr, Ginette; Latham, Alf G.; Shaw, John (2013). “A Multi-Disciplinary Perspective on the Age of Australopithecus in Southern Africa”. The Paleobiology of Australopithecus. Vertebrate Paleobiology and Paleoanthropology. tr. 21–40. doi:10.1007/978-94-007-5919-0_3. ISBN 978-94-007-5918-3. ISSN 1877-9077.
- Keeping, Malcolm G (1997). “Social Behavior and Brood Decline in Reproductive-phase Colonies Of Belonogaster Petiolata (Degeer) (Hymenoptera: Vespidae)”. Journal of Insect Behavior. 10 (2): 265–78. doi:10.1007/bf02765559.
- Partridge, T. C.; Granger, D. E.; Caffee, M. W.; Clarke, R. J. (2003). “Lower Pliocene Hominid Remains from Sterkfontein”. Science. 300 (5619): 607–612. doi:10.1126/science.1081651. ISSN 0036-8075.
- Pickering, T.R.; Clarke, R.J.; Heaton, J.L. (2004). “The Context of Stw 573, an early hominid skull and skeleton from Sterkfontein M2: taphonomy and palaeoenvironment”. J. Hum. Evol. 46 (3): 277–295. doi:10.1016/j.jhevol.2003.12.001. PMID 14984784.
- Pickering, R.; Kramers, J.D. (2010). “Re-appraisal of the stratigraphy and determination of new U-Pb dates for the Sterkfontein hominin site, South Africa”. Journal of Human Evolution. 59 (1): 70–86. doi:10.1016/j.jhevol.2010.03.014. PMID 20605190.